Glucose 5 500ml là gì

Cập nhật: 05/07/2019 10:37 | Người đăng: Lường Toán

Khi cơ thể có những dấu hiệu chán ăn, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì nhiều người nghĩ ngay đến dịch truyền glucose 5 với mong muốn phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên nếu tự ý truyền dịch có thể gây nhiều biến chứng khó lường như phù tim, phổi, thậm chí có thể là mất mạng do người bệnh bị sốc phản vệ. Tác dụng của dịch truyền glucose 5 là gì?

Tác dụng của dịch truyền glucose 5

Glucose có tác dụng trong việc cung cấp thêm dung dịch có nồng độ đường khác nhau cho cơ thể khi bạn cần phải bổ sung nước. Bạn có dùng glucose để tiêm những loại thuốc khác. Loại thuốc này được dùng như một loại dung dịch vô trùng tiêm truyền tĩnh mạch. 

Tác dụng của dịch truyền glucose 5

Tham khảo thêm:

Cụ thể tác dụng của dịch truyền glucose 5:

  • Cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể
  • Giải độc trong trường hợp khẩn cấp, ngộ độc do Cyanide, thuốc ngủ, carbon dioxide, viêm gan hoặc xơ gan, sốc và trụy tim mạch.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể trong trường hợp cơ thể mất nước, mất máu do nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Là chất dẫn đề truyền thuốc vào cơ thể, thường được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật
  • Dùng để phòng ngừa và điều trị chứng nhiễm Ceton huyết với các trường hợp bị suy dinh dưỡng
  • Được dùng để làm giảm chứng glucose huyết.

Hiện nay có khoảng 20 loại dịch truyền cho cơ thể và được chia làm 3 nhóm cơ bản chính:

  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải bao gồm dung dịch natri clorua 0.9%,bicarbonate natri 1.4%, lactate ringer...được dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị mất nước và mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa hay ngộ độc…
  • Nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm dung dịch truyền glucose 5 %, 10%, 20%,30%, đồng thời còn dung dịch chứa các loại Vitamin, chất béo, đạm. Nhóm này còn được gọi là dịch truyền đạm cho cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, người vừa phẫu thuật, không thể ăn được bằng đường miệng hoặc không tiêu hóa được thức ăn…
  • Nhóm đặc biệt bao gồm huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, gelofusine, haes-steril và dung dịch cao phân tử...được dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần được bù nhanh các chất albumin hay lượng dịch giúp tuần hoàn trong cơ thể.

Từng nhóm dung dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong đó dịch truyền tĩnh mạch glucose 5 phù hợp với những người suy dinh dưỡng, ăn uống kém.

Trước khi tiến hành truyền đường thì cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu của các bác sĩ. 

Việc bù đường chỉ nên sử dụng khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Với nhiều loại dịch truyền glucose kể trên thì tùy vào mức độ thiếu các bác sĩ sẽ tiến hành bù đường phù hợp. Trong khi truyền dịch cần phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ với sự tiến triển của bệnh.

Những tác dụng phụ khi dùng dịch truyền glucose 5

Hầu hết tất cả những loại thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên nhiều người không mắc hoặc mắc phải những tác dụng phụ không đáng kể. Nếu bạn thấy những tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy khó chịu thì báo ngay với các bác sĩ khi thấy các dấu hiệu:

  • Vị trí tiêm bị sưng hoặc đau, đỏ
  • Tiểu nhiều

Một số dấu hiệu tác dụng phụ cần gọi ngay sự hỗ trợ chăm sóc y tế:

  • Lú lẫn
  • Một số phản ứng dị ứng nặng như nổi mề đay, phát ban, khó thở, sưng miệng, tức ngực, môi, mắt và lưỡi]
  • Bệnh nhân bị sưng bàn chân hoặc bàn tay
  • cơ thể suy nhược
  • Co giật hoặc bị co giật cơ

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ khi truyền dịch glucose. Mà không phải ai cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác không được đề cập đến ở trên. Trường hợp gặp phải những dấu hiệu bất thường cần giải đáp hãy liên hệ ngay với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những lưu ý khi dùng dịch truyền glucose 5 %

Không tự ý truyền dịch glucose 5

Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có thể tương tác với một số nguyên liệu khác. Đối với dịch truyền glucose 5 %, bận cần thận trọng khi dùng. Cần báo với các bác sĩ trong trường hợp:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào hoặc glucose nào.
  • Trường hợp bạn đang dùng thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược não
  • Nếu bạn đang có dự định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.

