Giấy xác nhận tham gia tình nguyện chống dịch tại địa phương

Sau thảm họa, mọi người cùng nhau giúp đỡ. Để sử dụng hiệu quả nhất những đóng góp của quý vị, điều quan trọng là phải tuân thủ các quy định này về quyên tặng và hoạt động tình nguyện có trách nhiệm. Để tìm danh sách các tổ chức đáng tin cậy có thể sử dụng hiệu quả nhất các khoản đóng góp hào phóng của quý vị bằng tiền, hiện vật và thời gian, hãy truy cập trang web Các Tổ Chức Tình Nguyện Hoạt Động Trong Thảm Họa.

Giấy xác nhận tham gia tình nguyện chống dịch tại địa phương

Xem trang COVID-19 của chúng tôi để biết những đề nghị chi tiết về cách giúp ứng phó đại dịch.

Tiền Mặt Là Tốt Nhất

Các khoản đóng góp tài chính cho các tổ chức khắc phục thảm họa được công nhận là cách đóng góp nhanh nhất, linh hoạt nhất và hiệu quả nhất. Các tổ chức tại thực địa biết cần những vật dụng gì và số lượng bao nhiêu, thường mua số lượng lớn có giảm giá và, nếu có thể, mua qua các doanh nghiệp tại địa phương có thảm họa, điều này hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Xác Nhận Những Khoản Đóng Góp Gì Là Cần Thiết

Hàng hóa KHÔNG cần thiết sẽ tạo ra gánh nặng đối với khả năng của các tổ chức địa phương trong việc đáp ứng các nhu cầu đã xác nhận của người sống sót, tốn công sức lao động quý giá của tình nguyện viên, năng lực vận chuyển và kho bãi. 

Các nhu cầu quan trọng thay đổi nhanh chóng. Xác nhận với các tổ chức đáng tin cậy TRƯỚC KHI thu gom. Hãy nhớ:

  • Đóng gói và dán nhãn cẩn thận
  • Xác định địa điểm giao hàng
  • Bố trí phương tiện vận chuyển

Kết Nối với Tình Nguyện Viên

Đừng tự đến các khu vực thảm họa. Các tổ chức đáng tin cậy hoạt động ở khu vực bị ảnh hưởng sẽ biết ở đâu cần tình nguyện viên và có thể đảm bảo sự an toàn, huấn luyện và chỗ ở thích hợp cho tình nguyện viên

Kiên Nhẫn

Quá trình phục hồi kéo dài lâu hơn nhiều so với sự chú ý của truyền thông. Sẽ có nhu cầu về tình nguyện viên trong nhiều tháng, thường là nhiều năm, sau thảm họa — nhất là khi cộng đồng bước vào giai đoạn hồi phục lâu dài. Sự giúp đỡ của quý vị thường là cần thiết rất lâu sau thảm họa, khi mà những người khác có thể đã quên nó.

Ông Nguyễn Mạnh Đạt - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết: "Trên địa bàn phường có số lượng cư dân đông, lên đến gần 34.000 người. Vừa qua có tình trạng quá tải trong việc thực hiện các thủ tục, cấp giấy xác nhận tình trạng khỏi bệnh COVID-19, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) tại trạm y tế phường, bởi đây là nơi thực hiện thủ tục, trích cấp cho người dân có nhu cầu trong khi, trên địa bàn phường có nhiều trường hợp F0.

Trước tình trạng đó, phường đã huy động thêm lực lượng sinh viên tình nguyện từ Đại học Khoa học Tự nhiên, Cao đẳng Công thương đến hỗ trợ trạm y tế trong việc nghe điện thoại nhập liệu, hỗ trợ hành chính cho người dân...; tăng cường thêm số điện thoại hotline; ứng dụng khai báo điện tử trực tuyến đễ hỗ trợ khai báo y tế …"

Trước đó, nếu như những ngày cao điểm có khoảng 500 trường hợp F0 mỗi ngày, số người dân ra thực hiện thủ tục mỗi ngày lên tới 200 đến 300 người; những ngày gần đây đã có sự giảm tải. Khi có tình trạng đông người, phường đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức phân luồng, bố trí thêm 1 địa điểm tại Ban Chỉ huy Quân sự phường ở ngay sau trạm y tế để hỗ trợ người dân đến thực hiện các thủ tục, để giảm tải, không tập trung đông người.

