So sánh mở rộng là gì

Bước quan trọng nhất trong cài đặt Google Ads [trước 07/2018 là Google Adwords] chính là lựa chọn tự khóa. Tại bước này, có nhiều loại đối sánh để bạn sử dụng tùy mục loại từ khóa bạn chọn. Vậy sử dụng các loại đối sánh trong Google Ads như thế nào Hiếu sẽ hướng dẫn bạn trong bài viết này.

Để minh họa cho các bạn dễ hiểu, Hiếu sẽ lấy một ví dụ là chúng ta sẽ quảng cáo để bán “máy rửa xe” tại khu vực Hồ Chí Minh nhé.

Tham khảo thêm

Đối sánh rộng là đối sánh mà chỉ cần có một từ trong đoạn khóa bạn nhập vào thì quảng cáo sẽ hiển thị. Không biệt có dấu hay không.

Đối sánh rộng

Ví dụ từ khóa: máy rửa xe. Thì trong tìm kiếm chỉ cần có chữ máy hay may thì quảng cáo cũng hiển thị. Chẳng hạn khi tìm máy hút bụi nó cũng hiển thị luôn. Rất lạc trôi đúng không.

Dùng đối sánh rộng rất nguy hiểm và mau hết ngân sách, để dùng đối sánh rộng an toàn thì bạn phải dùng chung với đối sánh phủ định. Bạn cũng cần phải thật hiểu sản phẩm của chính mình để lập ra một danh sách đối sánh phủ định.

Hiếu khuyên bạn không nên dùng đối sánh rộng mà hãy dùng đối sánh rộng có điều kiện.

Đối sánh rộng có điều kiện là đối sánh mà bắt buộc phải có tất cả các từ trong đoạn từ khóa bạn nhập thì quảng cáo mới hiển thị. Không phân biệt dấu hay không. Không phân biệt vị trí các từ. Và cú pháp phải có dấu “+” trước các từ.

Đối sánh rộng có điều kiện

Ví dụ từ khóa: +máy +rửa +xe. Thì khi tìm kiếm máy hút bụi sẽ không hiển thị vì không đủ 3 từ đó. Khi tìm rửa xe máy sẽ hiển thị vì không phân biệt vị trí các từ, nhưng sai sản phẩm bạn đang bán rồi. Khi tìm máy rửa xe Hà Nội sẽ hiển thị vì đầy đủ 3 từ đó nhưng bạn đang bán ở Hồ Chí Minh thì cũng lạc trôi rồi đúng không.

Vậy thì Đối sánh rộng có điều kiện tuy an toàn hơn đối sánh rộng bình thường nhưng mà vẫn phải dùng kết hợp với đối sánh phủ định thì mới an toàn tuyệt đối. Đối sánh rộng có điều kiện được dùng khá nhiều khi bạn có nhiều từ khóa dài mà bạn nghĩ khách hàng sẽ tìm, bạn hãy yên tâm dùng.

Đối sánh cụm từ là đối sánh mà quảng cáo sẽ hiển thị khi tìm từ khóa tìm kiếm có chứa cụm từ đó. Có phân biệt dấu. Cụm từ phải để trong dấu ngoặc kép.

Đối sánh cụm từ

Ví dụ từ khóa: “máy rửa xe”. Thì khi tìm rửa xe máy quảng cáo sẽ không hiển thị. Khi tìm giá máy rửa xe quảng cáo sẽ hiển thị. Khi tìm may rua xe hcm quảng cáo sẽ không hiển thị vì có phân biệt dấu. Khi tìm máy rửa xe cũ thì sẽ hiển thị nhưng bạn đang bán máy rửa xe mới cơ mà.

Đối sánh cụm từ được dụng khá nhiều vì nó an toàn. Giúp đảm bảo được đúng sản phẩm bạn đang bán. Tuy nhiên bạn cũng nên loại trừ một số tính từ bằng đối sánh phủ định.

Đối sánh chính xác là đối sánh mà quảng cáo sẽ hiển thị khi từ khóa tìm kiếm chứa đúng bằng từ khóa đó. Từ khóa phải dùng trong ngoặc vuông. Có phân biệt dấu.