Tương tác với thuốc:

Một số loại thuốc tương tác với dịch truyền glucose 5 có thể làm thay đổi khả năng của thuốc và gia tăng các tác dụng phụ. Nên báo cho các bác sĩ về những tương tác của thuốc bao gồm thực phẩm chức năng, thuốc kê toa hoặc không kê toa. Không nên tự ý thay đổi liều dùng, tự ý ngưng sử dụng hoặc tự ý dùng khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.

Một số đồ ăn và thức uống có thể tương tác với glucose:

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng ượu, bia, thuốc lá hoặc thức ăn khi dùng thuốc

Về tình trạng sức khỏe, bạn cần báo cho các bác sĩ nếu như đang ở trong những trường hợp sau:

  • Bạn đang mắc phải tình trạng lẫn lộn, gặp vấn đề về trí nhớ hoặc xuất huyết ở cột sống hay trong đầu
  • Bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường và có mức galactose trong máu tăng cao

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn có được kiến thức bổ ích về dịch truyền glucose 5 được thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược HCM chia sẻ. Theo đó các bạn cần phải tuân thủ theo hưỡng dẫn của các bác sĩ tránh tự ý dùng, gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng. Chúc các bạn sức khỏe tốt!

Dịch truyền tĩnh mạch: Glucose 5%

THÀNH PHẦN

Cứ 100 mL dung dịch chứa:

Glucose Monohydrat ………………. 5,5g.

Nước cất pha tiêm…………………...vừa đủ 100 ml.

Giá trị calo kJ/l……………………….850.

Giá trị calo kcal/I……………………..200.

Nồng độ áp lực thẩm thấu mOsm/l…278.

DẠNG BÀO CHẾ

Dung dịch truyền tĩnh mạch.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Chai nhựa 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml.

DƯỢC LỰC HỌC

Các dung dịch glucose nồng độ thấp là thích hợp để pha loãng các thuốc do glucose là chất nền tự nhiên của tế bào các cơ quan, được chuyển hoá ở mọi nơi. Trong điều kiện sinh lý glucose là carbohydrat cung cấp năng lượng quan trọng nhất với lượng calo là 17 kJ/g hay 4 kcal/g, ở người lớn, nồng độ glucose bình thường trong máu được báo cáo là 60 - 100 mg/100 ml, hay 3,3 - 5,6 mmol/I [khi đói].

Rồi loạn sử dụng glucose [không dung nạp glucose] có thể xảy ra trong điều kiện chuyển hoá bệnh lý. Các trường hợp này chủ yếu là đái tháo đường và tình trạng stress chuyền hoá [ví dụ như trong và sau phẫu thuật, bệnh nặng, chắn thương], suy giảm hap thu glucose do hooc môn, điều này thậm chí có thể gây tăng đường huyệt mà không có sự cung cấp chất nền từ bên ngoài.

Tăng đường huyết - tuỳ thuộc vào mức độ nặng của nó - có thể dẫn đến mất dịch qua thận theo áp lực thẩm thấu rồi dẫn đến mắt nước nhược trương, các rối loạn do tăng áp lực thẩm thấu và có thể dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Khi truyền đầu tiên glucose sẽ vào trong lòng mạch sau đó sẽ vào trong nội bảo.

Trong quá trình thuỷ phân glucose được chuyển hóa thành pyruvat hoặc lactat. Lactat có thể lại được đưa từng phần vào chuyển hoá glucose [vòng CORI]. Trong tình trạng ưa khí pyruvat được oxy hoá hoàn toàn thành cacbondioxid và nước. Sản phẩm cuối cùng của sự oxy hoá hoàn toàn glucose được bài tiết qua phổi [cacbon dioxid] và thận [nước].

CHỈ ĐỊNH

Cung cấp năng lượng.

Tình trạng mât nước ưu trương.

Giảm Glucose huyết.

Làm dung dịch vận chuyển cho các thuốc khác.

LIỀU DÙNG

Người lớn: Tùy theo nhu cầu người bệnh:

+ Glucose 5%: tối đa 40 ml/kg thể trọng/ngày.

+ Tốc độ truyền: tối đa 1,7 giọt/kg thể trọng/phút ~ 5 ml/kg thể trọng/giờ.

 Trẻ em: Nhu cầu trung bình bình/kg thể trọng/ngày.

+ Năm tuổi đầu tiên: 8 - 15 g Glucose.

+ Năm tuổi thứ 2:

+ Năm tuổi thứ 3 - 5: 12 - 15 g Glucose.

+ Năm tuổi thứ 6 - 10: 12 g Glucose.

Tốc độ truyền: Glucose 5% : tối đa 180 giot/kg thể trọng/giờ.

Đường dùng:Truyền tĩnh mạch.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh đái đường [trừ trường hợp bị giảm Glucose - máu].

Không dung nap Glucose.

Mất nước nhược trương nếu lượng chất điện giải bị thiếu hụt không được bù đắp.

Tình trạng thừa nước.

Tình trạng giảm Kali máu.

Nhiễm toan.

THẬN TRỌNG

Cân bằng Glucose - máu, các chất điện giải và nước cần được theo dõi thường xuyên. Các chất điện giải cần được bổ sung cho đủ nhu cầu. Tính tương hợp của bất kì chất nào bổ sung vào các dung dịch trên cần kiểm tra trước khi sử dụng.

Không được truyền dung dịch Glucose qua bộ dây truyền dịch đã hoặc nghi ngờ đã sử dụng để truyền máu vì xảy ra nguy cơ ngưng kết giả.

SỬ DỤNG TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Truyền nhanh dung dịch chứa 25 g glucose hoặc nhiều hơn dẫn đến nhiễm toan cho thai nhi va tăng insulin huyết, giảm glucose huyết và vàng da sơ sinh. Do đó được khuyến cáo hạn chế truyền, không vượt quá 6 g glucose trong 1 giờ ngay trước khi sinh, cho đến khi tốc độ truyền an toàn được thiết lập.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY

Chưa được biết đến.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chưa được biết đến.

TƯƠNG KỴ

Trước khi pha thêm bắt cứ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.

Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Có thể xảy ra hiện tượng tăng đường huyết và thất thoát qua thận trong trường hợp khả năng dung nạp Glucose bị giảm. Bình thường có thể ngăn chặn được các hiện tượng trên bằng cách giảm liều và/hoặc tiêm Insulin.

Nếu dùng liều vượt quá qui định, nồng độ Bilirubin và Lactat có thể tăng cao. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Triệu chứng

Quá liều có thể dẫn đến tình trạng ứ nước, mất cân bằng điện giải và kiềm - toan, tăng đường huyết, và tăng áp lực thẩm thấu huyết thanh [dẫn đến hôn mê do tăng đường huyết, tăng áp lực thảm thấu].

Điều trị cấp cứu, giải độc

+ Phụ thuộc vào loại và mức độ nặng của các rối loạn.

+ Ngừng truyền, bổ sung chất điện giải, dùng thuộc lợi tiêu hoặc insulin.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nơi khô, có nhiệt độ không quá 30°C.

Mỗi chai chỉ sử dụng một lần, không dùng nữa phải bỏ. Dung dịch vô trùng, không có chất gây sốt.

Không được sử dụng nếu chai bị rò rỉ hoặc dung dịch không trong suốt.

Để xa tầm tay trẻ em.

HẠN DÙNG

36 tháng kế từ ngày sản xuất.

Không sử dụng thuôc đã quá hạn ghi trên nhãn.

TIÊU CHUẨN

B.P 2015.

Video liên quan

Chủ Đề