Đề bài - giới thiệu truyện kiều của nguyễn du

* Tóm tắt nội dung Truyện Kiều: Thuý Kiều là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiều tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán mình chuộc cha rổi rơi vào lầu xanh lần thứ nhất. Ở đó, nàng được Thúc Sinh bỏ tiền ra chuộc làm vợ lẽ, nhưng chẳng được bao lâu thì bị vợ cả là Hoạn Thư ghen ghét, đọa đày. Sóng gió cuộc đời đưa đẩy Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. May mà nàng gặp người anh hùng Từ Hải và trở thành vợ chàng rồi được chàng giúp báo ân, báo oán. Bị Hổ Tôn Hiến dụ dỗ, Thuý Kiểu vô tinh đẩy Từ Hải vào chỗ chết nên nàng đau đớn, ân hận nhảy xuổng sồng Tiền Đường tự tử. Vãi Giác Duyên cứu nàng, sau đó đưa về Thảo Am tu cùng. Kim Trọng cất công đi tìm Thuý Kiều. Nhở Giác Duyên mà cả gia đình sum họp. Thuý Kiều, Kim Trọng tái hợp trong nỗi niềm mừng mừng tủi tủi. Ai cũng muốn hai người nối lại tình xưa, nhưng Thuý Kiểu đã quyết hai người chỉ nên là bạn tri kỉ.

Đề bài

Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du

Lời giải chi tiết

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Vài nét về tác giả:

- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh trường trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, nhiêu đời làm quan và có truyền thông văn chương.

- Sớm mồ côi cha mẹ nên Nguyễn Du đã phải trải qua cuộc sống khổ sở, cơ cực như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, không áo, ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân. Nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời và số phận khác nhau. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của ỏng.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với hai sự kiện nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Sau khi ra làm quan, ông được cử đi sứ, có dịp tiếp xúc với nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ, phong phú và đa dạng.

- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du bằng cả chữ Hán và chữ Nôm đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học. Về chữ Hán, có ba tập thơ:Thanh Hiên thi tập, Bấc hành tạp lục, Nam trung tập ngâm, với tổng số 243 bài. về chữ Nôm: nhiêu bài văn tế, thơ, nổi tiếng nhất làTruyện Kiềubất hủ.

2. Thân bài:

* Giới thiệu Truyện Kiều:

-Truyện Kiềuđược sáng tác trên cơ sở cốt truyện của cuốn tiểu thuyết Trung Quốc làKim Vân Kiều truyệncủa Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy vậy, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Ông đã chuyển thể sang truyện thơ lục bát bằng chữ Nôm. Nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng nhân vật, tả cảnh, tả tinh... của Nguyễn Du đểu đạt tới trình độ điêu luyện.

-Truyện Kiềuđã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.

* Tóm tắt nội dung Truyện Kiều:
Thuý Kiều là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiều tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán mình chuộc cha rổi rơi vào lầu xanh lần thứ nhất. Ở đó, nàng được Thúc Sinh bỏ tiền ra chuộc làm vợ lẽ, nhưng chẳng được bao lâu thì bị vợ cả là Hoạn Thư ghen ghét, đọa đày. Sóng gió cuộc đời đưa đẩy Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. May mà nàng gặp người anh hùng Từ Hải và trở thành vợ chàng rồi được chàng giúp báo ân, báo oán. Bị Hổ Tôn Hiến dụ dỗ, Thuý Kiểu vô tinh đẩy Từ Hải vào chỗ chết nên nàng đau đớn, ân hận nhảy xuổng sồng Tiền Đường tự tử. Vãi Giác Duyên cứu nàng, sau đó đưa về Thảo Am tu cùng. Kim Trọng cất công đi tìm Thuý Kiều. Nhở Giác Duyên mà cả gia đình sum họp. Thuý Kiều, Kim Trọng tái hợp trong nỗi niềm mừng mừng tủi tủi. Ai cũng muốn hai người nối lại tình xưa, nhưng Thuý Kiểu đã quyết hai người chỉ nên là bạn tri kỉ.

*Truyện Kiều- Bài ca vế tình yêu tự do về ước mơ công lí.

+Truyện Kiềulà bài ca vế tinh yêu tự do, trong sáng, thuỷ chung.

- Mối tình giữa Thuý Kiều và Kim Trọng là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài, gái sắc. Hai người vừa gặp nhau lần đầu thìTình trong như đã mặt ngoài còn e.Tình yêu của họ không bi tính toán về địa vị, tiền tài làm vẩn đục.
Đặc biệt hơn nữa đó là mối tình chân thật và táo bạo hiếm có xưa nay. Thuý Kiều chủ động tìm đến với Kim Trọng để giãi bày tâm sự và cùng chàng thổ nguyền gắn bó trăm năm.

- Mối tinh trong sáng, đẹp đẽ như vậy nhưng rồi phải tan võ nhanh chóng trước cơn phong ba bão táp của những thế lực đen tối, bạo tàn.

- Ngày nay, chúng ta quan niệm tự do yêu đương là chuyện binh thường, nhưng trong xã hội phong kiến hà khắc thời Nguyễn Du, một mối tình lãng mạn như thô' lại là một ước mơ tốt đẹp, thấm nhuần tinh thần nhân đạo.

+Truyện Kiềulà ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân.

- Từ Hải lá hình ảnh người anh hùng lí tưởng của nhản dân. Thấy sự bất bằng, chàng không thể bỏ qua. Từ Hải giúp Kiểu báo ân, báo oán, làm quan toà xử tội những kẻ đã đày đọa, áp bức nàng.

- Từ Hải tượng trưng cho công lí, cho khát vọng tự do. Từ Hải chống lại triều đình không ngoài khát vọng tự do ngang dọc. Hồ Tôn Hiến đã giết chết Từ Hải bằng âm mưu thâm độc, nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Từ Hải vẫn sống mãi trong lòng quần chúng bị áp bức.

*Truyện Kiều- Tiếng khóc cho số phận con người.

-Truyện Kiềulà tiếng khóc cho những mối tinh tan vỡ. Đó là mối tình đầu trong sáng, đạp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng; mối tinh đầy chua xót, đắng cay của Thuý Kiều với Thúc Sinh; mối tình tri âm, tri kỉ của Thuý Kiều và Từ Hải.

-Truyện Kiềulà tiếng khóc cho tinh cốt nhục bị lìa tan. Suốt mười lăm năm lưu lạc, không khi nào Kiểu nguôi nhớ thương cha mẹ và các em.

-Truyện Kiềulà tiếng khóc cho nhân phẩm bị chà đạp. Nguyễn Du đã đánh những lời ai oán, đau đớn nhất để nói về cảnh Thuý Kiều phải bán mình, buộc phải tiếp khách làng chơi, bị mua đi bán lại như món hàng vô tri vô giác.

- Người đọc xót thương Thuý Kiều chính vì Nguyễn Du đã ngậm ngùi rơi lộ trước cảnh ngộ đáy bi kịch của một thiếu nữ tài sác bậc nhất mà lại bị giày vò, đày đọa bởi xã hội phong kiến vạn ác.

- Tiếng khóc trongTruyện Kiềuvừa là tiếng kêu thương về quyển sống của con người trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện tấm lòng nhà thơ hiểu thấu mọi cung bậc của nỗi đau nhân thế. Các nhân vật trongTruyện Kiềumà ông yêu quý đủ tài hoa, dù cố gắng vượt lên số phận, nhưng cuối cùng đều bị hủy hoại.

*Truyện Kiều- Bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối.

- Cùng với tiếng khóc đau đớn chứa đựng tinh thẩn nhân đạo sâu xa, Truyện Kiềucòn là lời tố cáo mạnh mẽ hiện thực đen tối của xã hội phong kiến. Trước hết, tác giả tố cáo tội ác của giai cấp thống trị: từ bọn sai nha, quan xử Kiện, bọn chủ lầu xanh cho đến ả tiểu thư họ Hoạn, tên quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến,... Bọn chúng đểu ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.

- Thuý Kiểu tài sắc vẹn toàn, lẽ ra nàng phải được sống một cuộc đời ấm êm, hạnh phúc, nhưng xã hội phong kiến bạo tàn đã cướp đi tất cả.

- Mấy phen Thuý Kiểu có vươn lên, tìm cách thoát khỏi cảnh đời ổ nhục nhưng đểu bị những thế lực bạo tàn nhấn chìm sâu hơn nữa. Hánh động quyên sinh của Thuý Kiều ở sông Tiền Đường không chỉ chấm dứt một đoạn đời mười lăm năm lưu lạc của nàng mà còn là cách Nguyễn Du kết án tội ác của cái xã hội đã đày đọa nàng.

- Tuy cuối cùng được gặp lại Kim Trọng nhưng Thuý Kiều cảm thấy cuộc đời minh đã mất hết ý nghĩa. Nàng sống cô đơn, món mỏi trong quãng dời còn lại. Đây là bản cáo trạng đanh thóp của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến đáy áp bức, bát công.

* Cái nhìn của Nguyễn Du đối với đồng tiền trongTruyện Kiều.

+ Nguyễn Du nhận thức rất rõ về hai mật của đồng tiền.

- Tác hại ghê gớm của ma lực đồng tiền: Vì tiền, nhiều kẻ trở nên tham lam, vô liêm sỉ: thằng bán tơ; bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa; viên quan xử kiện vì tiền mà đổi trắng thay đen, tên Mã Giám Sinh, mụ Tú Bà, gã Sở Khanh kiếm chác trôn nỗi tủi nhục của các cô gái lầu xanh; bọn Ưng Khuyển đốt nhà; bắt cóc, giết người vì tiền.

- Tác dụng tích cực của đồng tiền: Thuý Kiều bán mình để lấy tiền chuộc cha và em ra khỏi chốn tù ngục. Từ Hải đem tiền bạc để chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Thuý Kiều báo ân, báo oán...

*Truyện Kiểu- Tiếng nói hiểu đời của Nguyễn Du.

- Giá trị của kiệt tácTruyện Kiềukhông chỉ ở nội dung và nghệ thuật mà còn thể hiện ở chiều sâu hiểu biết với con người, ở sự thông cảm, bao dung đối với con người của Nguyễn Du. Ông như hiểu hết mọi điều uẩn khúc trong đời sống tinh cảm của con người, nhìn rõ chỗ mạnh chỗ yếu, thậm chí cả chỗ tầm thường của từng nhân vật. Ông miêu tả nhân vật với cảm xúc xót xa, thương cảm hoặc khinh bỉ và căm phẫn.

- Thuý Kiểu và Từ Hải đều có tính cách cao thượng, mạnh mẽ, tuy nhiên cũng có khi yếu đuối, dại dột, tầm thường. Tuy vậy, bao giờ hai nhân vật này cũng chiếm trọn tinh cảm mến yêu của nhà thơ. Cao Bá Quát khen:Truyện Kiềulà tiếng nói hiểu đời. Ý kiến đó khẳng định giá trị sâu sắc của tác phẩm.

- TrongTruyện Kiều, những nhân vật bác ái, từ bi không nhiều. Nguyễn Du nói đến họ một cách trân trọng để đem lại cho người đọc một niềm an ủi, hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Nhà thơ giúp người đọc hiểu ra rằng tại sao trong giai đoạn suy tàn của giai cấp phong kiến, lòng thương người lại hiếm hoi đến thế! Nguyễn Du kín đáo khẳng định:Cái chế độ bất nhân, bất nghĩa đó không có lí do gì để tiếp tục tồn tại.

* Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật sống động:
- Các nhân vật của Nguyễn Du vừa có nét riêng nổi bật, vừa có nét điển hình, đặc biệt là về tâm lí. Chỉ cần một đôi nét miêu tả chính xác, tài tình là tác giả đã thể hiện đúng thần thái của nhân vật ấy.

+Truyện Kiềulà mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình:

- Nguyễn Du có biệt tài kể chuyện và giới thiệu nhân vật một cách ngắn gọn và sinh động. Chỉ bằng vài câu thơ, ông đã giúp người đọc hiểu được tinh huống, tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Nguyễn Du đã biến thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trở thành một hình thức thơ trang nhã và hấp dẫn.

- Ngôn ngữTruyện Kiềutrong sáng, phong phú, trau chuốt và giàu sức biểu cảm. Ngôn ngữ dân gian kết hợp nhuần nhuyễn với ngôn ngữ bác học. Lời thơ tuy được viết cách đây hai trăm năm nhưng đến nay đọc vẫn thấy mới mẻ. Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hoá cao độ, nhân vật nào ngôn ngữ ấy, không thể lẫn lộn. Tác giả sử dụng từ Hán - Việt, các điển tích, điển cố rất đúng chỗ, phép đối rất chỉnh. BằngTruyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng cao bản chất giàu và đẹp của Tiếng Việt; khai thác và sáng tạo để làm nên một kiệt tác bất hủ.

3. Kết bài:

-Truyện Kiềucó giá trị nội dung và nghệ thuật đạt tới trinh độ xuất sắc, điêu luyện, thể hiện tài năng bậc thầy của thi hào Nguyễn Du.Truyện Kiềuxứng đáng là đỉnh cao chói lọi của tho ca dân tộc.

-Truyện Kiềuđược nhiều thế hệ người đọc Việt Nam yêu thích. Nguyễn Du được tôn vinh là đại thi hào, là Danh nhân văn hoá thố giới. Tên tuổi của ông đã mang lại vẻ vang cho nền văn học nước nhà.