Tại sao trẻ sơ sinh hay phì nước bọt

Hỏi - 30/07/2019

Xin chào bác sĩ. Hiện tại bé nhà em được 3 tháng tuổi, lúc sinh 3k4 sau 3 tháng cân nặng được 6k8 Chiều dài là 60cm Khoảng gần đây bé hay phun bọt nước ở vùng miệng Dù hằng ngày mẹ vẫn vệ sinh rơ lưỡi sạch sẽ cho bé Hiện tại bé bú được 140ml/1 lần cách 4 tiếng Đi ngoài 3 ngày /1 lần , phân bình thường ko đặc cũng không lỏng, bé bú sữa công thức + sữa mẹ Bé hay nức cục và ợ hơi sau lần bú rất lớn. Hiện tại em đang EASY áp dụng cho bé quấn Ngủ và bật điều hòa 25độ ! Xin hỏi bs những vấn đề trên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? Xin cảm ơn ạ

Trả lời

Chào Ngọc Phượng,

Hiện tại cân nặng và chiều cao theo tháng tuổi của bé nhà mình đều đạt chuẩn em nhé. Em có thể tiếp tục cho con bú theo nhu cầu của bé, việc bé nấc cục và ợ hơi là bình thường em nhé, con ợ hơi là tốt vì con bú bình nên lượng hơi có thể vào nhiều hơn so với việc bú mẹ, ợ hơi sau khi bú giúp con tống lượng hơi ra ngoài tránh đầy bụng và ọc sữa. 

Trẻ sơ sinh tần suất đi ngoài cũng rất khác nhau, nên chủ yếu là em quan sát tính chất phân của con, nếu không quá cứng, con không phải rặn quá nhiều hoặc đau vùng hậu môn thì không phải là táo bón nên em yên tâm. 

Việc em áp dụng phương pháp EASY không vấn đề gì nếu con chấp nhận, và quan trọng là em thấy con ăn ngủ chơi tốt và tăng cân đều đặn thì là bình thường em nhé.

Chúc em và bé khỏe!

BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế

Thích phun mưa là một trong những sở thích của đa số trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh vài tháng tuổi đặc biệt thích phun mưa, nhiều bậc cha mẹ không hiểu nguyên nhân, tuy rằng cử chỉ này trông không được vệ sinh cho lắm nhưng cũng rất đáng yêu trong mắt ba mẹ.

Trẻ sơ sinh hay mút tay giảm nguy cơ dị ứng khi lớn lên và là 1 cách bé rèn trí thông minh

Nguồn hình: sohu

Tại sao em bé lại thích phun mưa?

Em bé thấy vui

Bước vào độ tuổi 2 – 4 tháng tuổi các mẹ sẽ thấy em bé của mình rất hay đùn nước bọt ra cửa miệng, nhiều bé thậm chì vừa phì bọt vừa thích thú phát ra âm thành mà dân gian gọi là hiện tượng trẻ sơ sinh phun mưa. Các bác sĩ cho biết, đây không chỉ là một sở thích rất “đời thường” của trẻ mà còn là một cột mốc phát triển về mặt ngôn ngữ, giao tiếp xã hội. 

Các tuyến nước bọt bắt đầu phát triển

Khi trẻ lớn hơn một chút, tuyến nước bọt của trẻ bắt đầu phát triển, do đó nước bọt được tiết ra trong miệng. Ngoài ra, trẻ sơ sinh phun  mưa nhiều là một tín hiệu vui về khả năng tập làm quen với những kỹ năng vận động như nhai, nuốt , ngậm miệng, uống nước bằng cốc… của trẻ trong tương lai.

Răng trẻ bắt đầu mọc

Ngày nay, trẻ mọc răng tương đối sớm, thường trẻ sẽ mọc răng rụng vào khoảng tháng thứ 4, khi mọc răng, nướu của trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy. Điều này tự nhiên khiến trẻ tiết ra nhiều nước bọt hơn trong miệng. Vì vậy, theo bản năng, bé sẽ tự tiết nước bọt ra khỏi miệng, và những em bé hiếu động, sẽ lấy đó là thú vui cho riêng mình bằng cách phun mưa.