Đối sánh chính xác

Ví dụ từ khóa: [máy rửa xe hcm]. Khi tìm máy rửa xe hcm quảng cáo mới hiển thị, còn lại tất cả đều không hiển thị.

Đối sánh chính xác vì quá an toàn nên có thể mất một lượng khách hàng tiềm năng của bạn. Chẳng hạn người ta tìm giá của sản phẩm bạn đang bán thì chẳng thấy được quảng cáo. Vì thến nê dùng chung với đối sánh rộng và đối sánh cụm từ.

Đối sánh chính xác ít được dùng. Bạn chỉ dùng khi bạn chắc chắn rằng khách hàng sẽ chỉ gìm từ khóa đó để mua sản phẩm của bạn.

Đối sánh phủ định là đối sánh mà quảng cáo sẽ không xuất hiện nếu từ khóa tìm kiếm chứa các từ này. Có dấu “-” phía trước các từ.

Đối sánh phủ định

Ví dụ từ khóa: -hà -nội. Thì khi tìm kiếm máy rửa xe hà nội, quảng cáo sẽ không hiển thị.

Đối sánh phủ định sẽ dùng kết hợp với các loại đối sánh trên để loại trừ bớt những từ khóa không đúng tính từ của sản phẩm bạn đang bán.

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã phân biệt được các loại đối sánh trong Google Ads [Google Adwords] rồi đúng không. Tóm lại chúng ta sẽ dùng đối sánh rộng có điều kiện và đối sánh cụm từ thường xuyên. Dùng kết hợp với đối sánh phủ định. Khi nào đã chắc chắn là khách hàng đã nhận thức được từ khóa thì ta sẽ dùng đối sánh chính xác. Nếu bạn cần giải đáp hay góp ý hãy bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm bài viết về chủ đề Đối sánh

Trong quảng cáo Google Ads, từ khóa Đối Sánh Rộng Có Điều Kiện là một dạng từ khóa mà chứa nhiều từ khóa trong đó theo một điều kiện được ràng buộc bởi các dấu + phía trước các từ trong từ khóa đó.

Từ khóa đối sánh rộng có điều kiện

Nếu như từ khóa đối sánh rộng không điều kiện có dạng: từ khóa đối sánh rộng

Thì từ khóa đối sánh rộng có điều kiện sẽ có dạng như vầy: +từ +khóa +đối +sánh +rộng

Các dấu +, – phía trước các từ trong đó là ràng buộc để khi khách hàng gõ từ khóa bất kỳ có chứa toàn bộ các từ phía trước dấu + thì quảng cáo của bạn sẽ được kích hoạt.

Đôi khi chúng ta cũng có thẻ sử dụng dạng như vầy: +từ +khóa +đối +sánh +rộng -phủ -định

Trường hợp ngược lại là có nghĩa là những từ khóa có chứa các từ phía sau đấu + thì quảng cáo sẽ được kích hoạt nhưng nếu từ khóa đó có chứa từ đứng sau dấu – thì quảng cáo sẽ không kích hoạt nữa.

Nếu như từ khóa đối sánh rộng không điều kiện [gọi tắt là từ khóa đối sánh rộng] nó quá rộng, khách hàng gõ những từ khóa có liên quan đến 1 phần của từ khóa thì quảng cáo cũng kích hoạt. Điều này có thể gây lãng phí tiền quảng cáo cho bạn vì có thể đã tiếp cận những người không có nhu cầu. Nếu họ click vào thì bạn tốn tiền, nếu họ không click vào thì bạn bị giảm CTR và giảm Điểm Chất Lượng.

Vậy thì từ khóa đối sánh rộng có điều kiện sẽ giúp thu hẹp phạm vi lại. Bắt buộc những từ khóa phải có chứa các từ được đưa ra thì quảng cáo mới kích hoạt. Điều này dễ tiếp cận được khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn.

Bên cạnh những mặt tốt của nó thì cũng có những mặt trái. Đó là nó vẫn còn khá rộng và vẫn có thể lãng phí tiền quảng cáo của bạn.

Ví dụ, từ khóa bạn cài đặt là: +điện +thoại +iphone +7

Khách hàng gõ “điện thoại iphone 7” thì sẽ kích hoạt quảng cáo. Nhưng khách hàng gõ “tôi không muốn mua điện thoại iphone 7” thì quảng cáo cũng kích hoạt.

Để khắc phục mặt trái của loại từ khóa này, bạn cần phải dự đoán những từ khóa đủ kiểu kiện để kích hoạt quảng cáo nhưng không phải là người có nhu cầu mua hàng và sau đó phủ định nó đi.

Bạn hãy tạo ra danh sách từ khóa phủ định mà trong đó có các từ khóa không phải là từ khóa của khách hàng mục tiêu. Ví dụ các từ sau: hướng dẫn, cách, miễn phí,… hoặc bạn không thích những người gõ chữ “giá rẻ” thì bạn có thể thêm cả từ “giá rẻ” vào danh sách từ khóa phủ định.

Trong quảng cáo Google Ads, còn có các loại đối sánh khác mà bạn có thể dùng. Đó là:

Nghĩa là khách hàng gõ đúng từ bạn cài đặt thì quảng cáo mới kích hoạt.

Nghĩa là khách hàng gõ từ gì mà có chứa cụm từ bạn đưa ra thì quảng cáo sẽ được kích hoạt.

Ví dụ, bạn cài đặt từ khóa là: “đối sánh cụm từ”

Và khách hàng gõ: từ khóa đối sánh cụm từ hoặc đối sánh cụm từ rất hay thì quảng cáo sẽ được kích hoạt.

Nếu bạn chưa quảng cáo thành thạo thì tốt hơn hết là bạn hãy dùng từ khóa đối sánh chính xác.

Khi bạn đã thành thạo và đã phủ định tốt các từ khóa không tiềm năng và ngăn chặn các click ảo tốt thì bạn hãy sử dụng loại đối sánh cụm từ.

Khi bạn giỏi hơn chút nữa thì bạn hãy dùng đối sánh rộng có điều kiện.

Tuyệt đối không sử dụng đối sánh rộng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài.

Chúc bạn thành công!

Bài 11: Cách thêm từ khóa từ keyword plan vào tài khoản

04:56

Bài 12: Công thức xếp hạng vị trí quảng cáo trên trang tìm kiếm

00:00

Bài 13: Cách đặt giá thầu thủ công sao cho mang lại hiệu quả nhất

06:58

Bài 14: Cách phân bổ tài khoản để tối ưu điểm 10 điểm chất lượng

16:23

Bài 15: Bí quyết viết mẫu Quảng Cáo Tìm Kiếm ấn tượng

15:30

Bài 17: Viết mẫu quảng cáo sử dụng thuật toán Keyword

04:13

Bài 16: Viết mẫu quảng cáo sử dụng thuật toán IF, ELSE

05:09

Bài 18: Viết mẫu quảng cáo sử dụng thuật toán đếm ngược thời gian

04:40

Bài 19: Viết mẫu quảng cáo sử dụng thuật toán biến đổi theo địa điểm

02:57

Bài 20: Phần mở rộng địa điểm của đơn vị liên kết

02:31

Bài 21: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng liên kết trang web

06:27

Bài 22: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng cấu trúc

03:22

Bài 23: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng

08:01

Bài 24: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng cuộc gọi

01:49

Bài 25: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng vị trí địa lý

04:06

Bài 26: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng giá

04:17

Bài 27: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng khuyến mại

03:00

Bài 28: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng ứng dụng

03:05

Bài 29: Cách khởi tạo tiện ích mở rộng chú thích

04:04

Bài 30: Các loại chiến lược giá thầu trong quảng cáo Google Ads

11:32

Bài 31: Cài đặt thời gian xem quảng cáo của người dùng

03:14

Bài 32: Cách kiểm tra từ khóa có hoạt động hay không ?

05:03

bài 33: Cài đặt thiết bị xem quảng cáo của người dùng

02:42

Bài 34: Cài đặt vị trí địa lý trong quảng cáo

07:06

bài 35: Cài đặt nhân khẩu học người dùng

06:43

Video liên quan

Chủ Đề