Eurodollar được giao dịch trên thị trường nào

Eurodollars là tiền gửi tiết kiệm bằng đồng USD tại các ngân hàng ngoài nước Mỹ, nó không thuộc thẩm quyền của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Vì thị trường Eurodollar tương đối thông thoáng và không bị ràng buộc bởi các điều luật, chẳng hạn: Bất kì người nào không có quốc tịch Mỹ mà muốn giữ tài khoản tiền gửi bằng USD chỉ còn một cách là thông qua thị trường Eurodollars, ngoài ra Eurodollars tiện lợi hơn nhiều so với những USD nằm trên tài khoản tại các ngân hàng ở Mỹ. Những công dân Châu Âu và những công dân khác không phải công dân Mỹ, trong kinh doanh nhiều khi chuyện thâm hụt hay thạng dư về tài khoản USD là chuyện thường xảy ra, để giãi quyết vấn đê này họ có thể ký giử USD tại các ngân hàng ở Mỹ, đây chính là trở ngại lớn nhất trong cơ chế mậu dịch quốc tế, và phương châm "nhất cự ly nhì cường độ" đã được áp dụng cho Eurodollars.Những ngân hàng nhận Eurodollars được gọi là EuroBanks hay Offshore BanksKhi sử dụng EuroBanks hay tại các nước bản địa thì các ngân hàng này sẻ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của họ một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều, vì những lý do trên cho nên Eurodollars đã mở rộng mạng lưới lên toàn cầu trong những năm qua ở Tokyo hay Bắc Kinh ... và cũng được xem như một loại tiền giử giống nhưEurodollars, ví dụEuroYen (đồng Yen ở châu Âu), EuroEuro (đồng Euro ở châu Âu), đổi lại biên lợi nhuận củaEuroBanks luôn thấp hơn so với các ngân hàng tại Mỹ là lẻ đương nhiên.Ngoài sự tiện lợi như vừa được đề cập ở trên, nhằm tránh các chi phí có liên quan đến các trung gian tài chính. Các tài khoản tiền giử thường từ 1.000.000 USD trở lên trong đó chủ yếu là tài khoản của một định chế tài chính gửi tại một tổ chức tài chính khác. Các giao dịch với đồng Eurodollars rất phổ biến và linh hoạt, đặc biệt thời hạn có thể từ 1 ngày cho tới 6 tháng, rất hiếm các giao dịch kéo dài tới 5 năm.

Bạn đang xem: Eurodollar là gì

Eurodollar được giao dịch trên thị trường nào

Ảnh minh họa: Eurodollar
2. Lịch sử Eurodollars
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, lượng tiền giử ở bên ngoài Hoa Kỳ gia tăng rất nhiều. Yếu tố góp phần đưa mức nhập khẩu tăng thêm vào Hoa Kỳ cùng với viện trợ kinh tế châu Âu như là một phần của kế hoạch Marshall. Thị trườn Eurodollar với cội nguồn của cuộc chiến tranh lạnh từ những năm 1950. Trong suốt giai đoạn này, Cộng hòa liên bang Sô Viết bắt đầu di chuyển các đồng Dollar đã thu được từ việc bán dầu thô ra khỏi các ngân hàng Mỹ, nhằm tránh việc bị người Mỹ đóng băng tài khoản của mình. Một số ngân hàng lớn ở Anh nhận thấy tiềm năng về việc nắm giử số tiền USD này cho nên Tiện ích Eurodollar được ra đời, với tên gọi Dollar châu Âu hay Eurodollar.Kể từ đó Eurodollars trở thành thị trường tiền tệ ngắn hạn lớn nhất của thế giới và tỷ lệ lãi suất của Eurodollars như là một điểm chuẩn cho việc định vị các loại lãi suất tiền tệ khác.

Eurodollar được giao dịch trên thị trường nào

Ảnh minh họa: Đồng USD và EURO

3. Eurodollar FuturesThị trường tiền tệ quốc tế (International Monetary Market - IMM) được hình thành như là một chi nhánh của sàn giao dịch Chicago (CME) vào năm 1972 để giao dịch Future về ngoại tệ. IMM cung cấp cho những nhà đầu cơ (Speculators) một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại ruổi ro (Hedgers) một công cụ phòng ngừa ruổi ro trên thị trường hối đoái. Hiện nay giao dịch Future về ngoại tệ bao gồm: Bảng Anh, Dollar Canada, Yen Nhật, France Thụy Sĩ, Dollar Úc...Thị trường IMM cũng giao dịch hợp đồng Future về Libor, hợp đồng trái phiếu kho bạc ngắn hạn, hợp đồngEurodollar FuturesCác hợp đồng giao sau Eurodollar đã được giao dịch từ năm 1981 tại sàn giao dịch (CME), đánh dấu sự ra đời của hợp đồng giao sau đầu tiên.4. LIBOR và Cách tính EurodollarsThe London Interbank Offered Rate (LIBOR) là một điểm chuẩn cho lãi suất ngắn hạn mà các ngân hàng có thể vay vốn ở thị trường liên ngân hàng London. Eurodollar Futures là một Libor phái sinh căn bản, phản ánh lãi suất Libor của 3 tháng cho 1000000 USD tiền giử.

Xem thêm: Thuốc Trinh Nữ Hoàng Cung Chữa Bệnh Gì, Trinh Nữ Hoàng Cung

Giá của Eurodollar được biểu đạt bằng số 100 trừ đi lãi suất kỳ hạn 3 tháng tính bằng USD (tương tự như lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng).Như vậy giá của 1 Eurodollar Futures là 96 USD phản ánh tỷ lệ lãi suất hàm ý là 4%.Nói một cách khác, nếu lãi suất Libor là 4% kỳ hạn 3 tháng thì hợp đồng sẻ được báo giá là 96.

Xem thêm: Tìm Hiểu Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Tâm Lý Học Tiếng Anh Là Gì

Ví dụ: Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư mua hợp đồng 1Eurodollar Futures là 96 USD và giá tăng lên 96,02 USD, việc này tương ứng với một mức giá Libor thấp hơn 4% là 3,98%. Người mua hợp đồng tương lai sẻ có 50 USD (khi thay đổi 1 điểm cơ sở hay 0,01 trong hợp đồng giao sau về Eurodollar tương ứng với mức thay đổi giá hợp đồng là 25 USD cho mỗi hợp đồng, do đó một sự thay đổi 0,02 điểm cơ sở sẻ tương ứng với 50 USD)Ví dụ 1:

Eurodollar được giao dịch trên thị trường nào

Công thức BPV - Điểm Cơ sở = 0,01

Eurodollar được giao dịch trên thị trường nào

Công thức BPV - Điểm cơ sở = 0,02
Ví dụ 2:
Libor(%) Quote(Q) Giá Hợp Đồng

Tháng 9 2.995 97.005 992512.5 Tháng 12 2,000 98,000 995000,0 0,995 2487,5 Ta áp dụng công thức như sau:Nếu Q là giá niêm yết của hợp đồng giao sau của Eurodollar, giá trị của một hợp đồng là:10000 <100>- Như vậy, nếu lãi suất Libor tháng 9 là 2,995% thì Q = 100 - 2,995 = 97,005- Khi lãi suất của Libor ở tháng 12 là 2% thì Q = 100 - 2 = 98,000
Tương tự, giá hợp đồng tháng 12 là: 10000 <100> = 995000,0Ta thấy: 995000 - 992512.5 = 2487.50* Nếu ta áp dụng công thức ở ví dụ 1, ta có:Khi điểm cơ sở thay đổi 0,995 thì Lãi suất tương ứng = 1000000 x 0,995 x (90/360) = 2487.50(cả hai cho kết quả giống nhau)Ví dụ tổng thể:Ví dụ 3:Nếu bạn đi vay 1 triệu USD với thời hạn là 45 ngày, lãi suất Libor là 5,25%, thì số tiền lãi phải trả khi áp dụng Eurodollar là: Lãi suất (interest) = 1000000 x 0,0525 x (45/360) = 6562,50 USDHợp đồng giao sau dollar châu Âu (Eurodollar Futures) được thanh toán bằng tiền mặt.5. Kết Luận:Thị trường tiền tệ châu Âu, từ lâu đã trở thành trung tâm tài chính tiền tệ thế giới, là nơi giao dịch tiền tệ giữa các Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính có qui mô lớn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới nếu muốn đầu tư, tích trữ ngoại tệ thì chổ dựa vững chắc không ở đâu bằng thị trường này, bởi vì yếu tố ruổi ro luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống. Các Eurobanks không phải trả phí bảo hiểm tiền giử, việc đầu tư và giao dịch thông thoáng đã lôi cuốn các nhà đầu tư cũng như NHTW của nhiều quốc gia trên thế giới hội tụ.Người ta nhận thấy, trái phiếu châu Âu (Eurobond) là trái phiếu có mệnh giá bằng đồng tiền của một nước nhưng được bán ở một nước khác. Một trái phiếu bằng đồng Euro chỉ được gọi là Eurobond nếu nó được bán bên ngoài đất nước, và Eurocurrency chính là một biến thể của Eurobond.Thành phần quan trọng nhất của Eurocurrency chính là Eurodollar, và Eurodollar là đồng tiền của một nước được duy trì trên tài khoản của Eurobanks. Vì các Eurobanks không chịu sự chi phối của các qui định của NHTW phát hành đồng tiền này, do đó các Eurobanks là ngân hàng nước ngoài kinh doanh đồng tiền của một nước nhất định.Dẫu sao bất cứ thị trường nào cũng tiềm ẩn những ruổi ro không thể lường trước được, với một khối lượng nguồn vốn đáng kể, nhưng lại không có một qui chế điều chỉnh rỏ ràng thì việc đồng bẩng Anh mất giá cùng với những tác động của Brexit trong thời gian vừa qua có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước chủ nhà (Eurodollar xuất phát từ Anh quốc).Hầu hết tiền gửi đô la ngoại biên (Eurodollar) có giá trị lớn, và hầu hết là tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn dưới sáu tháng. Một biến thể của tiền gửi có kỳ hạn bằng đô la ngoại biên là chứng chỉ tiền gửi đô la ngoại biên. Chứng chỉ tiền gửi đô la ngoại biên (Eurodollar)cũng tương tự như chứng chỉ tiền gửi đô la trong nước, ngoại trừ đó là nghĩa vụ nợ của một chi nhánh ngân hàng không nằm ở Mỹ, thường là chi nhánh Luân Đôn. Ưu điểm của chứng chỉ tiền gửi đô la ngoại biên so với tiền gửi có kỳ hạn đô la ngoại biên là ở chỗ người giữ có thể bán tài sản để hiện thực hóa giá trị tiền mặt trước khi đến hạn. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi đô la ngoại biên được xem là kém thanh khoản hơn và rủi ro hơn chứng chỉ tiền gửi trong nước (Mỹ), và vì thế có lợi suất cao hơn. Các công ty cũng phát hành trái phiếu đô la ngoại biên, nghĩa là trái phiếu bằng đô la ở bên ngoài nước Mỹ, cho dù những trái phiếu này không phải là đầu tư thị trường tiền tệ do thời hạn dài của chúng.http://www.investopedia.com/articles/active-trading/012214/introduction-trading-eurodollar-futures.asphttp://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/apph/tcnh/tcnh_chitiet;jsessionidhttps://en.wikipedia.org/wiki/Eurodollar