Nguồn hình: sohu

Cha mẹ nên làm gì khi bé phun mưa

Làm sạch da mặt cho bé

Khi trẻ sơ sinh phun mưa, rất dễ khiến vùng da cạnh miệng bị ngấm nước bọt khiến da bé mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí dễ nổi mẩn đỏ khiến bé cảm thấy rất khó chịu. Cha mẹ cần nhanh chóng giúp bé lau sạch nước bọt bên cạnh miệng bằng khăn bông sạch, lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát qua lại, chỉ ấn nhẹ.

Chú ý đến sự sạch sẽ của tay trẻ

Bé sẽ có thói quen ăn tay trong vài tháng, bé thích dùng tay sờ vào nước bọt rồi đưa tay vào miệng. Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo vệ sinh tay cho trẻ, để vi khuẩn không xâm nhập vào bên trong, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Chuẩn bị đồ ngậm nướu cho bé

Khi mẹ thấy bé chảy nhiều nước miếng thì rất có thể đó là triệu chứng trẻ mọc răng, thời gian mọc răng của mỗi bé là khác nhau, để bé không khó chịu, mẹ có thể chuẩn bị đồ ngậm nướu cho bé để bé bớt khó chịu khi mọc răng.

Nguồn hình: sohu

Khi trẻ mọc răng mẹ cần chú ý những gì?

Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi

Canxi rất quan trọng đối với sự phát triển răng miệng của trẻ, để răng trẻ phát triển tốt hơn thì cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm chứa canxi, trong đó sữa là một lựa chọn rất tốt. Đồng thời, phốt pho cũng thúc đẩy rất nhiều đến quá trình phát triển răng của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn một số loại thức ăn tinh bột hoặc ngũ cốc, rất tốt cho cơ thể và răng miệng của trẻ.

Cắt thức ăn thành nhiều miếng càng tốt

Khi bé mới mọc răng, ba mẹ không nên cho bé ăn thức ăn quá cứng hoặc quá to, chắc chắn một số ba mẹ sẽ nghĩ rằng thời điểm này có thể tập khả năng nhai của bé. Nhưng trên thực tế, trẻ vừa mới mọc răng, lúc này răng còn rất yếu, phải bảo vệ để tránh các tác động ngoại lực, nếu không sẽ dễ làm hỏng răng. Vì vậy, hãy cố gắng cắt những miếng thức ăn lớn cho bé ăn, đó là một việc để bảo vệ răng của bé.

Nguồn hình: sohu

Chú ý đến sự kết hợp của thịt và rau

Dinh dưỡng của trẻ trong thực đơn hàng ngày cần được toàn diện và cân bằng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Ba mẹ không nên cho bé ăn luôn thịt vì nghĩ như vậy bé sẽ cứng cáp hơn mà nên cho bé ăn nhiều rau hơn trong khi ăn thịt, để thịt và rau được cân bằng. Ngoài ra, bé phải được bổ sung đủ lượng trái cây mỗi ngày, để dinh dưỡng cơ thể bé được toàn diện, để bé phát triển tốt hơn.

Nguồn hình: sohu

Nguyên tắc tăng dần

Khi trẻ mới mọc răng, thức ăn bổ sung của trẻ nên ở dạng lỏng, khi trẻ mọc nhiều răng hơn và cứng hơn, thức ăn bổ sung của trẻ có thể chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn.

Nguồn hình: sohu

Việc trẻ phun mưa là một trong những mốc phát triển quan trọng về khả năng giáo tiếp của bé. Thay vì lo lắng hay cho đó là việc mất vệ sinh thì các bậc cha mẹ nên tận dụng cơ hội này dạy bé thêm nhiều điều thú vị hơn, góp phần phát triển khả năng giao tiếp của bé được nhanh chóng.

Tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chảy nước miếng thường xuất hiện trong khoảng hai năm đầu đời. Đây được xem là một phần trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe quan trọng.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thông tin hữu ích về trường hợp này mà mẹ cần nắm rõ qua bài viết bên dưới nhé.

