Đối với nhân giống cây rừng phương pháp phù hợp là

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Ngày 27-5-2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, tổng mức đầu tư 5,4 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện dự án là Trung tâm thực nghiệm, thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ, Trường Đại học Tân Trào với quy mô 1,5 triệu cây/năm. Nếu những năm trước đây, toàn tỉnh có 22 vườn ươm cây giống lâm nghiệp đạt chuẩn thì nay có thêm 1 vườn ươm cây giống của Trường Đại học Tân Trào đảm bảo quy mô và sản phẩm chứa đựng nhiều chất xám để nâng cao giá trị.

Đối với nhân giống cây rừng phương pháp phù hợp là

Lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và Sở Nông nghiệp - PTNT thăm quy trình nhân giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Trung tâm thực nghiệm, thực hành

và chuyển giao khoa học công nghệ, Trường Đại học Tân Trào tháng 8-

2017.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương, phụ trách khoa Nông lâm nghiệp của Trường Đại học Tân Trào cho biết, cây giống lâm nghiệp được sản xuất bằng phương pháp nuôi cây mô được các đơn vị trồng rừng, người dân ưa chuộng vì chất lượng cây trồng đảm bảo, ít bị gãy đổ do gió bão. Mặt khác, nếu những năm trước đây, năng suất gỗ rừng trồng chỉ đạt khoảng 50 - 60 m3/ha thì hiện nay do nguồn giống được cải thiện, chất lượng tốt nên năng suất đạt từ 100 - 120 m3/ha, tăng gấp hai lần so với trước đây.

Thực tế về các tỉnh miền Nam, các đơn vị trồng rừng đều khẳng định, cùng là keo lai, nếu thực hiện theo phương pháp giâm hom có tốc độ sinh trưởng từ 20 đến 25 m3/ha/năm nhưng nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có tốc độ sinh trưởng trên 35 m3/ha/năm. Việc sử dụng cây giống keo lai bằng phương giâm hom có nhược điểm là bộ rễ (không có rễ cọc) nên cây hay bị đổ gẫy. Với giống keo lai nuôi cấy mô có bộ rễ cọc chắc chắn, khỏe thân, nhiều lõi gỗ chắc, khả năng sinh trưởng nhanh gấp 1,5 lần so với keo hom sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hẳn.

Tuy nhiên, sản xuất giống keo nuôi cấy mô do phải đầu tư về công nghệ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cần thời gian dài hơn nên chi phí đầu vào về cây giống thường cao hơn. Song phương pháp nuôi cấy mô lại cho ra giống đồng loạt, số lượng lớn, tỷ lệ sống cao, phát triển tốt.

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ sinh học

Anh Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm thực nghiệm, thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ cho biết, áp dụng công nghệ nhân giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô là tìm ra được lời giải cho bài toán nâng cao năng suất rừng trồng và hiệu quả kinh tế lâm nghiệp cho doanh nghiệp và nông dân. Thực hiện dự án, nhà trường đã ký hợp đồng nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô với Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Từ việc tiếp nhận 60 bình giống gốc gồm 3 giống: BV10, BV16, BV33 và 2.000 cây đầu dòng để nhân và trồng thử nghiệm tại trung tâm, đến nay việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ đã thực hiện thành công.

Tính đến đầu tháng 8-2017, trung tâm đã nhân thêm được 7.500 bình, trong đó đưa ra vườn ươm được 140.000 cây giống, số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 35.000 cây, đã xuất vườn được 20.000 cây. Từ nay đến hết năm 2017, trung tâm sẽ sản xuất được 1.000.000 cây mầm, 200.000 cây thành phẩm đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Năm 2018 trung tâm sản xuất 1,6 triệu cây giống, năm 2019 sản xuất 1,9 triệu cây và năm 2020 sản xuất trên 2 triệu cây giống. Những con số sản lượng cây giống tăng lên qua từng năm sẽ là tỷ lệ thuận với số người trồng rừng được hưởng lợi.

Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình chia sẻ, thiếu cây giống chất lượng cao là tình trạng chung của người trồng rừng, nay có được cơ sở sản xuất ngay trên địa bàn đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Còn ông Trần Anh Chương, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên khẳng định, 2 yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng là cây giống và thời tiết. Cách làm của Trường Đại học Tân Trào góp phần đắc lực vào cải thiện sinh khối rừng trồng; đưa tiến bộ kỹ thuật cao vào sản xuất và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 140.000 ha, có trên 80% diện tích rừng được trồng bằng giống chất lượng cao. Theo mục tiêu trên, tỉnh có chính sách hỗ trợ cây giống lâm nghiệp bằng giống keo lai nuôi cấy mô đối với hộ dân có diện tích trồng rừng từ 0,5 ha trở lên. Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông đều đồng thuận về giống mới chất lượng cao. Hiện nay, tỉnh có chính sách, người trồng rừng có nhu cầu, thêm vào đó là môi trường điều kiện đất đai khí hậu là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế rừng của Tuyên Quang.

Nhân giống bằng hom (cutting propagation) là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom.  Nhân giống hom là phương thức nhân giống giữa được các biến dị di truyền của cây mẹ lấy cành cho cây hom, giữ được ưu thế lai của đời F1 và khắc phục được hiện tượng phân ly ở đời F2, rút ngắn chu kỳ sinh sản và thời gian thực hiện chương trình cải thiện giống cây rừng và là phương thức góp phần bảo tồn nguồn gen cây rừng. Nhân giống bằng hom cũng là phương pháp có hệ số nhân giống lớn nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả.

II. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VƯỜN VẬT LIỆU

1. Trồng vườnvật liệu

1.1. Chọn lập địa trồng vườn vật liệu

Vườn giống lấy hom được xây dựng gần vườn ươm,chọn gần khu nhân giống;

Đất tương đối tốt, có tầng đất sâu từ 50cmtrở lên,  thoát nước tốt;

Làm đấttoàn diện (cày bừa kỹ, đất phải được làm sạch cỏ dại...)

1.2. Trồng vườn vật liệu

Biện pháp kỹ thuật: Tạo luống trồng cây với bề rộng 1m÷1,2m, cao 20-30cm, luống cách luống 0,4m-0,5m. Bón lót 0,1 kg phân NPK(5:10:3)/cây. Trồng cây trên luống với mật độ 20 cm x 20cm, các giống được trồng riêng rẽ, Cây giống lấy hom là cây mô hoặc cây hom cây hom thế hệ đầu nhân từ cây mô của giống gốc.

-Làm cỏ, vun gốc sau khi trồng 1 tháng và lặp lại theo định kỳ 2 tháng 1 lần. Khi cây cao khoảng 40 cm thì có thể cắt tạo chồi lần đầu,cắt ngọn, tạo tán để tạo hom,tạo chồi lần đầu được tiến hành cắt bỏ phần ngọn cây ở độ cao 25-30cm từ vị trí mặt đất, rồi phun Ben lát nồng độ 0,15-0,3% ướt cả cây để khử trùng,sau mỗi đợt cắt hom phải phun Ben lát nồng độ 0,15-0,3%, tiến hành làm cỏ, xới đất, bón phân và vun gốc cho cây.

2. Chăm sóc vườn vật liệu

- Định kỳ làm cỏ cho vườn vật liệu giống

- Tuỳ theo điều kiện của thời tiết khoảng 1 tuần tưới cho cây ở vườn vật liệu một lần, lượng nước tưới 5-6lít/lm2vườn vật liệu;

- Mùa giâm hom kéo dài liên tục từ tháng 4 đến tháng 12trong năm, trước mùa giâm hom 2 tháng bón thúc cho vườn vật liệu với liều lượng 0,1 kg phân NPK(5:10:3)/câyđể cây ra nhiều chồi hữu hiệu;

- Hàng năm trước mùa giâm hom phải đốn tạo chồi và làm trẻ hóacho vườn vật liệu lấy hom (trước mùa giâm hom 2 tháng). Mỗi lần cắt hom phải tạo tán cho từng cây trong vườn vật liệu.Thời gian duy trì cây giống để lấy hom không quá 4 năm kể từ khi trồng, sau đó phải thay bằng cây mô mới hoặc cây hom thế hệ đầu nhân từ cây mô.

III. KỸ THUẬT GIÂM HOM

1. Lựa chọn cành cắt hom

- Lấy từ cành cấp một và/hoặc cấp hai khỏe mạnh, sức sống tốt, không có biểu hiện bị sâu bệnh, cành mọc thẳng hoặc nghiêng không quá 30° so với thân chính, hom nửa hóa gỗ, có ngọn chính và có từ 3 đến 4 lá hoàn chỉnh.

2.  Cắt cành hom

- Dùng kéo cắt cành hoặc kéo to cắt các cành chồi vượt đủ tiêu chuẩn (khi cắt phải để lại 1÷2 nách lá của cành lấy hom để tạo chồi cho lần cắt sau). Sau khi cắt xong đem ngay về khu nhà giâm để tiến hành giâm hom.

- Cắt cành hom vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và cành hom đã cắt không được để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và để sang ngày hôm sau.

3.  Cắt hom

- Từ cành hom chọn các đoạn hom ngọn (hom đoạn một) dài 6 ÷ 15 cm (tùy mùa sinh trưởng), hoặchom đoạn hai có 2÷3 nách lá.

- Dùng dao sắc hoặc kéo cắt các đoạn hom đã chọn, cắt vát gốc hom 45°, tránh giập hom.

- Cắt bỏ 1 ÷ 2 lá phía dưới để lại 1 ÷ 2 lá phía trên, cắt bỏ 2/3 phiến lá.

4.  Khử trùng hom

- Hom đã cắt phải ngâm ngay trong dung dịch Benlat nồng độ 0,3% trong 10-20 phút. Sau đó vớt hom ra khay cho ráo nước.

- Giá thể giâm hom là cát: phải được đảo đều và phơi khô dưới nắng 3 ÷ 4 ngày hoặc là cát mới chưaqua sử dụng, trước khi cấy hom phải tưới đủ ẩm (độ ẩm 70 ÷ 75%) và dùng dung dịch Benlat 0.3% tưới đều lên toàn bộ mặt luống.

- Giá thể là bầu đất: sử dụng Benlat nồng độ 0,3% hoặc bằng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,1% phun đều lên giá thể với lượng phun 10 lít trên 100 m2.

5. Cấy cây hom

5.1 Kỹ thuật cấy cây hom

- Chấm hom vào thuốc kích thích ra rễ IBA dạng dung dịch nồng độ 1000 ppm hoặc dạng bột nồng độ 1% theo thể tích sao cho thuốc phủ kín mặt cắt hom và cấy ngay vào luống giâm hom.

- Hom cắt lần nào phải cấy ngay trong ngày và không được để qua đêm.

- Độ sâu cấy hom thông thường 2 ÷ 3 cm.

5.2 Bầu cấy cây

- Hỗn hợp ruột bầu phải tơi xốp, không lẫn đá, sỏi cuội, có khả năng giữ ẩm tốt và đủ nguồn dinh dưỡng. Hỗn hợp ruột bầu phải được xử lý không bị nhiễm các loại nấm và vi khuẩn gây hại.

- Các yêu cầu cụ thể đối với hỗn hợp ruột bầu như sau:

- pHH2O: 5,0 đến 6,0.

- Thành phần cơ giới đất theo thể tích:

- Cát: không quá 10%.

- Sét: không quá 30 %.

- Tỷ lệ chất độn thô (phân chuồng hoai, than bùn, than trấu...): tối thiểu 10% theo thể tích.

Túi bầu

- Chất liệu:polyetylen có độ dày 0,2 mm.

- Hình dạng: hình khối trụ tròn.

- Kích thước (đường kính x chiều cao): tối thiểu 6x10cm.

- Lỗ thoát nước được phân bố đều ở xung quanh và đáy của túi bầu, 6÷8 lỗ/bầu với kích thước lỗ 6 ÷8 mm, có thể dùng túi bầu không đáy có cùng chất liệu, hình dạng và kích thước.

6. Chăm sóc cây

6.1. Chăm sóc cây ở nhà giâm hom

- Sau khi cấy xong, phải phun tưới hom giâm cho mặt lá đủ ẩm và phủ kín lều giâm hom bằng nilon trắng để giữ ẩm. Những ngày nắng gắt thì phải tăng độ tàn che của lều giâm để giảm bớt nhiệt độ trong lều giâm hom.

- Việc tưới phun cho hom giâm phải được tiến hành hàng ngày đặc biệt là 15 ÷ 20 ngày đầu sau khi giâm hom. Lều giâm hom có trang bị hệ thống phun sương tự động hoặc bán tự động thì mỗi lần phun khoảng 10 ÷ 15 giây thời gian cách quãng giữa hai lần phun trong các ngày nắng gắt là 30 ÷ 40 phút, trong các ngày giâm mát là 60 ÷ 70 phút (tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể mà có lịch phun cho cụ thể).

- Khi cây đã ra rễ thì dỡ nilon, giảm dần độ che sáng và tưới đủ ẩm. Sau khoảng thời gian 7 ÷ 10 ngày cây đi vào ổn định thì chuyển cây ra vườn ươm.

6.2. Chăm sóc cây hom ờ vườn ươm

- Sau khi cây hom được chuyển ra vườn ươm thì hàng ngày tưới nước cho cây vào sáng sớm và chiều mát.

- Định kỳ 10 ÷ 15 ngày làm cỏ phá váng cho cây. Thỉnh thoảng phun thuốc chống nấm một lần có thể là Benlat hoặc lưu huỳnh vôi.

ĐT