Gdp theo giá thị trường là gì

Trong kinh tế vĩ mô, người ta thường sử dụng các chỉ số đo lường để đánh giá sự phát triển kinh tế chẳng hạn như GDP, PMI, CPI,… Trong đó GDP được đánh giá là chỉ số quan trọng của nền kinh tế quốc dân và là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội. Để tìm hiểu về GDP, mời quý Khách hàng theo dõi bài viết GDP là gì? của Luật Hoàng Phi.

GDP là chữ viết tắt của Gross Domestic Product, nghĩa là tổng sản phẩm nội địa. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Chỉ số GDP có một số đặc điểm sau:

– GDP thể hiện đầy đủ tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được lưu thông hợp pháp trên thị trường.

– GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian.

– GDP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại, không bao gồm những hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ.

– GDP tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế. Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia được quan niệm bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất – kinh doanh dưới hình thức một tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thường trú.

– GDP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc một quý.

Gdp theo giá thị trường là gì

Phương pháp tính GDP

GDP được tính theo nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

– Phương pháp chi tiêu

Theo phương pháp này, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

Tổng sản phẩm quốc nội được tính theo công thức sau:

Y= C+ I + M+ NX

Trong đó:

+ Y là Tổng sản phẩm quốc nội

+  C (Tiêu dùng – consumption), bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.

+ I (Đầu tư – investment) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình.

Lưu ý: Hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP

+ G (chi tiêu chính phủ – government purchases) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,… Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập như các khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo,…

+ NX (xuất khẩu ròng – net exports)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M)

– Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí

Theo phương pháp này, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. Cụ thể theo công thức sau:

GDP =  W + R + I + Pr + OI + Te + De

Trong đó:

+ W là tiền lương

+ R là tiền cho thuê tài sản

+ I là tiền lãi

+ Pr là lợi nhuận

+ OI là thu nhập của doanh nhân

+ Ti là thuế gián thu ròng

+ De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

– Phương pháp sản xuất

Theo phương pháp này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một quốc gia trong một thời gian nhất định. Do đó, phương pháp này còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng. GDP được tính theo phương pháp này với công thức tính sau:

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu

Trên cơ sở hiểu rõ GDP là gì, ta cần phân biệt rõ GDP với một số chỉ số đo lường tương tự.

Phân biệt giữa GDP và GNP

Cùng là các chỉ số được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, giữa hai chỉ số này có những điểm khác biệt rõ rêt, cụ thể như sau:

GDP là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. Theo đó, GDP chỉ tổng giá trị của tất cả các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… của một quốc gia đạt được trong vòng 1 năm. GDP càng cao thì nền kinh tế của quốc gia đó càng mạnh và ngược lại. GNP (Gross National Product) là tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia. GNP chỉ tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm. GNP đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Tính trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia cụ thể Bao gồm cả nguồn thu ngoài đất nước
Là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội, tức là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian một năm. Giá trị có thể được tạo ra bởi doanh nghiệp trong và ngoài nước, miễn là trên phạm vi quốc gia đó. Là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc gia.

Có thể hiểu, GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong một năm, không kể sản phẩm được sản xuất ở quốc gia nào.             

Với những thông tin nêu trên, chúng tôi mong rằng quý bạn đọc đã hiểu rõ GDP là gì, từ đó có thể phân biệt GDP với các chỉ số kinh tế thường gặp khác. Nếu quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 của công ty Luật Hoàng Phi.

Mọi người đều biết so sánh GDP giữa các quốc gia để xem nước nào phát triển hơn, giàu hơn. Vậy GDP là gì, tại sao lại sử dụng GDP là thước đo sự phát triển kinh tế của một quốc gia? Cùng tìm hiểu nhé!

GDP là gì?

GDP là gì? GDP (Gross Domestic Product) hay Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) và trong thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) được tính theo giá thị trường. Trong khái niệm này có 2 điểm cần làm rõ đó là:

  • Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là gì? Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là hàng hóa và dịch vụ đã rời khỏi quá trình sản xuất và sẽ không quay lại làm đầu vào trung gian cho quá trình sản xuất nữa. Chúng là sản phẩm được bán cho người sử dụng cuối cùng. Ví dụ: Thịt bò mua ở chợ mang về nhà nấu ăn thì là sản phẩm cuối cùng. Nhưng thịt bò bán cho nhà máy mì tôm để làm gia vị mì thì sẽ không còn là sản phẩm cuối cùng nữa. trường hợp này mì tôm mới là sản phẩm cuối cùng. 

