Giá trị hiện thực và nhân đạo của Rừng xà nu

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Rừng xà nu

Trả lời:

Quảng cáo

- Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi được thể hiện ở đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu:

+ Đề tài có ý nghĩa lịch sử: sự vùng dậy của dân làng Xô Man chống lại Mĩ Diệm.

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc.

+ Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại.

- Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách

- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết [già làng], kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể "khan" - sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài "khan" được kể như những bài hát dài hát suốt đêm.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

    Vợ nhặt được rút ra từ tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1945. Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, đồng thời cũng là một những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân và thể hiện đầy đủ quan điểm sáng tác của tác giả. Tác phẩm thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo.

    Trước hết giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm 1945 phần lớn người dân đã bị đẩy tới cái chết. Kim Lân đã tập trung tất cả bút lực của mình để tạo dựng bối cảnh, không khí nạn đói ấy. Trong văn ông cái đói, cái chết đã hiện hình, nổi cộm sắc nét tạo nên những ám ảnh ghê rợn. Ấn tượng về cái đói cái chết đã được Kim Lân tạo dựng từ nhiều yếu tố, nhưng ấn tượng nhất là thị giác, khứu giác và thính giác. Ở thị giác, ông đã hai lần sử dụng hình ảnh đầy sức ám ảnh: bên cạnh những người chết như ngả rạ, là những người còn sống vật vờ như những bóng ma. Ở đây cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, giữa sự sống và cái chết là gianh giới vô cùng mong manh. Nạn đói đã vắt kiệt toàn bộ sự sống của con người để hiện hình thành những bóng ma dật dờ. Ở khứu giác, cái đói cái chết trong văn Kim Lân không chỉ nhìn thấy mà còn có thể ngửi thấy đó là mù gây của xác người và mùi khét lét của các nhà đốt đống dấm. Còn thính giác cũng là những ấn tượng ghê rợn. Âm thanh của những đàn quạ liên thanh cất lên, là tiếng hờn khóc tỉ tê của những gia đình có người chết.

    Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực còn được thể hiện trong thân phận rẻ rúng của những người nông dân nghèo. Người đàn bà chết đói, người gầy sọp đi, hai mắt trũng sâu vào, vì cái đói, vì miếng ăn đã đồng ý lấy Tràng một cách nhanh chóng. Chính cái đói đã khiến người đàn bà ấy mất đi danh dự, sự e thẹn vốn có của một người con gái, mà trở thành một kẻ chỏng lỏn, vì miếng ăn sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng của mình. Chỉ với vài bát bánh đúc và một lời nói vu vơ, thị đã chạy đến híp mắt cười tình, đánh mất đi sự ê lệ, kín đáo và chấp nhận về làm vợ của Tràng khi không hề biết đến tính cách, con người của Tràng ra sao. Trong hoàn cảnh bị cái đói, cái chết dồn đuổi, thị sẵn sàng bám víu vào bất cứ thứ gì đảm bảo sự sống cho thị. Những chi tiết mà Kim Lân miêu tả đã cho thấy, người vợ nhặt là một người nông dân khốn khổ, bị đẩy đến bước đường cùng nên nhân cách và lòng tự trọng đã bị tha hóa.

    Đám cưới với mỗi người là một nghi thức quan trọng nhất trong cuộc đời, nhưng đám cưới của Tràng và người vợ nhặt lại diễn ra hết sức sơ sài, sơ sài đến mức đáng thương. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới là nồi cháo cám đắng ngắt mà mọi người ngồi ăn không ai nói với nhau một câu.

    Nhưng bên cạnh những mảng màu xám ngắt của hiện thực, ta còn thấy tác phẩm ánh lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong tăm tối, khi cái đói đeo đuổi tất cả mọi người, tưởng chừng như người ta chỉ quan tâm đến sự sống chết của mình, thì người nông dân Việt Nam vẫn sẵn sàng giang tay cứu vớt những con người có số phận bất hạnh hơn mình. Nó thể hiện rất rõ truyền thống yêu thương đùm bọc “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.