TS. Lý Hoàng ánh & Đoàn Thị Thanh Thu
Ngày nay, đối với các đồng tiền mạnh, thị trường tiền tệ đã vượt ra ngoài biên giới truyền thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng Đôla Mỹ từ tài khoản mở tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một t
ờ séc bằng Yên Nhật từ tài khoản mở tại ngân hàng ở New York. Tương tự, chúng ta cũng có thể dàn xếp một khoản tín dụng bằng Đôla Mỹ tại Hồng Kông hay Bảng Anh tại Madrid. Từ đó, dẫn đến một thực tế là: các đồng tiền khác nhau được duy trì bên cạnh nhau trên các tài khoản ngân hàng.
Khởi đầu cho sự tăng trưởng Eurocurrencies là sự xuất hiện Eurodollars vào những năm 1950. Thị trường Đôla Châu Âu rất rộng lớn, ước tính tổng số lượng của thị trường vượt trên 1000 tỷ USD, trong đó hoạt động của Eurodollar chiếm tới 65 - 70% tổng doanh số họat động toàn thị trường Eurocurrency, sau đó là Euromark, Eurofrancs, Eurosterling và Euroyen. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp, khi nói đến Eurocurrency thì người ta còn hiểu đó là thị trường Eurodollars.
Eurodollars là khoản tiền gửi bằng Đô la Mỹ trên tài khoản ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ (những ngân hàng nhận Eurodollars gọi là Eurobanks hay Offshore Banks). Một cách khái quát, ta có thể hiểu: Eurocurrencies là tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau trên tài khoản của các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành. Từ định nghĩa, ta cần giải thích một số thuật ngữ:
Eurobanks là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng tiền của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối các qui định của Ngân hàng Trung ương (NHTW) phát hành đồng tiền này. Do đó, các Eurobanks chính là các ngân hàng nước ngoài (hay ngân hàng hải ngoại), kinh doanh đồng tiền của một nước nhất định. Ví dụ, các ngân hàng không thuộc hệ thống ngân hàng Mỹ, chẳng hạn ngân hàng Pháp, ngân hàng Anh, ngân hàng Đức…) huy động và cho vay ngắn hạn đô la Mỹ; các ngân hàng không thuộc hệ thống ngân hàng Nhật (ngân hàng Mỹ, ngân hàng Anh, ngân hàng Việt Nam) huy động và cho vay ngắn hạn đồng yên Nhật.
Eurocurrency là đồng tiền của một nước được duy trì trên tài khoản của các Eurobanks. Vì các Eurobanks không chịu sự chi phối của các quy định của NHTW phát hành đồng tiền Eurocurrency, nên các Eurocurrency được coi là đồng tiền quốc gia lưu hành “bên ngoài” nước phát hành. Ví dụ những đô la Mỹ do các ngân hàng Pháp mở tại các ngân hàng đại lý Mỹ gọi là Eurodollars.
Sự di chuyển của những đồng bản tệ từ hệ thống ngân hàng nội địa sang các Eurobanks gọi là di chuyển từ lưu thông nội địa sang lưu thông hải ngoại.
Cần chú ý rằng, tiền tố Euro đứng trước tên các đồng tiền có thể làm cho chúng ta nhầm lẫn, do vậy, cần phải phân biệt nội dung các thuật ngữ Euro như sau: Eurocurrency là đồng tiền trôi nổi bên ngoài nước phát hành, tiền tố Euro +XXX ở đây chỉ là quy ước chứ không phải chỉ về Châu Âu.
Lãi suất cho vay của nó dựa trên cơ sở lãi suất LIBOR (London interbanks offer rate), đó là lãi suất 6 ngân hàng hàng đầu của Anh cho vay vào mỗi buổi sáng khi thị trường giao dịch bắt đầu mở cửa cộng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định tuỳ theo tính chất của vốn vay.