  • Thế nào là hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong phạm vi lãnh thổ 1 nước? Nghĩa là tất cả hàng hóa được sản xuất ra trong phạm vi nước đó không phân biệt nó là do công ty trong nước hay công ty nước ngoài. Ví dụ: Điện thoại Samsung sản xuất ra tại Việt Nam sẽ được tính vào GDP của Việt Nam mặc dù nó là sản phẩm của công ty đến từ Hàn Quốc.

  • Thế nào là hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong 1 năm? Nghĩa là chỉ tính hàng hóa sản xuất ra trong năm đó, không tính hàng tồn kho sản xuất năm trước.

  • Giá thị trường là gì? Giá thị trường là mức giá ước tính của một hàng hóa hay dịch vụ được bán trên thị trường tại thời điểm và địa điểm thẩm định giá, trong một giao dịch mua bán độc lập giữa người mua sẵn sàng mua và người bán sẵn sàng bán.

GDP được sử dụng như thước đo sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia vì nó là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ quốc gia đó tạo ra trong một năm. Ngoài ra, một chỉ số khác liên quan đến GDP có thể được sử dụng để đánh giá mức sống của người dân là GDP bình đầu người. Chỉ số này được tính bằng việc lấy GDP chia cho tổng dân số của quốc gia đó. Từ đây có cái nhìn tổng quát hơn về thu nhập và đời sống của mỗi người dân. 

Từ đây có thể thấy, GDP chỉ thể hiện sự phát triển kinh tế chung của một quốc gia mà thôi, không thể dùng nó để đánh giá mức sống của người dân được. Nguyên nhân vì nếu GDP cao mà dẫn số quá đông, GDP trên đầu người vẫn thấp, mức sống người dân không cao và ngược lại, nếu GDP thấp hơn nhưng dân số ít, GDP đầu người cao, mức sống người dân tốt hơn.

Có những loại GDP nào? 

Thực tế có 2 loại GDP là GDP danh nghĩa và GDP thực tế, việc tính 2 loại GDP này sử dụng cách xác định giá thị trường khác nhau. Cụ thể:

  • GDP danh nghĩa là giá trị tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá hiện hành. Nghĩa là tính GDP thời điểm nào thì lấy giá sản phẩm tại thời điểm đó. Nó còn được gọi là GDP hiện hành. Cách tính này nhanh nhưng sẽ có chênh lệch với GDP được tính tại năm đó. Ví dụ: GDP năm 2019 tính năm 2020 sẽ khác GDP năm 2019 tính năm 2019 do thay đổi về giá qua từng năm.

  • GDP thực tế là giá trị tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá thực tế, là giá cố định theo năm gốc do nhà nước quy định. Có nhiều năm gốc khác nhau như 1979, 1981, 1994, 2010… Cách tính này đưa ra một mức giá quy chuẩn để việc so sánh GDP các năm dễ dàng hơn, tuy nhiên đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên.

Hai loại GDP trên đều sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu, so sánh GDP các năm. Thực tế công thức GDP sử dụng giá thị trường, là mức giá người mua phải trả. Mức giá này có khác so với giá hiện hành vì mức giá người mua phải trả thường sẽ bao gồm cả thuế VAT trong đó. 

Công thức tính GDP là gì?

Có 3 phương pháp tính GDP được sử dụng nhiều nhất là phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp giá trị gia tăng.

Phương pháp chi tiêu

Theo phương pháp chi tiêu, GDP một quốc gia được tính bằng tổng số tiền mà mọi đối tượng trong nền kinh tế chi ra để mua hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong 1 năm. Các đối tượng đó gồm hộ gia đình, chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân….

Công thức tính GDP theo chi phí là: Y = C + I + G + (X - M), trong đó:

  • C (consumption) là tiêu dùng, nó là tổng chi tiêu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ như ăn uống, thuê nhà, mua sắm quần áo… Lưu ý: Mua nhà và xây nhà không tính trong tiêu dùng mà thuộc đầu tư tư nhân.

  • I (investment) là đầu tư, bao gồm tất cả các khoản đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp như xây nhà mới, mua nhà mới, xây nhà xưởng mới, mau dây chuyền sản xuất mới…

  • G (government) là chi tiêu của chính phủ, bao gồm tất cả các khoản chi của chính phủ trong năm từ trung ương đến địa phương như chi xây dựng đường xá, chi an ninh quốc phòng, chi mua thiết bị y tế…. Tuy nhiên, nó không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập như chi trợ cấp hộ nghèo, chi trợ cấp người tàn tật, chi trợ cấp bà mẹ Việt Nam anh hùng… vì nếu tính sẽ bị trùng 2 lần. Khi những người nhận trợ cấp đi mua hàng hóa và dịch vụ, giá trị này cũng được tính vào GDP nên sẽ bị trùng.

  • NX (net export) là xuất khẩu ròng, nó bằng tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu (X) - tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu (M). Tại nước ta, giá trị này thường âm vì nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí

Dựa vào thu nhập hay chi phí, GDP là gì? Theo phương pháp này, GDP được tính là tổng thu nhập của xã hội (tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận, tiền thuê), đó đồng thời cũng là chi phí để sản xuất ra tổng sản phẩm cuối cùng của xã hội.

Công thức tính GDP theo thu nhập là: GDP=W + R + i + Pr + Ti + De, trong đó:

  • W - tiền lương là số tiền công thu được khi một người đi làm cho một công ty/ tổ chức.

  • R - tiền cho thuê tài sản là tiền người thuê trả cho người chủ sở hữu tài sản đó.

  • i - tiền lãi là tiền thu được khi thực hiện các giao dịch tài chính như gửi tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu...

  • Pr - lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, nó bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chia cổ tức cho cổ đông và lợi nhuận giữ lại không chia.

  • Ti - thuế gián thu ròng là tiền cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật nước đó như thuế thu nhập, thuế môn bài...

  • De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định.

Phương pháp giá trị gia tăng hay phương pháp sản xuất

Với phương pháp này, GDP được tính là tổng giá trị gia tăng của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại vùng lãnh thổ nhất định trong thời gian nhất định.

Công thức tính GDP theo giá trị gia tăng là: GDP = VAa + VAi + VAs, trong đó:

  • VA (value added): giá trị gia tăng

  • VAa (agricultural): giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp gồm nông, lâm, ngư, thủy hải sản, khai khoáng và thủ công nghiệp)

  • VAi (industrial): giá trị gia tăng khu vực công nghiệp

  • VAs (service): giá trị gia tăng khu vực dịch vụ.

Ý nghĩa của GDP là gì? 

Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều tính GDP mỗi năm bởi vì:

  • GDP là thước đo sự phát triển kinh tế của đất nước theo thời gian. GDP năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ ngành kinh tế đất nước tạo ra nhiều sản phẩm hơn, nhiều giá trị hơn.

  • GDP giảm cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngành kinh tế đang gặp vấn đề lạm phát, suy thoái, thất nghiệp… đang xảy ra, cần tìm ra giải pháp để khắc phục.

  • GDP thể hiện sự biến động của các ngành hàng, dịch vụ tại quốc gia đó. Nếu tính GDP theo công thức sản xuất sẽ thấy rõ sự thay đổi về giá trị mỗi mảng ngành lớn góp vào GDP chung của đất nước. 

  • GDP bình quân đầu người cho cái nhìn chung về mức sống của người dân tại quốc gia đó. Thu nhập cao sẽ có mức sống tốt hơn, thu nhập thấp có mức sống kém hơn.

Tuy nhiên, chỉ số GDP cũng có một số hạn chế nhất định:

  • GDP chỉ đánh giá về mặt số liệu, không đánh giá được chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra.

  • GDP không bao quát được toàn bộ nguồn giá trị tạo ra tại đất nước đó vì nguồn số liệu sẽ không đầy đủ, chỉ lấy được số liệu được ghi trong sổ sách. Những hoạt động như làm ngoài giờ, chợ đen, việc tình nguyện, sản xuất hộ gia đình… sẽ bị bỏ sót.