    Tấm lòng nhân đạo của nhà văn trước hết thể hiện trong sự bao dung, tình yêu thương mẹ con Tràng giành cho người vợ nhặt. Tràng mặc dù có ngoại hình xấu xí nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người. Dù chỉ làm công việc tạm thời, không có ruộng đất nhưng Tràng sẵn sàng mua đồ ăn cho người đàn bà không quen biết. Tràng thương cảm cho người đàn bà khi nhìn thấy hình dáng tiều tụy hẳn đi của thị. Và nhất là Tràng còn đồng ý đem người đàn bà ấy về nhà làm vợ của mình, dù trong Tràng lúc ấy cũng thoáng chút lo âu. Việc lấy vợ của Tràng không phải là một chuyện ngẫu nhiên mà đó là cả một mạch vận động hợp lí. Lần đầu gặp gỡ, Tràng lần đầu tiên nhận được sự quan tâm, đó là cái híp mắt cười tình của một người con gái. Đến lần thứ hai, Tràng xót xa khi người đàn bà phốp pháp lần trước đã biến mất, thay vào dó là một kẻ quần áo rách như tổ đả, gầy hẳn đi. Sự thay đổi bất ngờ nhanh chóng ấy đã dấy lên trong Tràng lòng thương cảm, với bản chất lương thiện và sự đồng cảm của những người đồng cảnh ngộ, Tràng đã nhanh chóng quyết định đưa người phụ nữ đó về nhà để làm vợ của mình. Quyết định nhanh chóng, bất ngờ đó vừa thể hiện khát khao hạnh phúc của Tràng, vừa là sự cứu mang, nghĩa cử cao đẹp mà Tràng dành cho người phụ nữ khốn khổ, bất hạnh hơn mình.

    Lấy vợ là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tràng, bằng những cử chỉ hết sức đơn giản, nhưng cũng đủ cho thấy sự trân trọng của Tràng với người vợ nhặt. Anh cho chị ăn một bữa thật no, mua một cái thúng con và mua ít dầu về đốt cho sáng. Hành động mua hai hào dầu đó còn như thắp lên một tương lai, hi vọng mới cho hai vợ chồng. Đặc biệt, sáng hôm sau khi lấy vợ, Tràng đã có những sự thay đổi hoàn toàn. Tràng thấy trong người lửng lơ, một niềm vui khó tả, khi lần đầu tiên được sống và cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình. Và niềm hạnh phúc đó đã dẫn đến những biến chuyển trong nhận thức của Tràng, Tràng dấy lên tinh thần trách nhiệm với gia đình. Ý thức được vai trò trụ cột của mình, cùng tham gia với vợ và mẹ để xây dựng cuộc sống mới.

    Còn với bà mẹ của Tràng, có con dâu trong hoàn cảnh éo le này làm bà vô cùng ngỡ ngàng, nhưng sau giây phút bất ngờ, bà đã hiểu ra mọi chuyện. Bằng tình yêu thương với người con trai, sự cảm thông với người vợ nhặt bất hạnh, bà hiểu rằng người ta chỉ dựng vợ gả chồng khi ăn nên làm ra, chứ không ai lấy vợ trong cái đói. Nhưng cùng với tình yêu thương con bà còn tự trách mình, thân phận làm mẹ nhưng lại không lo nổi hạnh phúc cho con. Thương con, lo lắng cho con bao nhiêu bà lại càng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận người đàn bà kia bấy nhiêu. Bà không nhìn người con dâu mới bằng ánh mắt cay nghiệt, phán xét mà là cái nhìn đầy cảm thông, bao dung: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”. Như vậy, bà cụ không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử cao cả thiêng liêng mà còn là hiện thân của tình người ấm áp, bao dung, bà đã đưa bàn tay yêu thương để nâng đỡ bao bọc cho những thân phận khốn khổ dù cuộc sống của mình còn muôn vàn khó khăn.

    Không dừng lại ở đó, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được nhìn nhận từ góc của người vợ nhặt. Người phụ nữ này bị cái đói dồn đuổi đến bước đường cùng, nhưng với lòng ham sống, cô đã cố bám víu đến cùng, cho dù phải biến thành thân phận vợ nhặt. Khát khao được sống đó cho thấy một trái tim khỏe mạnh, một nghị lực sống kiên cườing và bền bỉ ở người phụ nữ này. Như vậy, qua ba nhân vật Tràng, bà mẹ và cô vợ nhặt Kim Lân đã một lần nữa khẳng định lối sống nhân ái, giàu tình cảm và lòng vị tha của nhân dân ta. Không chỉ vậy, trong họ còn tồn tại sức sống mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi đói khổ, khó khăn.

    Cuối cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở cuối bài với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong sự tiếc rẻ của nhân vật Tràng. Chắc chắn với tinh thần lành mạnh, lòng yêu cuộc sống Tràng và vợ sẽ tham gia hoạt động cách mạng. Hình ảnh lá cờ đó như một gợi mở về tươi lai tương sáng đang đón đợi họ ở phía trước.

    Bằng nghệ thuật miêu tả bậc thầy, Kim Lân đã vẽ ra bức tranh hiện thực tàn khốc về nạn đói năm 1945, khi mạng người bị rẻ rúng đến cùng cực. Nhưng đằng sau bức tranh hiện thực đen tối ấy là ánh sáng của lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự bao bọc, chở che lẫn nhau giữa những con người khốn khổ. Sự hòa quyện giữa hai giá trị hiện thực và nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung ThànhMở bài:Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và Mĩ. Vì gắn bó với chiến trường Tây Nguyên nên ông hiểu biết sâu sắc vàviết rất thành công về thiên nhiên và con người ở vùng đất này. Rừng xà nu là tácphẩm nổi bậc nhất của ông trong giai đoạn kháng Mĩ cứu nước.Thân bài:Tác phẩm được viết năm 1965, in trong tập Trên quê hương những anh hùng ĐiệnNgọc. Thời gian này Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam, và tiến hành đánh phá ácliệt ra miền Bắc, chiến trường Tây Nguyên cũng đang hồi sôi động. Cả nước đangtrong không khí sục sôi đánh Mĩ.Mở đầu tác phẩm là hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá “hàng vạn cây không cây nàokhông bị thương” dù nằm trong tầm đại bác của giặc, nhưng vẫn có sức sống mảnhliệt, bền bỉ. Nhân vật chính trong truyện chính là Tnú. Sau ba năm đi bộ giảiphóng, Tnú nghỉ phép về thăm làng. Đêm đó dân làng tụ họp mừng anh về và lắngnghe cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cùng trang sử chiến đấu của dân làng Xô man.Tnú vốn là đứa trẻ mồ côi cha mẹ được dân làng nuôi dưỡng, đùm bọc. Tuy nhỏnhưng Tnú đã biết nuôi giấu cán bộ, làm giao liên, đi liên lạc cho anh Quyết, đượcanh dạy chữ, dìu dắt. Bị giặc bắt phải đi tù, Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đãhi sinh. Tnú thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậyđánh giặc. Tin làng Xô-man mài giáo, mài rựa đến tay bọn giặc, chúng vây làngquyết bắt cho được A, A cùng nhiều thanh niên thoát được ra rừng, không tìm đượcA giặc bắt vợ con anh ra tra tấn. Tận mắt chứng kiến cảnh đau đớn ấy, A xông racứu vợ con, nhưng mẹ con Mai vẫn bị chết còn anh thì bị giặc bắt và tra tấn dãman.Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 đầu ngón tay nhưng anh không hề kêuthan. Sự tàn bạo cảu chúng đã làm cho lòng căm thù giặc lên đến cao độ, tất cả dânlàng dưới sự chỉ huy của cụ Mết đã xông lên tiêu diệt bọn giặc cứu A. Tuy cácngón tay chỉ còn lại hai đốt, A vẫn gia nhập bộ đội để giết giặc.Sáng hôm sau, A lại ra đi, cụ Mết và Dít tiễn anh lên đường. Cả ba người nhìn raxa và thấy “rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời”.Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Rừng xà nuNguyễn Trung Thành đã thể hiện toàn bộ tư tưởng của tác phẩm qua nhan đề Rừngxà nu. Nhan đề “Rừng xà nu” là một sang tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Đâylà hình ảnh trung tâm vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng độc đáo.Về nghĩa tả thực, Rừng xà nu là hình ảnh của thiên nhiên Tây Nguyên, tuy bị tànphá dù trong chiến tranh nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt. Về nghĩa biểu tượng,Rừng xà nu là biểu tượng cho con người [dân làng Xô Man nói riêng, đổng bàoTây Nguyên, nhân dân Việt Nam nói chung] trong công cuộc đấu tranh chống Mĩvới số phận đau thương cùng sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng.Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi của truyện ngắn. Tác phẩm đã tái hiệnđược vẻ đẹp tráng lệ hào hung của núi rừng, của con người và của truyền thốngvăn hóa Tây Nguyên. Đồng thời đã đặt ra một vấn đế có ý nghĩa lớn lao của dântộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn,không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻthù tàn ác.Hình tượng cây xà nu:Cây xà nu, rừng xà nu là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Nó xuất hiện ngay từnhững dòng đầu tiên, xuyên xuốt qua tác phẩm rồi cuối cùng đóng khép lại câuchuyện.Xà nu là loại cây họ thông nhựa và gỗ đều rất quí, mọc nhiều ở Kom tum _là thiênnhiên mênh mông, hung vĩ ở Tây Nguyên. Ở trong tác phẩm, rừng xà nu là khônggian sống của người Xô Man Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng: nó luôn cómặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, tham dự vào những sự kiện trọng đại củabuôn làng, và thấm sâu vào nếp suy nghĩ, cảm xúc của họ. Chính cụ Mết từng tựhào “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”.Hình tượng rừng xà nu vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng cho sốphận và phẩm chất của con người Tây Nguyên. Rừng bị bom Mỹ tàn phá nặng nềlà biểu tượng cho những đau thương mà nhân dân Tây Nguyên phải gánh chịu.Nằm trong tầm đại bác của giặc, nên cả khu rừng xà nu hang vạn cây không có câynào không bị thương. Nỗi đau hiện lên với nhiều hình dạng. Có những cây con bịđại bác chặt đứt làm đôi, “nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương khônglành lại được, cứ loét mãi, năm mươi hôm thì cây chết”. Có những cây đã trưởngthành bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão, nhựa ứa ra tràntrề, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyền thành từng cục máu lớn.Cánh rừng xà nu bị bắn phá và thương tích mà rừng xà nu phản cảnh những đauthương của một thời mà cả dân tộc ta đã phải gánh chịu. Hình ảnh cánh rừng xà nubị bắn phá gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xôman đã phảitrải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt. Không bữa nàonó không đi lùng. Không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cảrừng…Ngọn roi của nó không từ một ai, tiếng kêu khóc dậy cả làng. Cảnh chúngđàn áp, giết hại dân làng dã man. “Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “Nógiết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”, tra tấn me con Mai đến chết…Sức sống bất diệt của rừng xà nu là biểu tượng cho sự kiên cường bất khuất củanhân dân Tây Nguyên. Cây xà nu sinh sôi rất khỏe “cạnh một cây xà nu mới ngãgục, đã có bốn năm cây con mọc lên”, “đại bác bác không giết nổi chúng”, với sứcsống mãnh liệt, chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. Cứ thế,những cánh rừng xà nu “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”.Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu giúp ta liên tưởng đến sự kiên cường bất khuất củanhân dân Xô Man. Thế hệ này tiếp bước thế hệ khác cùng đoàn kết bên nhau đứnglên kháng chiến chống kẻ thù tàn bạo. Anh Quyết hy sinh đã có Tnú và Mai. Maingã xuống thì Dit lớn lên tiếp bước, bé Heng cũng sẵn sàng tiếp bước thế hệ đànanh..]Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời luôn hướng đến sự sống: “nó phóng lên rấtnhanh để tiếp lấy ánh nắng” gợi lên hình ảnh người dân Xô Man nói riêng và nhândân Tây Nguyên nói chun với khát vọng tự do, phóng khoáng dù chịu nhiều đauthương mất mát nhưng vẫn một lòng hướng về Đảng, về Cách mạng với niềm tintuyết đối: “Đảng còn thì núi nước này còn”.Cây xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dânlàng Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiếnchống Mĩ. hình tượng cây xà nu được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng,bút