Vai trò của thẩm định giá là : *

Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo đó, thẩm định giá hiện là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nên kinh tế thị trường. Đây cũng là yếu tố góp phần làm minh bạch, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời, khi thẩm định giá đúng thì sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi hàng chục giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như:

- Không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp trong 03 tháng liên tiếp.

- Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc tiêu chuẩn thẩm định giá: Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định Việt Nam, tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng, tài sản; thông đồng với chủ tài sản, khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định giá...

Về đánh giá vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường, Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS [Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội] nêu rõ:

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị tài sản; trên cơ sở các bên tham gia giao dịch có thể thoả thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên. Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Thẩm định giá viên về giá có vai trò xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng chính xác, độc lập, khách quan, và có đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu, thẩm định giá là một loại dịch vụ mà trong đó thẩm định giá viên thực hiện việc thẩm định giá trị của các loại tài sản bằng tiền so với giá trị thị trường.


Điều kiện để được hoạt động thẩm định giá

Theo Điều 38 Luật Giá năm 2012, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá gồm:

- Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Trong đó, điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận nêu tại Điều 39 Luật Giá như sau:

STT

Loại hình công ty

Điều kiện

1

Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên đăng ký hành nghề, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

2

Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên góp vốn;

- Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

- Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá

3

Công ty hợp danh

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên hợp danh;

- Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

4

Doanh nghiệp tư nhân

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó chủ doanh nghiệp là thẩm định viên đã đăng ký hành nghề.

5

Công ty cổ phần

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập.

- Nười đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

- Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá.

Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể và rõ ràng về điều kiện để thành lập doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá trong đó có quy định về điều kiện về số lượng thẩm định viên. Theo đó, các loại hình doanh nghiệp thường phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đã đăng ký hành nghề.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động thẩm định giá, Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS [Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội] đề xuất:

- Cần phải hoàn thiện thêm các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo hướng chuyên môn hoá theo lĩnh vực;

- Xử lý chồng chéo, vương mắc đồng thời phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ để hướng đến tính chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế.

- Rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá để hoàn thiện hơn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và khu vực.

Trên đây là quy định về hoạt động thẩm định giá là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Vai trò thẩm định giá đối với từng lĩnh vực:

1. Vai trò thẩm định giá đối với bất động sản

Xác định đúng giá trị các nguồn vốn tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc bất động sản tham gia vào các giao dịch kinh tế, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về bất động sản

2. Vai trò thẩm định giá đối với dự án đầu tư

Nhà đầu tư của dự án là người bỏ vốn, quản lý và hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của dự án nên việc lựa chọn một dự án tốt, có tính khả thi giúp cho nhà đầu tư tránh được lãng phí trong đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận mang lại từ hoạt động đầu tư dự án.

Thẩm định dự án sẽ giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Thẩm định dự án nhà đầu tư biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.

3. Vai trò thẩm định giá đối với cơ quan Nhà nước

Giúp cho cơ quan nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng về việc ra quyết định đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án

Giúp ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ tài chính của các tổ chức quốc tế…với chức năng là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án. Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoạn sau của chu kỳ dự án.

4. Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà đầu tư:

Thẩm định dự án sẽ giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Thẩm định dự án nhà đầu tư biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.

5. Vai trò thẩm định giá đối với doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp của mình. Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giúp các cơ quan quản lý ban ngành của nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác.

Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của doanh nghiệp khi phân chia cổ tức, góp vốn, vi phạm hợp đồng,…

Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp.

6. Vai trò thẩm định giá đối với tài sản vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng, giao dịch trong việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quản lý, xây dựng kế hoạch nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Là cơ sở để xác định thiệt hại, cũng như bồi thường các bên liên quan trong các trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản vô hình như: xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phá vỡ hợp đồng chuyển nhượng tài sản vô hình…

Tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, và các hoạt động liên quan.

7. Vai trò thẩm định giá đối với máy, thiết bị

Xác định đúng giá trị máy, thiết bị, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch máy, thiết bị

Thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thông qua kết quả thẩm định giá sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản có những quyết định đúng đắn trong quản lý kinh doanh và các giao dịch dân sự khác.

Công ty Thẩm định giá Uy tín – Chuyên nghiệp:

Thẩm định giá Hoàng Quân hoạt động với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định với kho dữ liệu thông tin dồi dào, đội ngũ chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định…Bên cạnh đó, dịch vụ SUNVALUE sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của doanh nghiệp với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định, các dịch vụ gồm:

  • Thẩm Định Giá Bất Động Sản – SunReal [Nhà phố, đất đai, nhà xưởng,…]
  • Thẩm Định Giá Động Sản – SunMovables [Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải,…]
  • Thẩm định doanh nghiệp – SunAsset [Mua bán, liên doanh, cổ phần hóa,…]
  • Thẩm Định Giá Dự Án Đầu Tư – SunInvest
  • Thẩm Định Tài Nguyên – SunResources

ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TRỰC TUYẾN NHANH CHÍNH XÁC VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY: //dinhgiatructuyen.com.vn/

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân – Chi Nhánh Đà Nẵng

  • Địa chỉ:  27-29, Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

  • Hệ thống các văn phòng thuộc khu vực miền Trung xem TẠI ĐÂY

  • Hotline :0236 7778688 – 0901 300 949

  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề