Đọc, trong nghĩa đó la một trò chơi

  • Thứ tư - 28/04/2021 14:39
  • |In ra
  • |Đóng cửa sổ này

ĐÁP ÁN THI HK2 - MÔN NGỮ VĂN K11
 

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.0
  1  Phương thức biểu đạt chính là nghị luận 0.5
  2 - Tác giả định nghĩa về cuộc sống:  Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. - Quan điểm của tác giả :

Sống là khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả.


Tồn tại là chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.
 
0.5    

0.5


 
  3  Rất nhiều người … không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực: - Bởi vì họ sợ thất bại, sợ rủi ro sẽ ập đến với bản thân.  -Vì họ thiếu bản lĩnh để đối diện với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Họ không nhận ra rằng nếu sống cuộc đời đích thực thì phải trải qua gian nan nguy hiểm rồi mới có niềm vui hạnh phúc.

0.5  
  4 Hs trình bày theo quan điểm của bản thân nhưng phải phù hợp với đạo đức và pháp luật. Có lí giải thuyết phục.
*Có thể bám sát vào 2 chữ dấn thân và cống hiến được gợi ra từ văn bản trên
1.0      
II   Làm văn 7.0
  1 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một nhân vật trong đoạn trích tuỳ bút           Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.      

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


          Bức chân dung tinh thần tự họa qua bài thơ Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
 
0.5    

0.5


 
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh (nhấn mạnh sự nghiệp văn học) và tác phẩm Chiều tối (Mộ);
- Nêu nội dung đề: bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh “là một bức chân dung tinh thần tự họa của tác giả”.
2. Thân bài: Thí sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý như sau:
2.1.Về nội dung
a. Khái quát:  - Hoàn cảnh sáng tác, tập thơ, đề tài, cảm hứng…

 - Giải thích luận đề: “Bài thơ Chiều tối là một bức chân dung tinh thần tự họa của tác giả” nghĩa là qua bài thơ người đọc nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và ý chí kiên cường…


 b. Phân tích bài thơ Chiều tối (HCM) để làm sáng tỏ nhận định: “Bài thơ Chiều tối là một bức chân dung tinh thần tự họa của tác giả
        - Tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hồ Chí Minh (hai câu đầu)
        - Tình yêu cuộc sống của nhà thơ Hồ Chí Minh (hai câu cuối)
        - Ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến sĩ Hồ Chí Minh ( toát lên từ toàn bộ bài thơ)
2.2. Nghệ thuật         - Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình         - Chất cổ điển và hiện đại, chất thép và chất tình hòa quyện         - Hình tượng thơ vận động về phía ánh sáng, tương lai…

3. Kết bài

        - Khẳng định lại vấn đề.

        - Liên hệ bài học về lý tưởng sống, trách nhiệm bản thân với gia đình, xã hội, đất nước…

 5.0
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIA LAI

————————-

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

                                                (Đề thi có 01 trang)

ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.

Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams,

biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo đoạn trích, cuộc sống là gì?

Câu 2. Trong đoạn trích, người tham gia trò chơi và cống hiến hết mình sẽ tìm thấy điều gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm “sống” và “tồn tại” được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Theo anh/chị, người “không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực” có thể gặp những khó khăn gì trong cuộc sống?

LÀM VĂN (7. đim)

Câu 1. (2.điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.

Câu 2. (5.điểm)

            Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài (Phần trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).

……………..Hết……………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIA LAI

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Bài thi: NGỮ VĂN

(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm  
I   ĐỌC HIỂU 3.0  
  1 – Theo đoạn trích, cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. 0.5  
2 – Người tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. 0.5  
3 Thí sinh có những cách lí giải khác nhau nhưng cơ bản cần đáp ứng ý sau:

– Khái niệm “Sống” là cách sống của những người dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả, sống như thế nào để thực sự có ích cho cuộc đời, cho xã hội.

– Khái niệm “Tồn tại” để chỉ cách sống của một số người sống trong ích kỉ, nhỏ nhen, bi quan, chỉ biết thủ phận cho cá nhân, không nghĩ đến cộng đồng, xã hội.

1.0  
4 Người “không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực” có thể gặp những khó khăn như:

– Không có khả năng làm chủ bản thân và không vượt được qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống ;

– Luôn sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi, tự ti, thu mình lại;

– Không có cơ hội khám phá năng lực của bản thân và niềm vui trong cuộc sống.

Thí sinh có thể đưa ra những câu trả lời khác nhưng phải hợp lí và thuyết phục.

1.0  
II   LÀM VĂN 7.0  
  1 Viết đoạn văn trình bày giải pháp đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống. 2.0  
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. 0.25  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giải pháp để đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống. 0.25  
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giải pháp để đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc. Có thể triển khai theo hướng sau:

– Người ngoài cuộc được hiểu là ng luôn thể hiện thái độ bàng quan, thờ ơ trước mọi vấn đề của cuộc sống.

– Giải pháp để đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc:

+  Luôn suy nghĩ, quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia với người khác bằng tinh thần, vật chất.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng.

+ Nỗ lực, phấn đấu hết mình trong công việc để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

+ Tạo cho bản thân thói quen nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề trong cuộc sống theo hướng tích cực.

1.0  
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25  
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25  
2 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài. 5.0  
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài. 0.5  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

   
* Giới thiệu khái quát về tác giả  Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và vấn đề nghị luận là vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài. 0.5  
* Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài:

– Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài:

+ Bên trong ngoại hình xấu xí là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm và cứng cỏi.

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

– Việc phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp ở nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nó cho thấy cái nhìn đa diện, nhiều chiều của người nghệ sĩ để phát hiện ra bản chất sau vẻ bề ngoài của cuộc sống và con người.

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, giọng văn chiêm nghiệm giàu triết lý sống …

3.0  
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25  
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5  
TỔNG ĐIỂM 10.0