pháp lãng mạn, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.Vẻ đẹp rừng xà nu tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và của tâm hồn ngườidân Tây Nguyên:Cánh rừng xà nu được miêu tả có sự hòa hợp giữa sắc màu, hình khối, mùi hương,ánh sáng…Vẻ đẹp lạ lùng, gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc: “ở chỗ vếtthương, nhựa ứa ra…thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt…thứ ánh nắng…rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng”.Rừng xà nu tạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng làbiểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của người dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phảikiếp sợ. Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Nguyên cũng chính là vẻ đẹp trong tâm hồnngười làng Xô Man. Họ mang trong mình tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, yêuTổ quốc, một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng, kiên cường bất khuất.Khi miêu tả rừng xà nu, tác giả nhiều lần sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạonên một sự hòa nhập tương ứng giữa con người và thiên nhiên. Thiên truyện đượcmở đầu và kết thúc bởi hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trờiđã gợi vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng Tây Nguyên, là biểu tượng cho ý chíkiên cường bất khuất, sự trường tốn bất diệt của các thế hệ cách mạng Tây Nguyênnói riêng và co cả miền Nam Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chốngMĩ cứu nước.Hình tượng nhân vật TnúRừng xà nu là chuyện của một đời người được kể trong một đêm, là chuyện vềcuộc đời đau thương nhưng anh dũng của nhân vật Tnú được cụ Mết kể cho dânlàng nghe trong đêm Tnú về thăm làng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước truyềnthống anh hùng của dân làng.Tnú người dân tộc Strá. Anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong sự yêu thương,đùm bọc của dân làng Xô Man, đặc biệt là cụ Mết. Tnú đến với cách mạng từ rấtsớm, từ những ngàu gian khổ, ác liệt nhất. Ngay từ nhỏ, anh đã có điều kiện đượchọc chữ, nuôi ước mơ lớn lên theo anh Quyết làm cán bộ.Tính cách của Tnú được khắc họa qua hành động và lời nói hết sức đậm nét. Anh làmột người gan góc, dũng cảm, mưu trí. Lúc nhỏ chứng kiến bà Nhan, anh Xút vànhiều người khác bị giặc giết vì nuôi giấu cán bộ nhưng Tnú vẫn không sợ. Anhvẫn tiếp tục tiếp tế lương thực cho cán bộ và làm liên lạc cho anh Quyết.Tnú cũng rất thông minh và nhanh trí. Khi liên lạc “không bao giờ nó đi đườngmòn”, bởi anh biết giặc thường hay mai phục những chỗ ấy. Khi qua sông, anhkhông thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác thác mạnh mà bơi ngang. Có lần bịgiặc phục kích bắt được, A nhanh trí “nuốt luôn cái thư”.Tnú tuyệt đối trung thành với cách mạng. Học chữ thua Mai, “nó cầm hòn đá, tựđập vào đầu, cháy máu ròng ròng” không thèm học nữa. Thế nhưng nghe lời anhQuyết, Tnú đã cố gắng học tốt để lớn lên làm cán bộ cách mạng. Bị giặc bắt tra tấn,đánh đập dã man cậu bé Tnú vẫn không khai công sản ở đâu. Sau ba năm tù, Tnúvượt ngục trở về làng, vẫn không từ bỏ lí tưởng. Anh thay anh Quyết lãnh đạo dânlàng chuẩn bị vũ khí một lòng theo Đảng đánh giặc.Tnú kiên cường bất khuất có tính kỉ luật cao. Khi buôn làng bị càn quét, vợ con bịgiặc giết chết dã man, còn anh thì bị kè thủ đốit mười đầu ngón tay, Tnú vẫn khôngkêu van, vẫn chịu đựng kiên cường. Mất vợ con, hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn haiđốt, thương tích cả thể xác lẫn tâm hồn, nhưng Tnú không gục ngã, vẫn tham gialực lượng vũ trang quyết tâm tiêu diệt kẻ thù tàn ác. Nhớ nhà, nhớ quê hươngnhưng khi được phép của cấp trên Tnú mời về thăm, nhưng chỉ ở nhà một đêmđúng quy