  • GDP chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng sẽ bỏ mất hoạt động của khâu trung gian, điển hình là giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp.

  • GDP không thể hiện chính xác thu nhập, mức sống, tình trạng xã hội của một quốc gia, chỉ quan tâm đến số liệu tổng quát mà thôi.

3 yếu tố ảnh hưởng đến GDP là gì?

GDP thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả việc so sánh, đánh giá GDP các năm của một đất nước với nhau. Trong số đó, 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến GDP là dân số, đầu tư trực tiếp nước ngoài và lạm phát.

Dân số

Dễ hiểu, quốc gia nào có nhiều dẫn số trong độ tuổi lao động hơn khả năng cao là GDP sẽ cao hơn đất nước có số lượng người lao động ít, trong điều kiện khả năng của lực lượng lao động là ngang nhau. Khi đó, nếu so sánh GDP 2 nước sẽ không đánh giá được tình trạng phát triển kinh tế.

Mặt khác, nếu 2 quốc gia có GDP ngang nhau nhưng dân số chênh lệch nghĩa là nước ít dân có khả năng sản xuất tốt hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn, nền kinh tế phát triển tốt hơn (điều kiện các yếu tố khác ngang nhau). 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư của cá nhân, tổ chức một nước vào một nước khác qua hình thức xây dựng nhà máy, nhà xưởng để sản xuất sản phẩm. Như vậy, nguồn đầu tư này không chỉ là tiền mà còn là con người, công nghệ, phương tiện, cơ sở hạ tầng.... Điều này theo người viết, có 2 mặt lợi và hại của nó:

  • Nếu nguồn FDI tốt, công nghệ và máy móc hiện đại là điểm lợi cho nền kinh tế nước nhận đầu tư vì họ không chỉ nâng cao GDP mà còn học hỏi được công nghệ, trình độ phát triển của nước khác.

  • Nếu nguồn FDI xấu, nước nhận sẽ trở thành “bãi rác công nghệ” của nước đầu tư. Những công nghệ, máy móc lỗi thời, cũ kỹ được điều chuyển phần lớn sẽ phá hoại hệ sinh thái tự nhiên tại nước nhận đầu tư như ô nhiễm không khí do khí thải nhà máy, ô nhiễm nguồn nước do máy cũ không có hệ thống xử lý nước thải, những máy móc cũ có tuổi thọ ngắn sẽ trở thành phế liệu kim loại không thể tái sử dụng....

Việt Nam đang thu hút nhiều nguồn FDI từ các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt xưởng sản xuất như SAMSUNG, CANON, ARISTON…, đóng góp nhiều GDP cho nước ta. Nhiều nhà máy, khu công nghiệp mọc lên, dễ thấy người dẫn có nhiều việc làm hơn, đời sống dân cư tốt hơn trước đây. Tuy nhiên, vấn đề môi trường vẫn còn nan giải, cần có biện pháp cải thiện kịp thời nếu không tình trạng ô nhiễm không khí đang xảy ra tại Trung Quốc sẽ có ngày người dân Việt Nam phải gánh chịu. 

Lạm phát

Lạm phát hiểu đơn giản là sự mất giá của đồng tiền tại một quốc gia, khi đó người mua sẽ phải trả số tiền cao hơn để mua một sản phẩm. Ví dụ: Suất cơm bụi Việt Nam thời những năm 2000 có vài nghìn đồng là đã ăn no nhưng hiện nay, thời điểm năm 2021 suất cơm 20 nghìn chưa chắc đã no bụng.

Tất nhiên, muốn phát triển kinh tế thì quốc gia đó phải chấp nhận lạm phát nhưng tỷ lệ lạm phát phải được kiểm soát ở ngưỡng cho phép. Nếu tỷ lệ lạm phát quá cao sẽ gây biến động nền kinh tế, xảy ra sự ngộ nhận tăng GDP. Khi đó GDP tăng không đồng nghĩa với kinh tế đang trên đà phát triển, thậm chí còn đang suy thoái, dễ dẫn tới khủng hoảng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin và quan điểm cá nhân của người viết về vấn đề GDP là gì? Nếu có thông tin hay quan điểm về vấn đề này, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!