Thị trường tiền tệ Châu Âu là nơi gặp gỡ của các NHTW, NHTM và các công ty lớn toàn cầu, một cách đúng nghĩa thì nó là cầu nối “chợ tài chính” giữa nội địa Châu Âu và thế giới. Điển hình là các khoản tiền gửi bằng USD tại Mỹ, luân chuyển nhanh chóng qua London và từ London phân bổ đi khắp nơi có nhu cầu tại Châu Âu hoặc từ Châu Âu đi nơi khác.
Các NHTW tham gia thị trường này khi họ cần đầu tư tích trữ ngoại tệ, tuy nhiên, không một NHTW nào thực hiện chức năng kiểm soát hay giám sát thị trường này, bởi lẽ thị trường tiền tệ Châu Âu sẽ di chuyển đến bất kỳ nơi đâu có điều kiện pháp lý thích hợp và rủi ro chính trị thấp. Các cá nhân thường không tham gia thị trường này, lý do là các giao dịch trên thị trường này thường rất lớn, vượt quá khả năng của một người.
Sự tiện lợi của tiền gửi Eurodollars: Eurodollars tiện lợi hơn nhiều so với những USD nằm trên tài khoản tại các ngân hàng ở Mỹ. Những công dân Châu Âu và những công dân khác không phải công dân Mỹ có những khoản thu và chi thường bằng USD không bằng nhau tại mỗi thời điểm, ví dụ trong một số trường hợp, họ có nguồn thu USD vượt quá nhu cầu sử dụng, và trong các trường hợp khác, nhu cầu chi bằng USD lại vượt quá nguồn thu của họ. Một thực tế là, họ có thể bán phần phụ trội bằng USD để lấy nội tệ khi nguồn thu quá lớn và mua phần thiếu hụt USD bằng nội tệ khi khoản chi quá lớn. Tuy nhiên, họ phải chịu chi phí giao dịch (chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra) và phải đối mặt với tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Để tránh được chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá, họ có thể chọn phương án ký gửi USD tại các ngân hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, phương án này tỏ ra không hiệu quả, bởi vì họ lại phải giao dịch với những nhà ngân hàng ở cách xa hàng nghìn dặm cùng với những vấn đề phức tạp trong tập quán giao dịch. Rõ ràng sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu những người ngoài nước Mỹ ký gửi USD tại một ngân hàng ở xung quanh họ hay tại nước bản địa. Các ngân hàng này sẽ đáp ứng nhanh hơn những yêu cầu của khách hàng. Điều này trở thành động lực khiến cho thị trường Eurocurrency phát triển nhanh chóng.
Sự không hạn chế vay USD tại Eurobanks: thị trường Eurodollars có thể vẫn phát triển cho dù không tồn tại nhu cầu vay của những người không cư trú. Nếu điều này xảy ra thì các Eurobanks phải chuyển toàn bộ Eurodollars có được quay trở lại thị trường tiền tệ của Mỹ. Tuy nhiên, một thực tế là trong những năm 60 và 70 (thế kỷ trước), do có những hạn chế đối với người không cư trú trong việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng ở Mỹ (nhưng các Eurobanks không bị hạn chế), đã kích thích những người này quay sang vay USD tại các Eurobanks. Đây được xem như là tiền đề và là động lực cho sự phát triển tín dụng bằng Eurodollars thuộc tài sản có trên bảng cân đối tài sản của các Eurobanks. Vào năm 1965, đầu tư ra nước ngòai bị hạn chế bởi một chương trình tự nguyện nhằm kiểm soát hạn chế cho vay USD đối với các ngân hàng ở Mỹ, và đến năm 1968 thì chương trình này trở thành bắt buộc. Chương trình kiểm soát hạn chế tín dụng này đã buộc nhiều người có nhu cầu vay USD chuyển hướng sang thị trường Eurodollars.
