Giới thiệu về công ty Samsung Bắc Ninh

Giới thiệu về công ty Samsung Bắc Ninh

Tọa lạc tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (Samsung Electronics Vietnam Company Limited - SEV) chính thức khai trương nhà máy sản xuất đầu tiên của mình vào ngày 28/10/2009, với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến gần 700 triệu USD. Đây là nhà máy sản xuất ĐTDĐ có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam và cũng là nhà máy sản xuất ĐTDĐ lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung (chỉ sau nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Hàn Quốc) với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm ĐTDĐ cho thị trường toàn cầu của Samsung.Từ khi đi vào hoạt động, SEV đã nhanh chóng đạt được những thành tích đầy ấn tượng và trở thành một trong những dự án đầu tư thành công nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu. Từ tháng 7/ 2009 đến tháng 9/2010, năng lực sản xuất của SEV đã tăng hơn 6 lần từ 1 triệu sản phẩm/tháng lên hơn 6 triệu sản phẩm/tháng. Theo kế hoạch đến năm 2012, SEV sẽ cung ứng đến 100 triệu sản phẩm/năm cho các kênh phân phối của Samsung, trở thành một trong những nhà máy sản xuất ĐTDĐ hàng đầu thế giới của tập đoàn Samsung.Dây chuyền sản xuất ĐTDĐ tại SEV được Samsung Electronics đầu tư và thử nghiệm với những công nghệ mới nhất. Theo kế hoạch, đến tháng 9/2011, dây chuyền sản xuất ĐTDĐ thứ hai của SEV sẽ chính thức đi vào hoạt động. Dây chuyền sản xuất này có tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng thay đổi theo sản phẩm; từ máy tính bảng có thể chuyển sang sản xuất smartphone và ngược lại rất nhanh. Nhờ đặc tính này, năng suất sản xuất sẽ cao hơn và nhà máy có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay SEV đang được triển khai thành một khu công nghiệp phức hợp của Samsung, với hai nhà máy sản xuất pin điện thoại và máy hút bụi cũng đã được SEV đưa vào hoạt động ngoài nhà máy sản xuất ĐTDĐ.Cũng như nhà máy sản xuất ĐTDĐ Samsung tại Hàn Quốc, SEV đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 về chất lượng và quy trình sản xuất. Các công đoạn từ việc gắn các chip lên bản mạch chính đến cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng… đều được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, tự động hóa rất cao với những hệ thống tự động hiện đại phối hợp theo dây chuyền, được điều khiển từ hệ thống máy tính chủ. Kết thúc quá trình là khâu kiểm nghiệm chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ chịu nhiệt, chịu shock điện cao thế, độ va đập cơ học… để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải là những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, các nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam để cung ứng cho việc sản xuất tại SEV cũng phải đạt tiêu chuẩn khắt khe của Samsung cũng như của các thị trường trên toàn cầu.Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2009, SEV đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Chưa đầy một năm sau khi đi vào sản xuất, tháng 9/2010 SEV đã đạt cột mốc kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của các dự án đầu tư của Samsung Electronics tại Việt Nam và của mối quan hệ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc.Dự án của SEV cũng đã và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội vĩ mô của tỉnh Bắc Ninh và các vùng kinh tế lân cận. Hiện tại, SEV đang tạo việc làm cho 13.000 nhân viên, công nhân tại tỉnh Bắc Ninh và thu hút hơn 30 dự án vệ tinh với số vốn đầu tư lên đến 250 triệu. Samsung sẽ tiếp tục đầu tư cho SEV để trở thành một khu tổ hợp công nghệ cao mang tên Samsung Complex trong giai đoạn 2015-2020. Theo ước tính, Samsung Complex sẽ thu hút hơn 200 công ty vệ tinh với 50% là công ty Việt Nam để đầu tư, cung cấp nguyên phụ liệu.


Giới thiệu về công ty Samsung Bắc Ninh

Các cột mốc của Samsung Electronics Việt Nam (SEV)10-04-2009 Bắt đầu sản xuất điện thoại di động


15-04-2009 Xuất khẩu lô hàng điện thoại di động đầu tiên

07-07-2009 Đạt sản lượng 1 triệu điện thoại di động / tháng

08-2009 Đưa vào hoạt động xưởng ép và sơn vỏ điện thoại

09-2009 Nhận chứng nhận ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007

10-2009 Nhà máy sản xuất điện thoại di động chính thức được khánh thành

04-2010 Đạt sản lượng 2 triệu điện thoại di động / tháng

07-2010 Đạt sản lượng 3 triệu điện thoại di động / tháng

09- 2010 Đạt sản lượng 6 triệu điện thoại di động / tháng

09-2010 Kim ngạch xuất khẩu đạt mốc 1 tỷ USD

09-2011 Đưa vào dây chuyền sản xuất thứ 2 để cung ứng 100 triệu sản phẩm/năm

theo kế hoạch đến 2012

---------------------------------------------------------------

THÔNG TIN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI CỦA SEV


Bộ phận SMD của SEV rất hiện đại, đặc biệt là máy Chip Mounter, được xem là hiện đại nhất của công nghệ SMD. Bộ phận này đang được dùng để sản xuất những dòng điện thoại cao cấp của Samsung như Galaxy S II, Galaxy Tab, Wave...

- Máy loader, có nhiệm vụ đưa tcp vào tầng dây chuyền

- Máy printer có trách nhiệm in kem thiếc lên bo mạch

- Máy kiểm tra, kiểm tra chất lượng bảng mạch sau khi in, những bảng mạch nào in không tốt sẽ được loại ra ngoài và chờ xử lý lại.

