Đề bài - bài 104 trang 152 sbt toán 7 tập 1

-Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

Đề bài

Cho tam giác \(ADE\) cân tại \(A\). Trên cạnh \(DE\) lấy các điểm \(B\) và \(C\) sao cho \(\displaystyle DB = EC <{1 \over 2}DE\)

a) Tam giác \(ABC\) là tam giác gì? Chứng minh điều đó?

b) Kẻ \(BM \bot A{\rm{D}}\)kẻ \(C{\rm{N}} \bot {\rm{AE}}\). Chứng minh rằng \(BM = CN.\)

c) Gọi \(I\) là giao điểm của \(MB\) và \(NC\). Tam giác \(IBC\) là tam giác gì? Chứng minh điều đó.

d) Chứng minh rằng \(AI\) là tia phân giác của góc \(BAC.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

-Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 104 trang 152 sbt toán 7 tập 1
Đề bài - bài 104 trang 152 sbt toán 7 tập 1

Xét \(ABD\) và \(ACE\) có:

\(AD = AE\) (vì \(ADE\) cân tại \(A\))

\(\widehat D = \widehat E\)(vì \(ADE\) cân tại \(A\))

\(DB = EC\) (gt)

\( \Rightarrow ABD = ACE\) (c.g.c)

\( \Rightarrow AB = AC\) (hai cạnh tương ứng).

Vậy \(ABC\) cân tại \(A.\)

b) Xét hai tam giác vuông \(BMD\) và \(CNE\) có:

\(\widehat {BM{\rm{D}}} = \widehat {CNE} = 90^\circ \)

\(BD = CE\) (gt)

\(\widehat D = \widehat E\)(vì\(ADE\) cân tại \(A\))

\( \RightarrowBMD = CNE\) (cạnh huyền - góc nhọn)

\( \RightarrowBM = CN\) (hai cạnh tương ứng).

c) \( BMD = CNE\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow \widehat {DBM} = \widehat {ECN}\)(hai góc tương ứng) (1)

Lại có:

\(\widehat {DBM} = \widehat {IBC}\)(hai góc đối đỉnh) (2)

\(\widehat {ECN} = \widehat {ICB}\)(hai góc đối đỉnh) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\widehat {IBC} = \widehat {ICB}\)hay \(IBC\) cân tại \(I.\)

d) Xét \(ABI\) và \(ACI\) có:

\(AB = AC\) (chứng minh trên)

\(IB = IC\) (vì \(IBC\) cân tại \(I\))

\(AI\) cạnh chung

\( \Rightarrow ABI = ACI\) (c.c.c)

\(\Rightarrow \widehat {BAI} = \widehat {CAI}\)(hai góc tương ứng).

Vậy \(AI\) là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\).