Không phải chịu thuế thu nhập từ đầu tư vào chứng khoán nước ngoài. (The U.S. Interest Equalization Tax-IET). Một quy chế tiếp theo đã tác động làm tăng trưởng tín dụng Eurodollars là việc Mỹ đánh thuế thu nhập đối với người cư trú có thu nhập từ đầu tư vào chứng khoán nước ngoài (IET). Điều này hàm ý, để kích thích công dân Mỹ tiếp tục cho người nước ngoài vay, thì lãi suất người nước ngoài chào vay phải tương đối cao đủ để bù đắp chi phí thuế thu nhập (IET) nói trên. Để giảm chi phí, những người nước ngoài chuyển sang vay USD trên thị trường Eurodollars. Do tránh được thuế thu nhập (IET) nên lãi suất chào vay thực sự đã giảm xuống
Sự tiện lợi của tín dụng Eurodollars: sự tiện lợi của tín dụng Eurodollars cũng giống như tiền gửi Eurodollars. Tín dụng Eurodollars thường tiện lợi hơn nhiều so với tín dụng do các ngân hàng ở Mỹ cấp. Điều này cũng đúng đối với tín dụng bằng Eurocurrency khác, bởi vì các ngân hàng hải ngoại biết rõ hơn về độ tín nhiệm và năng lực của khách hàng trên cùng địa bàn hoạt động. Kết quả là, thay vì phải đi vay USD tại New York, GBP tại London..., những người có nhu cầu có thể đi vay đồng tiền cần thiết ngay trên thị trường nội địa của mình.
Những sự kiện như tiền gửi chảy ra nước ngoài để tránh Quy chế Q (FED – Ngân hàng Trung ương Mỹ) khống chế trần lãi suất tối đa đối với các khoản tiền gửi tại ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi của Mỹ), các ngân hàng chuyển hướng sang họat động ở nước ngoài, các nhu cầu USD chuyển hướng sang vay ở nước ngoài để tránh quy chế về thuế thu nhập (IET), chương trình kiểm soát tín dụng và đầu tư trực tiếp... đã kích thích thị trường Eurodollars tăng trưởng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cho dù hầu hết những quy chế nêu trên, thuế thu nhập (IET), cũng như các kiểm soát khác được dỡ bỏ vào những năm 70, nhưng thị trường Eurodollars vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Vai trò của chênh lệch đầu vào, đầu ra hẹp: nguyên nhân chính khiến cho các hoạt động của Eurobanks thành công ngay cả sau khi Chính phủ Mỹ bãi bỏ các quy chế khắt khe đối với các ngân hàng Mỹ là: Eurobanks có khả năng trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng ở Mỹ. Đây là lợi thế cạnh tranh và là nguyên nhân cơ bản giúp cho các hoạt động của Eurobanks tồn tại, được ưa chuộng và phát triển. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại các Eurobanks là hẹp hơn so với tại các ngân hàng ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân giải thích điều này, nhưng nhìn chung, những nguyên nhân chính bao gồm: Khác với các ngân hàng kinh doanh nội địa, các Eurobanks được độc lập với những quy chế kiểm soát của chính phủ, đặc biệt là không phải tham gia dự trữ bắt buộc. Trong khi đó, các ngân hàng nội địa phải trích một phần tài sản Có của mình để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp. Trong khi đó, do các Eurobanks không phải là đối tượng phải tham gia dự trữ bắt buộc, cho nên chúng có khả năng chỉ duy trì một lượng tài sản tối ưu có mức lãi suất thấp làm tài sản dự trữ, chính vì vậy mà các Eurobanks có thể trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng ở Mỹ.
Lợi ích kinh tế từ quy mô giao dịch lớn của Eurobanks. Nhìn chung, mức trung bình của mỗi khoản tiền gửi và mỗi khoản cho vay là rất lớn, từ hàng trăm triệu đến nghìn triệu USD, lớn hơn rất nhiều so với giao dịch nội địa (từ $10, $100 hay $1000...). Điều này có nghĩa là chi phí hoạt động trung bình liên quan đến mỗi USD nhận tiền gửi hay cho vay là rất thấp đối với các Eurobanks.
Các Eurobanks tránh được đáng kể những chi phí phụ trội liên quan đến tổ chức cán bộ, hành chính và sự chậm trễ phát sinh do phải tuân theo các quy định tại mỗi ngân hàng nội địa. Các Eurobanks không phải duy trì một hệ thống chi nhánh cồng kềnh như các ngân hàng nội địa. Hơn nữa, những ngân hàng nội địa cần một cơ chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ và thường là phải chịu chi phí khá lớn cho những họat động liên quan đến pháp lý, trong khi đó, các Eurobanks giảm được đáng kể những chi phí này.
Những hoạt động của các Eurobanks chịu sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ và những điều kiện tham gia hoạt động trên thị trường này tương đối dễ dàng so với những hoạt động ngân hàng nội địa. Điều này khiến cho thị trường Eurocurrency càng trở nên hiệu quả và cạnh tranh hơn.
Các Eurobanks không phải trả phí bảo hiểm tiền gửi, trong khi đó các ngân hàng Mỹ phải trả phí bảo hiểm tiền gửi.
Nhìn chung, đội ngũ khách hàng được các Eurobanks cho vay đều là những khách hàng có chất lượng cao, có tỷ lệ vỡ nợ không đáng kể, ngược lại, những khách hàng mà các ngân hàng nội địa cho vay thường có tỷ lệ vỡ nợ khá cao, do đó, các ngân hàng nội địa phải thu thêm một khoản phí cho vay để bù đắp rủi ro, làm cho mức lãi suất cho vay bị đội lên và mức lãi suất tiền gửi giảm xuống.
Rủi ro hoạt động của thị trường Eurodollar không những ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước chủ quyền đồng tiền này. Một trong những mối quan tâm chính đến thị trường Eurodollar là thị trường này bao gồm một khối lượng khổng lồ nguồn vốn có khả năng tạo tín dụng nhưng lại không có bất cứ một quy chế điều chỉnh nào. Một số lý luận cho rằng, những hoạt động của Eurobanks ví như một quả bom tiềm ẩn được cài dưới Hệ thống tài chính thế giới. Trong thực tế, những hoạt động của Eurobank không bị điều chỉnh và không tồn tại cơ chế tiếp cận với người cho vay cuối cùng, cộng với sự hoạt động trên thị trường Interbank rất sôi động, làm phát sinh những lo ngại rằng: nếu một Eurobank sụp đổ sẽ tạo ra hiệu ứng tàn khốc làm sụp đổ các Eurobank khác (theo hiệu ứng lây lan dây chuyền), như vậy, sẽ làm tăng mối nguy hiểm đến toàn hệ thống tài chính quốc tế.
Một mối quan tâm khác đến thị trường Eurodollar là áp lực tiềm ẩn của thị trường này lên lạm phát. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường Eurodollar trong những năm 60 và 70 (thế kỷ trước) xảy ra trùng khớp với tăng đáng kể tỷ lệ lạm phát ở các nước công nghiệp. Một số nhà hoạch định chính sách và kinh tế đã cho rằng, do tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường Eurodollar đã góp phần tăng tỷ lệ lạm phát. Lý luận này dựa trên cơ sở là: sự tăng trưởng nhanh của thị trường Eurodollar không bị hạn chế bởi dự trữ bắt buộc, do đó, đã tạo ra hiệu ứng tạo tiền bổ sung vào cung tiền quốc gia, làm cho áp lực lạm phát gia tăng. Ví dụ: do không chịu các quy chế điều chỉnh nên thị trường Eurodollar không có tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay có tỷ lệ rất thấp so với thị trường trong nước, từ đó, thị trường Eurodollar đã tạo ra hiệu ứng mở rộng cung ứng tiền rất lớn, tăng khả năng lạm phát ở các quốc gia tham gia thị trường này.