- Máy Chip Mounter, rất quan trọng trong dây chuyền SMD, có nhiệm vụ gắn tất cả những linh kiện ở dạng standard lên bo mạch: chip, trở tụ, main chip, CPU...

- Máy AOI, có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sau khi gắn linh kiện lên bo mạch

- Máy Reflow, có nhiệm vụ gia nhiệt nóng để in thiết gắn chặt vào bo mạch

- Máy SAOI, có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng linh kiện sau khi đã đi qua máy Reflow, nếu chất lượng không tốt sẽ được loại ra ngoài.

- Máy Label, có nhiệm vụ in barcode gắn lên điện thoại, mỗi điện thoại là 1 code number.

- Máy function test, có nhiệm vụ kiểm tra tất cả chức năng của điện thoại như nguồn, khả năng bắt sóng, âm thâm...

- Máy Bolding, có nhiệm vụ bôi keo lên VJ, giúp điện thoại chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng.

- Máy có nhiệm vụ gia nhiệt để làm khô sau máy bolding.

- Máy Router. Để nâng cao năng suất thì mỗi bo mạch gồm các phần của 6 điện thoại, nhiệm vụ của máy này là cắt từng bo mạch của mỗi điện thoại.

Chấm dứt công đoạn inline SMB.

Đến công đoạn TBA, công đoạn này có nhiệm vụ gắn tất cả những linh kiện mà Auto SMB không thể gắn được ví dụ loa, speaker, mô-tơ... tất cả thao tác là do công nhân làm. Ở đây có hàn và lắp ráp -> máy function test của công đoạn TBA, có nhiệm vụ kiểm tra tất cả chức năng của điện thoại như FM Radio, earphone, speaker...



Phòng oversea

- Kiểm tra xuất hàng (trước khi xuất ra nước ngoài, phải kiểm tra tất cả các hạng mục.

1. Aging

- Cho điện thoại vào một môi trường 40 độ C, là môi trường hiện tại chúng ta đang sử dụng, kiểm tra trong 8 tiếng xem có vấn đề gì không.

2. Kiểm tra HOE

- Kiểm tra về các chức năng phần cứng của điện thoại, kiểm tra về sóng, chất lượng cuộc gọi.

3. Phòng kiểm tra

- Kiểm tra độ bền của sản phẩm, có 14 hạng mục kiểm tra:

o Rocket: kiểm tra rơi, kiểm tra độ bền của máy khi bị rơi (độ cao kiểm tra là 1m52 – độ cao ngang với tầm tay của người Việt Nam), rơi 16 mặt khác nhau (16 lần, mỗi lần là 1 mặt rơi).

o Auto rocket: kiểm tra rơi tự động trong trường hợp là mình mang điện thoại trong tay ở độ cao 50cm trong 200 lần. Mục đích là kiểm tra độ bền về cơ khí, các chức năng hoạt động có ổn định hay không.

o Nhiệt độ - độ ẩm: có 2 hạng mục là kiểm tra sự thay đổi điều kiện đột ngột của môi trường: 50 độ C, 95% độ ẩm trong 2 giờ sau đó đột ngột thay đổi xuống -20 độ C và 0% độ ẩm; thứ 2 là kiểm tra trong điều kiện môi trường khắc nghiệt là 50 độ C, 95% độ ẩm trong 24 tiếng. Kiểm tra nhiệt độ - độ ẩm áp dụng cho điện thoại đã hoàn chỉnh và cả linh kiện.

o Kiểm tra nguyên vật liệu: kiểm tra độ mài mòn, lớp sơn của điện thoại. Mình sẽ cho rất nhiều loại hóa chất khác nhau vào, sau đó cho các loại linh kiện vào ngâm trong vòng 1 tiếng. Sau đó kiểm tra xem sơn có bị bong ra hay không.

o Kiểm tra hơi muối: muối được đun nóng lên trong 1 tiếng, sau đó kiểm tra vỏ điện thoại (hầu hết bằng nhựa hoặc kim loại) xem nó có vấn đề gì không, có bị mài mòn, ăn mòn không.

o Kiểm tra sốc nhiệt: có 2 chế độ nhiệt (buồng nóng là 85 độ C – buồng lạnh là -40 độ C). Khi kiểm tra sẽ cho nguyên vật liệu vào kiểm tra trong 60 tiếng (30 tiếng trên lạnh và 30 tiếng dưới nóng – chuyển đổi đột ngột, 1 tiếng ở trên, 1 tiếng ở dưới).

o Kiểm tra ****r và speaker: dùng phần mềm để kiểm tra về tần số, biên độ.

o Kiểm tra set điện thoại hoàn chỉnh: kiểm tra độ ổn định của phần mềm. Thử nghiệm tất cả các chức năng của điện thoại. Kiểm tra 4 tiếng/set.

o Carton box: dùng để đóng gói sản phẩm trước khi xuất ra thị trường. Kiểm tra về chịu lực, độ mài mòn.

o Kiểm tra nguồn: để kiểm tra xem việc bật tắt nguồn có ổn định không (200 lần bật tắt nguồn. Nếu nó ổn định là xuất ra thị trường.

o Kiểm tra độ bền của máy gập: máy sẽ được gập liên tục trong 40.000 lần (tương đương với tuổi thọ dùng trong 2-3 năm, đó là dùng nhiều; nếu dùng ít thì là 5-7 năm).

o Kiểm tra USB và sốc điện: điện áp là 9kv, sẽ được bắn vào các điểm trên điện thoại, xem sự tĩnh điện đó có ảnh hưởng gì đến điện thoại hay không.

o Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của sóng điện từ phát ra: nếu mức độ nằm trong giới hạn cho phép thì được xuất hàng ra thị trường, nếu không thì sẽ phải hủy tất cả.