Vai trò của tuyến nước bọt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Việc tiết nước bọt đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sau đây là một vài vai trò của tuyến nước bọt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Giữ cho miệng trẻ luôn ẩm
  • Làm mềm thức ăn khi trẻ bắt đầu ăn đặc do trong nước bọt có chứa các enzym hữu ích giúp trẻ tiêu hóa thức ăn rắn.
  • Hỗ trợ chức năng nuốt do đặc tính trơn, nước bọt có thể giúp kết dính thức ăn với nhau và tạo điều kiện để trẻ dễ dàng nuốt hơn.
  • Bảo vệ răng của trẻ do trong nước bọt có chứa các protein giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giúp răng chắc hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa do nước bọt trung hòa axit trong dạ dày và giúp phát triển đầy đủ niêm mạc ruột của trẻ và bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi bị kích ứng.

Ngoài ra, việc chảy nước bọt còn là dấu hiệu của một vài sự phát triển ở trẻ như:

  • Dấu hiệu trẻ mọc răng
  • Dấu hiệu sự phát triển thể chất ở trẻ mới biết đi.
  • Tình trạng chảy nước miếng sau khi ngửi thấy mùi sữa hoặc mùi thức ăn, có nghĩa là khứu giác của trẻ đang phát triển.

10 nguyên nhân trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chảy nước miếng


Mỗi ngày, tuyến nước bọt sẽ sản xuất từ hai đến bốn lít nước bọt nhưng do cơ chế nuốt để giảm tích tụ mà người trưởng thành khó nhận thấy được lượng nước bọt tiết ra nhiều. Ngược lại đối với trẻ sơ sinh, các cơ trong khoang miệng vẫn chưa phát triển đầy đủ, trẻ không thể kiểm soát được hoàn toàn chức năng nuốt dẫn đến việc chảy nước miếng, ngay cả khi đang say giấc.

Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng được xem là lý do trẻ chảy nước miếng nhiều:

  1. Mọc răng: Khi bắt đầu mọc răng, những chiếc răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu có thể làm trẻ khó chịu và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường và dẫn đến tình trạng chảy nước miếng.
  2. Thường xuyên há miệng: Nếu trẻ có thói quen há miệng thường xuyên thì có thể không nuốt được nước bọt đều đặn, do đó có thể bị chảy nước miếng.
  3. Tập trung vào việc gì đó quá lâu: Khi tập trung quá mức vào một hoạt động gì đó, cơ thể trẻ có thể tăng sản xuất nước bọt lên nhiều hơn mức bình thường. Thêm vào đó, sự chú ý của trẻ lại không nằm ở việc phải nuốt lượng nước bọt đã tiết ra dư nên kết quả là trẻ bị hảy nước miếng.
  4. Thức ăn: Việc được nếm một số thức ăn chứa nhiều axit như cam, chanh, nho có thể kích thích tuyến nước bọt của trẻ sản xuất nhiều hơn. Điều này có thể khiến trẻ bị chảy nước miếng.
  5. Tổn thương hầu họng: Nhiễm trùng cấp tính liên quan đến miệng hoặc cổ họng như viêm nướu do vi rút herpes simplex hoặc coxsackievirus có thể gây tiết nước bọt quá mức. Các tổn thương khác ở hầu họng có thể gây chảy nước dãi vì đau hoặc khó nuốt. Chúng bao gồm viêm amiđan nặng, viêm nắp thanh quản, tổn thương niêm mạc miệng hoặc hầu họng.
  6. Tổn thương thực quản: Chảy nước dãi có thể do tắc nghẽn thực quản, chẳng hạn như có thể xảy ra khi trẻ bị thắt thực quản hoặc có dị vật trong thực quản.
  7. Trào ngược dạ dày thực quản: Van thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, hay đóng mở bất thường nên khiến bé bị nôn trớ. Do đó, khi trẻ bị tăng tiết và chảy nước dãi theo từng đợt thì cũng có thể là do trào ngược dạ dày thực quản.
  8. Thuốc và hóa chất: Các loại thuốc có thể gây tăng tiết nước bao gồm morphin, pilocarpine, methacholine, haloperidol và clozapine. Tăng tiết nước là một đặc điểm nổi bật của ngộ độc với các hợp chất thủy ngân, selen và organophosphat. Chảy nước dãi cũng có thể là do nhiễm độc cocaine hoặc phencyclidine. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, chảy nước dãi có thể xảy ra bất thường khi người mẹ đang cai nghiện chất kích thích.
  9. Trẻ mắc các bệnh về răng miệng: Đối với trẻ đã biết đi và mọc răng, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng kém có thể khiến bé bị sâu răng và tăng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
  10. Một số bệnh lý khác: Một vài bệnh lý như rối loạn thần kinh, bại não, rối loạn tự chủ di truyền [hội chứng Riley Day], hội chứng Rett… sẽ kèm theo triệu chứng tăng tiết nhiều nước bọt. Những căn bệnh này còn ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ gây khó nuốt, dẫn đến nhiều nước bọt hơn trong khoang miệng và chảy nước miếng là kết quả cuối cùng.

Bé chảy nước miếng nhiều theo từng giai đoạn phát triển như thế nào?

Từ 1 – 4 tháng tuổi

Trong 2 tháng đầu sau khi sinh, trẻ có thể không chảy nước miếng do thường được đặt nằm ở tư thế ngửa. Nhưng sau 3 tháng tuổi, trẻ đã biết xoay trở mình khi nằm [nằm nghiêng, nằm úp] nên tình trạng chảy nước miếng xuất hiện ở nhiều bé. Vì vậy, hầu hết trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi là rất bình thường.

Trong thời gian này, tình trạng chảy nước miếng của trẻ có thể được kiểm soát hơn so với trước đó nhưng vẫn sẽ tiếp diễn. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cầm đồ chơi cho vào miệng, tập nói… tình trạng chảy nước miếng có thể diễn ra nhiều hơn.

9 tháng

Giai đoạn mọc răng vẫn đang tiếp diễn nên việc này có thể kích thích bé chảy nước miếng nhiều.

15 tháng

Trong giai đoạn này, hầu hết trẻ nhỏ bắt đầu biết đi và chạy. Khi đó, trẻ có thể không chảy nước miếng nữa. Tuy nhiên, nếu như quá tập trung vào một hoạt động hay công việc nào đó, trẻ vẫn có thể chảy nước miếng.

18 tháng

Trẻ sẽ không chảy nước miếng khi tham gia các hoạt động thường xuyên nhưng có thể chảy khi đang ăn hoặc đang mặc quần áo…

24 tháng

Ở độ tuổi này, tình trạng trẻ bị chảy nước miếng đã được giảm hết mức hoặc gần như không còn xảy ra.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chảy nước miếng nên gặp bác sĩ khi nào?

Tuy chảy nước miếng là tình trạng bình thường nhưng nếu trẻ đã quá tuổi chảy nước miếng và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa. Việc nước miếng chảy quá nhiều có thể xảy ra do sự phối hợp kém giữa miệng và lưỡi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt ở trẻ.

Nhằm kết luận chính xác trẻ có chảy nước miếng quá mức không, các bác sĩ có thể kiểm tra một số vấn đề trước đó như:

  • Chuyển động xung quanh lưỡi và môi của trẻ
  • Tình trạng nuốt
  • Kiểm tra phản xạ tự nhiên của bé
  • Kiểm tra mũi
  • Kiểm tra tư thế và hàm của trẻ có vững vàng hay không.

Khi đó, bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp giúp trẻ kiểm soát tình trạng chảy nước miếng như:

  • Giúp trẻ tập tư thế khép môi
  • Giảm thực phẩm có tính axit khỏi chế độ ăn của trẻ
  • Cải thiện nhận thức về miệng và giác quan để giúp trẻ hiểu khi nào miệng hoặc mặt của mình bị ướt
  • Liệu pháp vận động miệng để tăng cường sức mạnh cho hàm, má và môi. Liệu pháp này sẽ giúp trẻ nuốt nước bọt đúng cách

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài, mẹ đã nắm rõ được các vấn đề liên quan đến tình trạng chảy nước miếng của bé cưng, biết được nguyên nhân do đâu và cách xử lý hiệu quả.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề