Hồ sơ, sổ sách giáo viên mầm non

DANH MỤC CÁC LOẠI HỒ SƠ SỔ SÁCH CÁC CẤP HỌC THEO ĐIỀU LỆ NHÀ TRƯỜNG

I. Đối với  trường Mầm non (Gồm 11 loại)

(Căn cứ Điều 25 VBHN số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015)

* Đối với nhà trường: (7 loại)

1. Hồ sơ quản lý trẻ em;

2. Hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập (nếu có);

3. Hồ sơ quản lý nhân sự;

4. Hồ sơ quản lý chuyên môn;

5. Sổ lưu trữ các văn bản, công văn;

6. Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính;

7. Hồ sơ quản lý bán trú;

* Đối với giáo viên: (4 loại)

1. Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em;

2. Sổ theo dõi trẻ: điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ;

3. Sổ chuyên môn: dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn (Bản giấy và điện tử);

4. Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

II. Đối với  trường Tiểu học (Gồm 14 loại)

(Căn cứ Điều 25 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020)

* Đối với nhà trường: (9 loại)

1. Sổ đăng bộ;

2. Học bạ học sinh (điện tử và in ra để ký duyệt khi kết thúc từng năm học, cấp học);

3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (điện tử và in ra khi kết thúc từng năm học, cấp học);

4. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học;

5. Sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;

6. Hồ sơ phổ cập giáo dục giáo dục; sổ theo dõi chống mù chữ và các loại hồ sơ, biểu bảng phục vụ công tác phổ cập giáo dục tiểu học và CMC theo quy định (sử dụng trên phần mềm của Bộ GD&ĐT và in ra khi kiểm tra và trình);

7. Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính;

8. Sổ quản lý các văn bản;

9. Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

* Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: (1 loại)

Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ

* Đối với giáo viên: (4 loại)

1. Kế hoạch bài học (bài soạn);

2. Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;

3. Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);

4. Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

III. Đối với trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông (Gồm 20 loại)

(Căn cứ Điều 21 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 05/9/20220)

* Đối với nhà trường: (14 loại)

1. Sổ đăng bộ.

2. Học bạ học sinh.

3. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).

4. Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

5. Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).

6. Sổ ghi đầu bài.

7. Số quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

8. Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.

9.  Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.

10. Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.

11.  Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.

12. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.

13.  Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.

14.  Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).

* Đối với tổ chuyên môn: (2 loại)

1. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).

2. Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.

* Đối với giáo viên: (4 loại)

1. Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

2. Kế hoạch bài dạy (giáo án).

3. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

4. Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Ghi chú:

Ngoài các loại hồ sơ sổ sách trên, Thủ trưởng các đơn vị, trường học không được đặt ra bất kỳ loại hồ sơ sổ sách nào khác cho giáo viên từ năm học 2020-2021

Các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên theo quy định

Nội Dung:

Câu hỏi: Tôi là một giáo viên đang giảng dạy ở tiểu học của tỉnh Bình Dương. Tôi xin hỏi nội dung sau: 1. Theo quy định bắt buộc thì giáo viên phải có những loại hồ sơ, sổ sách nào để phục vụ cho hoạt động chuyên môn? 2. Hiện tại ở trường chúng tôi thấy hồ sơ, sổ sách rất nhiều, nhưng các loại hồ sơ này không hiệu quả. Ví dụ như: - Yêu cầu giáo viên phải có Sổ sử dụng thiết bị. Mỗi giáo viên được nhà trường phát cho 1 cuốn in sẵn, ngày nào sử dụng gì thì ghi chép vào sổ, cuối tháng, cuối năm nhân viên thiết bị tổng hợp lấy số liệu để báo cáo. Trong khi đó nội dung chuẩn bị thiết bị đã có trong nội dung từng bài soạn rồi, nhiều khi giáo viên không sử dụng cũng ghi vào thì ai biết? Tôi thấy cuốn sổ nay chẳng có tác dụng gì cho công tác giảng dạy, nâng cao chuyên môn. - Sổ rèn chữ viết ..... rồi còn nhiều loại sổ khác nữa mà chỉ để phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn cấp trên. 3. Tôi đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu rõ ràng các loại sổ của giáo viên. Các trường không được để thêm các loại sổ khác theo ý chủ quan của cán bộ quản lý trường, Phòng GDĐT. Chúng tôi rất mất thời gian về các loại sổ sách vô ích này. Rất mong Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời:

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trả lời như sau: Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ GDĐT hợp nhất Thông tư Ban hành Điều lệ trường Tiểu học, tại Điều 30 đã quy định rõ Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường, trong đó, có quy định rõ các loại sổ đối với giáo viên. Từ năm học 2015-2016, Sở GDĐT đã ban hành Công văn số 1810/SGDĐT-GDTH ngày 13/10/2015 về việc hướng dẫn thống nhất các hoạt động chuyên môn cấp tiểu học. Nội dung công văn có quy định cụ thể các loại hồ sơ nhà trường, tổ khối và giáo viên. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho công tác quản lý chuyên môn, thống kê… trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể yêu cầu giáo viên cập nhật một số loại hồ sơ học sinh và nhà trường nhưng không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và phù hợp thực tế địa phương. Giáo viên có thể yêu cầu Hiệu trưởng triển khai lại văn bản này. Về Sổ rèn chữ, đây là một hình thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học (Tiểu học có dạy phân môn Tập viết (lớp 1,2,3) và Rèn chữ viết (lớp 4,5); bên cạnh đó, việc rèn viết giúp giáo viên nhận xét học sinh bằng hình thức viết vào vở tốt hơn, nhằm mục đích góp phần nâng cao năng lực đánh giá học sinh bằng nhận xét theo Thông tư 22 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường nào thực hiện đúng yêu cầu về quy định hồ sơ mà giáo viên vẫn có ý báo cáo “khống”, không thực hiện thực chất nhiệm vụ, giáo viên khác có thể phản ảnh trực tiếp với Hiệu trưởng nhà trường; nếu Hiệu trưởng trường nào tự ý đưa ra các loại sổ sách không phù hợp, không nhằm mục đích phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục thì giáo viên có thể phản ánh đến Phòng GDĐT trên địa bàn theo phân cấp quản lý để được giải quyết. Trân trọng!