Hai bà trưng phát động cuộc khởi nghĩa ở đâu

Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống ngoại xâm, bảo vệ và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng. Mời các bạn cùng tìm hiểu Khởi nghĩa Hai Bà Trưng về trong bài viết dưới đây.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • 1. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • 2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • 3. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • 4. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • 5. Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống ngoại xâm, bảo vệ và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại độc lập cho đất nước trong gần 3 năm nhưng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa ấy lại vô cùng vĩ đại, tiếng vang của nó đời đời bất diệt. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

1. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

  • Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
  • Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn [nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội].
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê [nay thuộc Ba Vì – Hà Nội].

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

3. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

4. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tóm tắt

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

Chi tiết

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó". Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

Hiện nay, nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà Trưng để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có thể coi là dấu mốc cho các cuộc khởi nghĩa tiếp theo nổ ra, tiếp tục chống lại nhà Hán của nhân dân Việt Nam.

5. Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Xem thêm

  • Lịch sử Việt Nam thời kỳ Trưng Nữ Vương

Có lẽ mỗi người dân Việt Nam đều biết đến Hai Bà Trưng – hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Tinh thần quật khởi của Hai Bà Trưng đã góp phần hun đúc, rèn giũa ý chí, sức sống mãnh liệt của một dân tộc anh hùng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm nào?

Tiểu sử Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng là tên gọi thường được nhân dân Việt Nam sử dụng khi nói về hai nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn – Ba Vì – Sơn Tây – Hà Nội.

Không may chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bà dạy cho con nghề trồng dâu, nuôi tằm. Không chỉ vậy, bà còn nuôi dưỡng trong hai người con lòng yêu nước, chú trọng rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.

Nhờ vậy, Trưng Trắc trở thành một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách con trai lạc tướng huyện Chu Diên. Cuộc hôn nhân này đã làm cho thế lực của gia đình Trưng Trắc ngày càng lớn mạnh. Lo sợ trước sự ảnh hưởng của gia đình Trưng Trắc, Tô Định – viên thái thú của nhà Đông Hán, đã tìm cách giết chết Thi Sách.

Trước các chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc và hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Trưng Trắc quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập. Trước dàn ba quân bà khẳng định hùng hồn:

“ Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

Tháng 2 năm 40 sau Công Nguyên [tức năm Canh Tý], Trưng Trắc cùng với Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát [thuộc địa phận huyện Phúc Thọ – Hà Nội]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, những người yêu nước khắp nơi tụ nghĩa ở Mê Linh.

Trong nội dung tiếp theo của bài viết Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? Sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia thành hai lần.

Lần 1: Năm 40, sau Công nguyên

Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã từ Mê Linh tiến về xuôi, tiến đánh Luy Lâu [ nay là Thuận Thành – Bắc Ninh] – thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Do vô cùng căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán, nên khi chính quyền nhà Đông Hán bị đánh đổ ở Luy Lâu thì nhân dân các quận Cửu Chân [nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh], quận Nhật Nam [từ Hoành Sơn đến Quảng Nam] đã cùng tham gia đấu tranh.

Được nhân dân khắp nơi ủng hộ, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán tan vỡ đến đấy. Trước sức mạnh của nghĩa quân, bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào nổi dậy rộng lớn của quần chúng khắp nơi. Chỉ trong thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành. Cuộc khởi nghĩa thành công và giành độc lập trên phạm vi cả nước. Sau đó, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, thường được gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.  

Lần 2: Năm 42, sau Công nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

– Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.

– Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê [nay thuộc Ba Vì – Hà Nội].

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Kết quả và ý nghĩa lịch sử

Qua tìm hiểu Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào, ta thấy cuộc khởi nghĩa lần 1 vào năm 40 đã thắng lợi hoàn toàn. Tuy  nhiên, khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42, cuộc khởi nghĩa đã thất bại trong năm 43. Thắng lợi mà nghĩa quân Hai Bà Trưng giành được là nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự chỉ huy tài tình và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

Mặc dù thất bại vào năm 43 nhưng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa vô cùng to lớn:

– Sự thắng lợi trong năm 40 của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khôi phục được nền độc lập dân tộc của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.

– Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.

– Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung đã khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

Như vậy, bạn đọc đã nắm được Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được rằng dù đã hàng nghìn năm trôi qua, nhưng cuộc khởi nghĩa này vẫn để lại nhiều bài học quý giá cho người dân Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề