Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Dải hội tụ nhiệt đới là gì?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với VN

5 (100%) 1 vote

Chắc hẳn chúng ta đã không ít lần nghe thấy thuật ngữ “dải hội tụ nhiệt đới” trong các bản tin thời tiết. Hằng năm, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của rất nhiều từ loại hình thời tiết này. Vậy theo bạn, dải hội tụ nhiệt đới là gì? Nó thường ra trong khoảng thời gian nào và gây ảnh hưởng như thế nào? Cùng theo dõi ngay những thông tin trong bài viết bài đây để hiểu chi tiết hơn nhé!

Nội dung chính

  • Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
  • Các kiểu mô hình dải hội tụ nhiệt đới
    • Loại 1: 
    • Loại 2
    • Loại 3
  • Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu Việt Nam như thế nào?
    • Vào đầu mùa hạ
    • Vào giữa và cuối mùa hạ
  • So sánh frông với dải hội tụ nhiệt đới
    • Giống nhau
    • Khác nhau

Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Dải hội tụ nhiệt đới là gì?

Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do hiện tượng hội tụ của tín phong hai bán cầu. Tín phong của 1 bán cầu với bán cầu còn lại vượt qua xích đạo đổi hướng, tín phong mỗi bán cầu với đới tín phong gió tây xích đạo mở rộng.

Hiểu một cách đơn giản, dải hội tụ nhiệt đới là hiểu hình thời tiết không tốt, được hình thành khi các khối nóng ẩm có hướng gió khác nhau ở bán cầu Bắc tiếp xúc với bán cầu Nam.  Bên cạnh đó, nó cũng được xem là một dải áp thấp có sự tương tác với các vùng áp thấp ngoài biển tạo thành. Thông thường, có tới 80% bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành trên các dải hội tụ nhiệt đới.

Dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động chủ yếu trong khu vực nội chí tuyến. Nó có thể di chuyển xuống phía Nam hoặc lên phía Bắc dựa theo sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Các kiểu mô hình dải hội tụ nhiệt đới

Về cơ bản, dải hội tụ nhiệt đới tồn tại với 3 mô hình hoạt động là:

Loại 1: 

Nằm gần sát xích đạo. Mô hình này thường xảy ra ở Đại Tây Dương khi tín phong ở cả 2 bán cầu gặp nhau ở gần xích đạo. Loại dải hội tụ nhiệt đới gần sát xích đạo có tần suất cao, tồn tại ngay trên bản đồ gió trung bình toàn cầu ở miền xích đạo ĐTĐ. 

Trong dải hội tụ nhiệt đới này, dải may tích và mây vũ tích tạo thành dải với mật độ không đều nhau. Chiều rộng trung bình của dải mây khoảng 200 – 300m, chiều dài rất lớn, thậm chí có trường hợp dài gần như bao quanh Trái Đất.

Loại 2

Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây ra mưa bão

Dải hội tụ nhiệt đới này là kết quả của sự hội tụ giữa tín phòng Nam bán cầu sau khi vượt qua xích đạo, chuyển hướng thành gió tây nam và tín phong đông bắc Bắc bán cầu. Điểm đặc biệt của loại dải hội tụ nhiệt đới này là nằm cách xa đường xích đạo. Nhờ khoảng cách này, lực Coriolis đủ lớn để tạo thành các xoáy thuận thể hiện qua các xoáy mây trên ảnh chụp vệ tinh.

Với dạng hội tụ nhiệt đới loại 2 này, Đông Nam Á và biển Đông là những vị trí thường xuyên xuất hiện nhất. Những xoáy thuận trên dải hội tụ nhiệt đới chính là nhiễu động ban đầu cho sự hình thành bão trên biển Đông.

Loại 3

Mô hình dải hội tụ nhiệt đới này được tạo thành khi gió tín phong ở 2 bán cầu hội tụ với gió tây xích đạo mở rộng. Đây được gọi là dải hội tụ kép với dải hội tụ phụ nằm ở Nam Bán Cầu, dải hội tụ chính ở Bắc Bán Cầu.

Dải hội tụ nhiệt đới loại 3 có cường độ phát triển nhỏ hơn dải hội tụ được hình thành ở phía Bắc. Chúng thường ít thấy hơn so với hai loại trên và chỉ xảy ra ở những khu vực có gió tây xích đạo biểu hiện rõ.

Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu Việt Nam như thế nào?