Một số nhà kinh tế học đã phản đối hoạt động của thị trường Eurodollar từ những góc độ khác; đặc biệt họ rất quan tâm đến một thực tế rằng, thị trường Eurodollar đã tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán một cách dễ dàng. Họ cho rằng, thị trường Eurodollar phát triển nhanh chóng là do có sự tồn tại một bên là nhóm các nước có thặng dư cán cân thanh toán và một bên là nhóm các nước có thâm hụt cán cân thanh toán thường xuyên. Thị trường Eurodollar được coi như chiếc cầu nối chuyển vốn từ những nước thặng dư đến những nước thâm hụt; và nếu sự di chuyển vốn này cứ xảy ra liên tục trong nhiều năm, sẽ dẫn đến kết quả là nợ của các nước thâm hụt ngày càng tăng. Các nhà kinh tế tỏ ra lo lắng khi cho rằng, do điều kiện đi vay trên thị trường Eurodollar là quá dễ dàng, đã kích thích các nước thâm hụt đi vay quá mức, hơn nữa, có thể làm cho các quốc gia thâm hụt không kiên quyết theo đuổi những chính sách kinh tế vĩ mô một cách nghiêm túc. Do đó, hệ thống Eurobanks có thể gặp phải rất nhiều mối nguy hiểm. Giả sử khi đã trở thành con nợ quá lớn, có thể một số nước sẽ không còn thiện chí trả nợ; và nếu điều này xảy ra có hệ thống thì mọi niềm tin vào Eurobanks sẽ không còn nữa. Một vấn đề nữa, nếu những người gửi tiền vào Eurobanks nhận thấy rằng dư nợ của các nước thâm hụt là quá lớn và bộc lộ nhiều rủi ro, khiến cho mọi người ồ ạt rút tiền gửi từ các Eurobanks và sẽ tạo ra hai hiệu ứng: (i) hệ thống Eurobanks có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán; (ii) các nước thâm hụt không còn khả năng tuần hoàn tín dụng.
Mặt khác, thị trường Eurodollar cũng tạo ra sự bất ổn cho nước Mỹ (nước chủ quyền của đồng tiền này), khi có những áp lực về tỷ giá sẽ làm cho giá trị của đồng USD tăng lên hay giảm xuống, dẫn đến lãi suất thị trường trong nước có thể thay đổi, nó tác động đồng thời ở cả hai thị trường Eurodollar và thị trường nội tệ Mỹ. Chúng ta có thể xem xét vấn đề trên qua hai trường hợp: (i) đồng tiền USD đang bị áp lực giảm giá; (ii) đồng tiền USD đang bị áp lực tăng giá.
Khi đồng USD có áp lực giảm giá thì khả năng đồng tiền này chạy ra khỏi nước Mỹ với số lượng lớn là điều không thể tránh khỏi, người dân muốn đổi nhanh chóng từ USD ra các đồng tiền khác để tránh nguy cơ mất giá của đồng tiền. Để hạn chế lượng vốn chạy ra nước ngoài, Chính phủ Mỹ phải có những biện pháp cứng rắn như kiểm soát số lượng USD mà người nước ngoài có thể vay tại Mỹ. Điều này làm cho thị trường Eurodollar ngoài nước Mỹ có cơ hội phát triển mạnh, làm cho lãi suất của thị trường trong nước, nơi đồng USD bị kiểm soát, giảm xuống.
Khi đồng USD có áp lực tăng giá, để tránh luồng vốn đổ vào Mỹ do dự đoán đồng USD lên giá, chính phủ Mỹ phải có chính sách kiểm soát nguồn vốn này, những biện pháp này có mục đích giới hạn lượng vốn mà người nước ngoài có thể gửi tại Mỹ và giới hạn lượng USD mà người dân Mỹ có thể cho vay ra nước ngoài. Bất kì người nào không có quốc tịch Mỹ mà muốn giữ tài khoản tiền gửi bằng USD chỉ còn một cách là thông qua thị trường Eurodollar, kết quả là làm cho lãi suất tiền gửi của đồng USD ở thị trường thấp hơn so với thị trường nước Mỹ.
Tóm lại, ngày nay tốc độ tăng trưởng của thị trường tiền tệ quốc tế được biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của tiền gửi và tín dụng (Eurocurrency Deposits and Loans) là đáng kinh ngạc, đồng thời là nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các thị trường tài chính nói chung và ngành công nghiệp ngân hàng nói riêng, trong đó có Việt Nam chúng ta.