Đơn xin thực hành tại nhà thuốc

Mẫu đơn xin thực hành khám bệnh - chữa bệnh cho đối tượng muốn được cấp chứng chỉ hành nghề Đa khoa/ Nội/ Ngoại

//drive.google.com/file/d/1-nqbNAUYSySscz3bqXX-oaxJHiAhyufY/view?usp=sharing

Mẫu đơn xin thực hành khám bệnh - chữa bệnh cho các đối tượng còn lại

//drive.google.com/file/d/1h3Gkqn6P0B20kE6Pmes6kfX9r2sJpPVc/view?usp=sharing

Thời gian được xác định là thực hành chuyên môn được sẽ tính từ khi ký hợp đồng vào làm việc [thực hành] tại công ty dược..

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư!

     Tôi cần tư vấn về mục  “xác nhận thời gian thực hành chuyên môn dược “

     Tôi muốn hỏi phải ghi thời gian thực hành tính từ khi tốt nghiệp lấy bằng ?? Hay là tính từ khi tôi kí hợp đồng vào làm việc tại công ty. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời gian được xác định là thực hành dược, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thời gian được xác định là thực hành dược như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Dược năm 2016
  • Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật Dược

     Theo yêu cầu của bạn, bạn cần chúng tôi tư vấn về thời gian được xác nhận là thực hành chuyên môn dược sẽ tính từ khi tốt nghiệp và lấy bằng, hay là tính từ khi được ký hợp đồng lao động làm việc tại công ty. Đối với yêu cầu tư vấn trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

1. Thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược

     Theo khoản 2 điều 13 về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược có quy định:

“2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam [sau đây gọi chung là cơ sở dược]; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

a] Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b] Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ; c] Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.” 

     Đồng thời, theo điểm d và đ khoản 1 điều 3 nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về những giấy tờ trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược có ghi nhận:

“d] Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;

đ] Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi hoạt động chuyên môn;”

     Căn cứ vào các quy định trên có thể thấy, thời gian được xác định là thời gian thực hành chuyên môn dược là tổng các khoảng thời gian thực hành tại một hay nhiều cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc,….Đối với trường hợp của bạn, thời gian được xác định là thực hành chuyên môn dược sẽ tính từ khi bạn ký hợp đồng vào làm việc [thực hành] tại công ty dược.

2. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học

Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định tại Điều 21 Nghị định 54/2017/NĐ-CP:

1. Người có trình độ chuyên khoa sau đại học là người có một trong các bằng sau:

a] Thạc sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học [sau đây gọi tắt là thạc sỹ];

b] Tiến sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học [sau đây gọi tắt là tiến sỹ];

c] Chuyên khoa I hoặc chuyên khoa II theo hệ đào tạo chuyên khoa sau đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định tương ứng với từng phạm vi hành nghề như sau:

a] Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về bào chế, công nghiệp dược, kiểm nghiệm thuốc được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cụ thể:

– 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

– 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

b] Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược lý, dược lâm sàng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở bán lẻ thuốc, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:

– 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

– 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

c] Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược liệu, dược cổ truyền, y học cổ truyền được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở chuyên kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cụ thể:

– 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

– 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

d] Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về truyền nhiễm, vi sinh, y tế dự phòng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế, cụ thể:

– 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

– 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

đ] Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc hóa dược [trừ tủ thuốc trạm y tế xã], kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, cụ thể:

– 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

– 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

e] Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, tủ thuốc trạm y tế xã, cụ thể:

– 03 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

– 06 tháng nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

Bạn Thanh Hoa ở Mê Linh, hỏi: “Chào thấy cô, em muốn hỏi về cách làm giấy chứng nhận hành nghề dược như thế nào ạ? ”

Chào bạn Thanh Hoa, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho trường cao đẳng Dược Hà Nội cơ sở . Về vấn đề xin cấp giấy chứng nhận hành nghề dược đang được rất nhiều bạn quan tâm. Dưới đây nhà trường sẽ thống kê cho các bạn những vấn đề các bạn cần lưu ý khi làm giấy chứng nhận hành nghề dược như sau:

Điều kiện để xin cấp chứng chỉ hành nghề dược

Theo quy định tại Điều 13 Luật Dược 2016 thì điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược được quy định như sau:

  1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn [sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn] được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược
  2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam [sau đây gọi chung là cơ sở dược]; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
  3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
  4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

b] Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hành nghề dược gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo mẫu do Bộ Y tế quy định [Mẫu số 1a/ĐĐN-CC, thông tư  10/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013];
  • Bảo sao có chứng thực văn bằng chuyên môn;
  • Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở Dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp theo mẫu do Bộ Y tế quy định [Mẫu số 3/GXN, thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013];
  • Bản sao có chứng thực [hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu] Chứng minh thư nhân dân;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền [Bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện trở lên] cấp trong thời hạn 12 tháng;
  • 02 ảnh chân dung kích thước 4 cm x 6 cm.

Xin giấy chứng nhận hành nghề dược

Một số chú ý khi làm giấy tờ hồ sơ xin cấp chứng nhận hành nghề dược.

GIẤY LÝ LỊCH TƯ PHÁP: rất nhiều bạn nghe giấy này thấy lạ lắm, trước giờ chưa nghe bao giờ í. Những hồ sơ có tính pháp lý cao thường bao gồm giấy này
– Nơi làm: sở tư pháp hoặc trung tâm hành chính công của tỉnh, thành phố nơi bạn có hộ khẩu thường trú [cấp tỉnh nha, xã và huyện không làm được giấy này], xin làm giấy lltp để bổ sung hồ sơ cấp giấy chứng chỉ hành nghề Dược dược
– Phí khoảng 200k
– Thời gian làm chỉ 15 phút nhưng thời gian hẹn để có giấy là khoảng 15 ngày. Các bạn sống xa quê mà có dịp về thì nên tranh thủ làm, giấy này có giá trị ít nhất 6 tháng. Nhớ đăng kí trả giấy qua bưu điện cho đỡ mất công đi lấy

GIẤY KHÁM SỨC KHOẺ
– Nơi làm: nhiều chỗ, chỗ nào có khu khám sức khoẻ để làm giấy tờ thì vô đó làm, nhanh lắm, cũng 15p nhưng cũng hẹn khoảng 1 tuần có giấy
– Bắt buộc khám theo thông tư 14, khám tất cả các mục, kể cả xét nghiệm máu và Xquang, đến chỗ khám nói khám theo thông tư 14 bộ y tế là ngta biết

ẢNH CHÂN DUNG 4×6 
– Chụp phông nền màu trắng, đến chỗ chụp hình nói là chụp để làm hộ chiếu passport là ngta biết nha
– Cần 2 cái trong bộ hồ sơ, thời gian chụp không quá 6 tháng

GIẤY TỜ PHOTO CÔNG CHỨNG:
– Nếu địa chỉ trên cmnd và hộ khẩu khác nhau thì thành phần hồ sơ yêu cầu thêm hộ khẩu ptcc, còn giống thì không có cũng được
– Gần đây có vụ làm căn cước công dân, tốt nhất rảnh rỗi thì đi làm luôn, sau này cần làm giấy tờ cũng có sẵn không phải chờ đợi

GIẤY XÁC NHẬN THÂM NIÊN:
– Vì nhiều lý do mà cho dù bạn có đi làm thuê thật sự cho bệnh viện/nhà thuốc/công ty/xí nghiệp, các này vẫn không đóng dấu xác nhận cho bạn, nếu vậy thì làm dịch vụ cho khoẻ
– Nếu bạn tự làm được giấy này thì có thể tự đi làm hồ sơ, không cần nhờ dịch vụ, chú ý về cách điền vào đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược thôi
– Giấy thâm niên này liên quan đến phạm vi hành nghề trong đơn xin cấp và trong chứng chỉ hành nghề Dược được cấp. Hội mình là hội nhà thuốc, quầy thuốc nên chủ yếu các bạn làm chứng chỉ hành nghề Dược để mở kinh doanh [công ty, nhà, quầy]. Tuỳ vào bằng bạn là trung cấp, cao đẳng hay đại học mà phần phạm vi hành nghề khác nhau. Chú ý ghi sao cho đầy đủ nhất để sau này tác nghiệp cho dễ
– Nếu phải làm dịch vụ giấy này thì nên làm luôn trọn gói chứng chỉ hành nghề Dược vì giấy này chiếm số tiền gần trọn chi phí trọn gói rồi với lại để chắc chắn giấy này có hiệu lực nữa, một số bạn đi làm dịch vụ giấy xác nhận thâm niên riêng lẻ để tự đi làm chứng chỉ hành nghề Dược rồi phát sinh lung tung, một số sở y tế trả lời bằng văn bản rằng giấy này không hợp lệ [do không phải thủ trưởng kí, do trích lục không thấy…], hồ sơ bị trả về, giấy xác nhận coi như bằng 0

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC
– Điền vào đơn thôi, ghi phần phạm vi đầy đủ, nếu làm dịch vụ của người có tâm thì họ sẽ ghi đầy đủ nhất cho bạn, không thì cứ nhìn trong mẫu đơn ngta có liệt kê trong đó mà điền vào, hơi rối mắt tí thôi

MỘT VÀI LƯU Ý
– Luật Dược thay đổi nhanh, nếu bạn nào đã đủ số tháng quy định, tính từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp, thì nên làm sớm. Hiện giờ có thể làm dịch vụ, một khi các sở quy định chặt chẽ hơn, theo dự đoán cá nhân thôi nha, vd nộp giấy BHXH [giống sở y tế đã yêu cầu], hoặc yêu cầu chuyên môn từ thực hành nhà thuốc… thì rất khó làm, nhiều khi phải đi làm thuê lại từ đầu để có được giấy này, mất toi thêm kha khá thời gian
– Nếu làm dịch vụ thì lưu ý: không cung cấp chứng từ gốc, chỉ thanh toán khi nhận được giấy, không đặt cọc trước, để tin tưởng thì nên yêu cầu được xem những giấy chứng chỉ hành nghề Dược bên dịch vụ đó đã làm. Nói không ngoa thì giấy này như tài sản cả đời của người dược sĩ vậy đó, tìm nơi tin tưởng để gửi gắm nha các bạn, đừng chỉ quan tâm đến giá cả rồi ôm hận

Chúc các bạn làm khâu giấy tờ thật suôn sẻ nha, đây chỉ là một phần trong công cuộc mở quầy, còn bao nhiêu thứ khác nữa, xong phần nào gọn gàng phần đó để còn dành nguồn lực cho phần khác, dược sĩ luôn lắm việc mà

Các bạn muốn có giấy chứng chỉ hành nghề dược cần phải có bằng  chuyên môn ngành dược. Các bạn đăng ký xét tuyển cao đẳng Dược theo địa chỉ như sau:

Thông tin liên hệ:

  • Trường cao đẳng Dược Hà Nội
  • Điện thoại: 0972.938.849 || 0904.620.983
  • Website: www.caodangyduochanoi.edu.vn

Ngoài ra các bạn có thể ấn nút đăng ký bên dưới và để lại thông tin chính xác để được nhà trường tư vấn kỹ hơn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề