Este đơn chức là gì

Trong hóa học, este là một hợp chất hóa học được sinh ra từ một axit (hữu cơ hoặc vô cơ), trong đó, ít nhất một nhóm LIPOH (hydroxyl) được thay bằng nhóm alkyl (kiềm).[1] Thông thường, este được cấu tạo từ axit carboxylic và alcohol. Glyceride, este axit béo của glycerol, là loại este rất quan trọng trong sinh học. Glyceride cũng là một loại lipid phổ biến và có mặt trong chất béo động vật và dầu thực vật. Este có trọng lượng phân tử thấp và thường được sử dụng làm nước hoa. Ngoài ra, este cũng được tìm thấy trong các loại tinh dầu và pheromone. Phosphoester tạo nên mạch khung của phân tử DNA. Các este nitrat, chẳng hạn như nitroglycerin, là thành phần của thuốc nổ. Polyester lại là những chất dẻo quan trọng; trong polyester, các đơn phân được liên kết bởi các gốc este. Este thường có mùi thơm và được coi là dung môi tốt cho rất nhiều các chất dẻo, chất hóa dẻo, nhựa cây và sơn mài.[2] Đây cũng đồng thời là một trong chất bôi trơn tổng hợp lớn nhất trên thị trường.[3]

Este đơn chức là gì

Công thức cấu tạo tổng quát của este

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Phân loại
  • 3 Tính chất vật lý
  • 4 Tính chất hoá học
  • 5 Phương pháp điều chế
  • 5.1 Mùi của một số este thông dụng
  • 6 Tham khảo

Tên gọiSửa đổi

Tên gốc hiđrocacbon của alcohol (yl) + Tên gốc axit (at)

Nếu rượu có tên riêng thì không cần biến đổi đuôi.

Phân loạiSửa đổi

Có bốn loại este:

  1. Este của axit đơn chức và alcohol đơn chức.
  2. Este của axit đa chức và alcohol đơn chức. Loại này lại có thể chia thành các nhóm là este trung hòa và este axit.
  3. Este của axit đơn chức và alcohol đa chức.
  4. Este của axit đa chức và alcohol đa chức (ít gặp).

Tính chất vật lýSửa đổi

Este của các loại rượu đơn chức và axit đơn chức (với số nguyên tử cacbon không lớn lắm) thường là các chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau.

Nhiệt độ sôi của este so với axit có cùng công thức phân tử thấp hơn rất nhiều vì không có sự tạo thành liên kết hiđrô. Tính tan của este: tan ít trong nước.

Tính chất hoá họcSửa đổi

Các este có một số tính chất chung như:

  1. Thủy phân trong môi trường axít (phản ứng thuận nghịch): RCOOR + H2O (H+)  RCOOH + ROH
  2. Thủy phân trong môi trường kiềm hay còn gọi là phản ứng xà phòng hóa. RCOOR + NaOH  RCOONa + ROH

Một số tính chất riêng:

  1. Este của axit fomic: HCOOR có tính chất của một anđêhít.
  2. Este của phenol bị thủy phân trong môi trường kiềm không tạo ra rượu. Ví dụ: CH3COOC6H5 + 2 NaOH  CH3COONa + C6H5ONa + H2O
  3. Este của các rượu có liên kết pi khi thủy phân có thể tạo ra anđêhit hoặc xeton. Ví dụ: CH3COOCH=CH2 + H2O  CH3COOH + CH3CHO
  4. Este không no có phản ứng cộng và trùng hợp như hydrocarbon không no. Ví dụ phản ứng điều chế thủy tinh hữu cơ: n CH2=C(CH3)COOCH3  Plexiglass

Đây là phản ứng trùng hợp với điều kiện về nhiệt độ, xúc tác thích hợp cùng áp suất cao.

Phương pháp điều chếSửa đổi

Có thể điều chế este bằng phản ứng giữa rượu đơn chức hoặc đa chức với axit hữu cơ đơn chức hoặc đa chức. Phản ứng này được gọi là phản ứng este hóa. Ngoài ra còn có thể dùng axit tác dụng với ankin hoặc cũng có thể cho phenol cộng với anhiđrit axit.

Công thức tổng quát phản ứng este hoá giữa rượu và axit cacboxylic (Phản ứng thuận nghịch, điều kiện: H2SO4 đặc, to)

  1. R(COOH)x + xR'OH <=> R(COOR')x + xH2O
  2. yR(COOH)x + xR'(OH)y <=> Ry(COO)xyR'x + xyH2O
  3. xRCOOH + R'(OH)x <=> R'(OOCR)x + xH2O

Ví dụ:C2H5OH + CH3COOH <=> CH3COOC2H5 + H2O

Mùi của một số este thông dụngSửa đổi

  1. Isoamyl axetat có mùi dầu chuối.
  2. Amyl fomat có mùi mận.
  3. Metyl salicylat có mùi dầu gió.
  4. Etyl Isovalerat có mùi táo.
  5. Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa.
  6. Geranyl axetat có mùi hoa hồng.
  7. Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam.
  8. Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ International Union of Pure and Applied Chemistry. "esters". Toàn văn bản Giản Lược Thuật Ngữ Hoá Học.
  2. ^ Cameron Wright (1986). A worker's guide to solvent hazards. The Group. tr. 48.
  3. ^ E. Richard Booser (ngày 21 tháng 12 năm 1993). CRC Handbook of Lubrication and Tribology, Volume III: Monitoring, Materials, Synthetic Lubricants, and Applications. CRC. tr. 237. ISBN 978-1-4200-5045-5.