Nếu bạn đã hiểu rõ dải hội tụ nhiệt đới là gì, vậy theo bạn dải hội tụ nhiệt đới đã gây ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Việt Nam?

Thực tế, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với một bên là gió Tây Nam, bên còn lại là gió tín phong Đông hoặc Đông Nam từ biển Đông (Thái Bình Dương) thổi vào. Thông thường, dải hội tụ nhiệt đới ở Việt Nam được hình thành từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, khi bắt đầu mùa hạ.

Vào đầu mùa hạ

– Gió mùa Tây Nam ở khối khí nhiệt đới ẩm bắc Ấn Độ Dương trên vịnh Ben – gan hoạt động mạnh mẽ. Luồng gió này sẽ thổi đến nước ta và hội tụ với gió tín phong Bắc bán cầu, tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chạy dọc theo hướng kinh tuyến.

Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Các đới gió mùa ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam

Do gió Tây Nam trên vịnh Ben – gan hoạt động mạnh mẽ hơn đã đẩy gió tín phong Bắc bán cầu ra xa. Vì vậy, dải hội tụ nhiệt đới thường xuất hiện chủ yếu ở khu vực phía Nam nước ta.

=> Vào mùa hạ, nước ta xuất hiện loại hình thời tiết dải hội tụ nhiệt đới, gây ra mưa đầu ùa trên phạm vi cả nước, mưa lớn nhất ở 2 khu vực Tây NGuyên và Nam Bộ. Bên cạnh đó, chúng còn gây mưa tiểu mãn cho khu vực Trung bộ. Thậm chí, dải hội tụ nhiệt đới còn gây ra hiện tượng gió phơn khô nóng ở khu vực phía Nam Tây Bắc và Trung Bộ, tùy thuộc vào vị trí tương đối của dải hội tụ so với nước ta.

Vào giữa và cuối mùa hạ

Do áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu hoạt động mạnh mẽ nên gió Tín phong Nam bán cầu sau khi thổi vượt qua đường xích đạo, thổi lệch vào nước ta và tạo thành gió mùa Tây Nam. Đồng thời, tại đây nó hội tụ với gió Tín phong Bắc bán cầu và hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới, chạy dọc theo chiều của vĩ tuyến.

Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Dải hội tụ nhiệt đới gây mưa nhiều trên phạm vi cả nước

Vì vậy, vào giữa và cuối mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới sẽ gây mưa lớn trên phạm vi cả nước, hoạt động chậm dần từ Bắc vào Nam theo hướng chuyển động của Mặt Trời. Cụ thể là tháng 8 ở Bắc Bộ, tháng 9 – 10 ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

So sánh frông với dải hội tụ nhiệt đới

Giống nhau

Giải hội tụ nhiệt đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Frông nóng và Frông lạnh

Điểm giống nhau của Frông và dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí đều có hướng gió khác nhau.

Khác nhau

Frông Dải hội tụ nhiệt đới
– Là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác nhau về mặt vật lý và hướng gió.

– Có sự thay đổi về mặt nhiệt độ ở những khu vực mà Frông đi qua.

– Hình thành mưa từ sự gặp nhau khối không khí nóng và lạnh rồi bị đẩy lên cao.

– Hoạt động thường xuyên ở khu vực có khí hậu ôn đới.

– Trên mỗi bán cầu sẽ có 2 Frông cơ bản, đó là địa cực và ôn đới.

– Là nơi gặp mặt của hai khối khí nóng ẩm chỉ khác nhau về hướng gió.

– Ít có sự thay đổi về mặt nhiệt độ ở những nơi mà dải hội tụ nhiệt độ đi qua.

– Hình thành do áp thấp.

– Hoạt động thường xuyên ở khu vực xung quanh xích đạo.

– Trên Trái Đất chỉ có duy nhất 1 dải hội tụ nhiệt đới. Khu vực có dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có khả năng gây mưa nhiều hơn so với Frông.

>>> Bài viết tham khảo: So sánh là gì? Có mấy loại so sánh? Tác dụng của so sánh

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp và đưa ra câu trả lời cho vấn đề “dải hội tụ nhiệt đới là gì, thời gian hoạt động và những ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam” Mong rằng những thông tin mà Thegioimay đã chia sẻ trong bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu, tham khảo. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào khác, hãy để lại với phần bình luận để chúng mình giải đáp giúp bạn nhé!