Giấy xác nhận tham gia tình nguyện chống dịch tại địa phương
Đoàn sinh viên tình nguyện tại quận Thanh Xuân

Ông Lê Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân, cho biết: "Thời gian cao điểm, có phường trên địa bàn quận tiếp nhận lên đến hàng nghìn thông tin người dân khai báo F0/ngày, gây quá tải cho hệ thống y tế cơ sở. Cán bộ trạm y tế còn phải thực hiện các thủ tục hành chính như: Làm tờ trình cách ly, hồ sơ điều trị, cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHYT, giấy xác nhận tình trạng khỏi bệnh cho các F0...

Vừa qua, Trung tâm Y tế đã tham mưu UBND quận, Sở Y tế, kêu gọi các lực lượng hỗ trợ cho y tế cơ sở. Chủ tịch UBND các phường đã điều động các lực lượng hỗ trợ cho y tế phường, chủ yếu khâu giải quyết các thủ tục hành chính cho trạm y tế, nhất là tiếp nhận điện thoại người dân thông báo, hướng dẫn phần mềm quản lý F0".

Giấy xác nhận tham gia tình nguyện chống dịch tại địa phương
Người dân quét mã QR để đăng ký nhận giấy hưởng BHXH tại Trạm Y tế

Người dân nắm được thông tin, thực hiện theo hướng dẫn đã giảm tải bớt công việc cho nhân viên y tế. Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn quận cũng cử các sinh viên tình nguyện đến hỗ trợ trạm y tế các phường, giảm tải phần nào công việc cán bộ trạm y tế.

Ngày 16/12/2021, Bộ Y tế Việt Nam có Công văn số 10688/BYT-MT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày và các trường hợp nhập cảnh khác theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế hoặc có thoả thuận hợp tác song phương) từ ngày 01/01/2022 như sau:

1. Yêu cầu chung phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh:

– Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi (Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận).

– Thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh; Khi nhập cảnh Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam (đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì khuyến khích sử dụng).

– Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (gồm vợ/chồng, con) chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19 (tiêm miễn phí) trong thời gian thực hiện cách ly (nếu đủ điều kiện).

– Đối với đoàn khách nhập cảnh Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao: thực hiện theo Đề án đón đoàn.

– Thực hiện chi trả chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và các chi phí liên quan khác (nếu có) trong phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.

2. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với các trường hợp cụ thể:

2.1. Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19[1] (Xin nhấn vào đây để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19):

– Trong 03 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh: người nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú (gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh, …); không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.

– Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

2.2. Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19:

– Thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

– Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là trẻ em), người từ 65 tuổi trở lên (sau đây gọi chung là người cao tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế): được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc (sau đây gọi chung là người chăm sóc). Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như đối với người nhập cảnh.

3. Yêu cầu phòng, chống dịch khác:

a) Yêu cầu về vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú

– Đối với người nhập cảnh: trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú phải thực hiện nghiêm quy định 5K.

– Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển người nhập cảnh: hạn chế dừng, đỗ dọc đường; Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

b) Yêu cầu về cách ly tại nơi lưu trú nêu tại mục 2.2 Công văn này: thực hiện theo Công văn số 5599/BYT-MTngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19; Trường hợp nơi lưu trú không đáp ứng các điều kiện cách ly tại nhà thì người cách ly phải thực hiện cách ly tập trung tại khách sạn hoặc tại cơ sở cách ly tập trung khác (theo quy định của địa phương) theo thời gian cách ly tương ứng đối với từng đối tượng nêu tại Công văn này.

c) Yêu cầu trong thời gian theo dõi sức khỏe: luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K (đeo khẩu trang, khai báo y tế, khử khuẩn tay thường xuyên, không đến nơi đông người, không tụ tập); Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng, … thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

d) Ngoài việc thực hiện các yêu cầu nêu tại Công văn này, phải thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 nêu tại các văn bản khác có liên quan.

đ) Khuyến khích tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày thứ 1 kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

4. Kiểm tra và công nhận Chứng nhận tiêm chủng, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19:

– Về việc kiểm tra và công nhận Chứng nhận tiêm chủng COVID-19, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 ở nước ngoài (hoặc hộ chiếu vắc xin) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

– Về việc công nhận và kiểm tra Chứng nhận tiêm chủng COVID-19, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 ở Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Thời gian áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh theo Công văn này kể từ ngày 01/01/2022.

[1] (i) Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn đối với từng loại vắc xin được cấp phép (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có Chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc xin đã được Việt Nam công nhận (hoặc hợp pháp hoá/xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền nếu loại Giấy đó chưa được công nhận để sử dụng trực tiếp tại Việt Nam) hoặc (ii) Đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp R.T-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và đã khỏi bệnh (có giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia/vùng lãnh thổ điều trị cấp).