định trong giấy phép.Tnú là một người giàu tình yêu thương. Anh yêu thương và gắn bó với những cánhrừng xà nu với bản làng của người dân Strá mộc mạc thuần hậu.Tnú yêu thương vợ con tha thiết: Khi chứng kiến giặc dùng thủ đoạn hèn hạ bắt mẹcon Mai tar tấn đánh đập dã man bằng gậy sắt, anh đau đớn đến tệ dại “bứt đứthàng chục trái vả mà không hay”, “Ở chỗ hai con mắt anh bây giở là cục lửa lớn”.Không cầm lòng được, “A đã nhảy xổ vào giữa bọn lính” hai cánh tay như hai cánhlim chắc ôm chặt lấy mẹ con Mai, bảo vệ vợ con bất chấp nguy hiểm cho bản thân.Tnú biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thùcho quê hương và gia đình. Khi xông ra cứu vợ con, anh bị bắt, bị đốt mười đầungón tay, Tnú quyết không kêu van à tiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dânlàng giết giặc. Dù mất vợ con, dù hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫnnén đau thương, tham gia lực lượng vũ trang để góp phần giải phóng quê hương…Trong câu chuyện kể về cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cụ Mết nhiều lần nhắc lạiý Tnú không cứu được vợ con như một điệp khúc day dứt, xót xa. Mục đích nhằmnhấn mạnh một hiện thực: Tnú chỉ với hai bàn tay trắng không có vũ khí trước kẻthù hung bạo nên anh đã không bảo vệ được vợ con và bản thân!Từ đó khắc sâu chân lí “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Nhấn mạnhđiều này, cụ Mết muốn nhắc nhở con cháu một điều hệ trọng là để sự sống đượctrường tồn không cò cách nào khác hơn là phải cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻthù tàn ác. Đây là một nhận thức sâu sắc được rút ra từ nỗi đau của bản thân Tnú,của buôn làngSố phận Tnú gắn liền với số phận cộng đồng Xô Man, đi từ đau thương đến cầm vũkhí đứng lên quật khởiKhi chưa cầm vũ khí:Làng Xô Man bị giặc lùng sục, khủng bố. Chúng giết hại tra tấn dân làng dã mankhắp nơi không bữa nào nó không đi lùng, súng và chó của nó sủa vang khắp rừng.Chúng đàn áp, giết hại dân làng dã man. Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng.Nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Mẹ con Mau bị tra tấn đến chết.Tnú bị giặc đốt 10 đầu ngón tay bằng nhựa xà nu…Khi đã cầm vũ khí:Thằng Dục chết dưới lưỡi mác của cụ Mết, mười tên giặc chết dưới giáo mác củadân làng. Tnú được cứu sống. Lửa đẵ tắt trên mười đầu ngón tay anh. Bàn tay Tnúđược hồi sinh. Tiếng cụ Mết như lời hiệu triệu của Đảng, của truyền thống bấtkhuất: “Đốt lửa lên…tất cả dân làng… mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, mộtcây mác…” . Làng Xô Man ào ào sôi động, lửa đấu tranh ngùn ngụt cháy! Từ đó,làng thành làng kháng chiến một lòng theo Đảng đánh giặc, được no đủ, không cònsợ đói gạo, đói muối.Tóm lại, hình tượng là điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng củangười dân Tây Nguyên, đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mỹ là phảidùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấulà con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Ngoài Tnú, các nhân vật chính diện khác như cụ Mết trầm ngâm, lừng lững nhưcây cổ thụ, tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống củadân tộc Tây Nguyên đến vẻ đẹp mảnh mai, hiền diệu nhưng đầy cứng rắn, kiênquyết của Dít như một hậu thân trự tiếp của Mai; bé Heng như cây xà nu mới lớn,tuy còn non trẻ nhưng đã cho người đọc thấy hình ảnh của cây xà nu vạm vỡ trànđầy sức sống của ngày mai.Nhân vật cụ MếtCụ mết là già làng, đại diện cho những giá trị, phẩm chất và văn hóa tinh thần củalàng Xô Man và của núi rừng Tây Nguyên, nhân dân Tây Nguyên.Ngoại hình “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu vẫn dài tới ngực, vẫn đen bóng,mắt vẫn sáng và xéch ngược … Ông ở trần, ngực căng như cây xà nu lớn’, “Ôngkhông bao giờ khen “Tốt! Giỏi!’, ông chỉ nói ‘Được!’”Cụ Mết cũng là người quan tâm nhiều nhất đến Tnú, kể lại cuộc đời Tnú cho dânlàng nghe. Cụ vừa là người nối kết thế hệ trẻ với truyền thống với lịch sử quêhương, vừa là người dẫn dắt thế hệ thanh niên trong công cuộc đấu tranh hiện tại điđúng hướng. Cụ đã nói lên một cách giản dị chân lí lớn lao của thời đại “Chúng nóđã cầm súng, mình phải cầm giáo”.Cụ Mết là người lãnh đạo dân làng cầm vũ khí quật khởi giết hết bọn giặc cứu Tnúvà bảo vệ buôn làng dưới lưỡi mác dài của cụ là xác thằng Dục và bọn lính. Đêmđó làng Xô Man nổi dậy ào ào. Tiếng cụ Mết rền vang như lời của cah ông bấtkhuất “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người gài người trẻ người đàn ôngngười đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ mộtcây rựa. Ai không có thì vót chông…”Cụ Mết như một nhân vật huyền thoại, là hiện thân của truyền thống, là kết tinhcủa sức mạnh, phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên,Nhân vật DítXuất hiện trong tác phẩm không nhiều, nhưng Dít là hiện thân và nối tiếp của Mai.Dít là bí thư chi bộ, chính trị viên xã hội, là cô gái trẻ đầy nghị lực, đầy bản lĩnh vàtrưởng thành nhanh chóng trong đấu tránh cách mạng của làng Xô Man.Nét tính cách nổi bật ở Dít đó là tính gan dạ, nhanh nhẹn từ nhỏ. Dít rất nhanhnhẹn “không ai lọt ra được. Chỉ có con Dít nhỏ nhanh nhẹn, cứ sẩm tối lại bò theománg nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, A và thanh niên…”. Kẻ thù uy hiếp tinhthần “đôi mắt nó thì nhìn bọn giặc, bình thản lạ lùng, bình thản như đôi mắt chị bíthư bây giờ vậy”.Dít rất kiên quyết và rắn rỏi. Em cẩn thận kiểm tra giấy của Tnú khi Tnú về thămlàng. Không phải không biết Tnú, Dít muốn chắc chắn rằng Tnú dduwwocj nghỉphép trở về thăm làng chứ không phải tự ý trốn về. Em rất nghiêm khắc và trungthành với cách mạng.Thế nhưng, Dít cũng hết sức giàu tình cảm, đầy nữ tính.Nhân vật bé HengHeng là hình ảnh biểu tượng của cây xà nu mới lớn, hứa hẹn sẽ trở thành cây xà numạnh mẽ và bất tử để kế tục truyền thống của cha anh đi trước. Heng nhanh nhẹn,hoạt bác, thông minh, tinh nghịch. Nó đội một cái mũ sụp xin được của một anhgiải phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, súngđeo chéo ngang lưng ra vẻ một anh lính thực thụ.Một thành cong khác của Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn rừng xà nu là đãvận dụng thành cong nhiều thủ pháp nghẹ thuật độc đáo, có sức biểu hiện cao.Không khí, màu sắc trong tác phẩm đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranhthiên nhiên, ở ngôn ngữ tâm lí hành động cảu các nhân vật.Nhà văn đã xây dựng các nhân vật vừa có nét các tính sống động, vừa mang nhữngphẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu [Cụ Mết, Tnú, Dít]. Đặc biệt, Nguyễn TrungThành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu, một sáng tạo nghệ thuật đặcsắc, tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.Rừng xà nu là truyện ngắn đậm chất sử thi. Truyện có lời văn trau chuốt , giàu hìnhảnh , tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ , hào hùng của núi rừng Tây Nguyên với nhữngcánh rừng xà nu bạt ngàn và những thế hệ người dân Tây Nguyên anh hùng. Đó làbức tranh hoành tráng trong hình ảnh, trong âm hưởng với lời văn đầy nhịp điệu,khi vang động, khi tha thiết trang nghiêm.Kết bài:Rừng xà nu là bản trường ca hùng tráng ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quậtkhởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước và con người ViệtNam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí củathời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác làphải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

Video liên quan

Chủ Đề