Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh

Phương thức biểu đạt là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh khi học môn ngữ văn đúng không nào. Vậy thì trong bài viết này Làm Sao sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này nhé.

Khái niệm phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt là cách mà người viết truyền tải những thông tin, thông điệp đến với người khác. Qua đó thể hiện, bày tỏ những tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của chính mình với những đối tượng đang đọc tác phẩm đó.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh
Phương thức biểu đạt là cách truyền tải thông tin đến với người khác

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, thông qua phương thức biểu đạt giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người hiểu nhau hơn & gần gũi nhau hơn. Bởi mỗi chúng ta đều muốn người khác hiểu đúng & đầy đủ suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Có mấy loại phương thức biểu đạt và cách nhận biết

Xác định đúng phương thức biểu đạt là một mảng kiến thức quan trọng thường xuất hiện trong phần Đọc – hiểu đề thi THPT môn Ngữ văn mà các bạn học sinh cần nắm vững. 

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh
Xác định phương thức biểu đạt là nội dung có trong đề thi Ngữ văn THPTQG

Có 6 loại phương thức biểu đạt mà các bạn cần xác định như sau: Tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận và hành chính – công cụ

Phương thức biểu đạt tự sự

Là phương thức trình bày các sự vật, sự kiện tạonên một mạch hoàn chỉnh không quan tâm đến quan điểm & thái độ tác giả. Hay kể lại một chuỗi câu chuyện có diễn biến liên quan đến nhau để khơi gợi về một nhân vật, vấn đề có ý nghĩa với người đọc.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biệt được phương thức biểu đạt này qua các dấu hiệu như sau: 

  • Có cốt truyện, chủ đề, tư tưởng rõ ràng và đầy đủ
  • Có nhân vật tự sự, sự việc, sự kiện xảy ra theo từng diễn biển
  • Có ngôi kể thích hợp. 

Các thể loại thường gặp: Bản tin báo chí, văn bản tiểu thuyết, bản tường thuật tường trình hay trong các tác phẩm văn học nghệ thuật điển hình như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn….

Phương thức biểu đạt miêu tả

Với phương thức này, sẽ sử dụng từ ngữ, hình ảnh nhằm giúp người đọc liên tưởng được sự vật, hiện tượng được nói đến hoặc đang xảy ra một cách chân thực và sinh động nhất. Hoặc thông qua việc miêu tả đem đến cho người đọc hình dung rõ nét vế thế giới nội tâm từng nhân vật, con người. 

Đặc trưng &cách nhận biết phương thức miêu tả như sau:

  • Sử dụng linh hoạt tính từ, động từ và các biện pháp tu từ.
  • Có thể miêu tả chi tiết hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm con người. Đồng thời tái hiện lại đặc điểm sự vật, cảnh vật một cách dễ hiểu.

Văn tả người, tả phong cảnh, bút ký hay thơ là những thể loại thường xuất hiện phương thức biểu đạt này.

Phương thức biểu đạt biểu cảm

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy phương thức biểu đạt biểu cảm xuất hiện trong phần lớn nhiều loại văn bản như thơ, truyện hay vè… Thông qua việc bộc lộ những tâm tư, cảm xúc & nguyện vọng của con người. 

Để nhận biết hình thức này, chúng ta có thể dựa vào qua những từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ và tình cảm của sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu. Hay cảm xúc mà người viết gửi gắm ngay trong chính tác phẩm của mình.

Phương thức biểu đạt thuyết minh

Là cách cung cấp, giảng giải, giới thiệu những kiến thức về một sự vật, hay một hiện tượng, nhân vật lịch sử nào đó mà con người chưa biết. Từ đó giúp mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng đó

Phương thức biểu đạt thuyết minh thường được áp dụng trong các văn bản thuyết minh như: Văn thuyết minh về con vật, địa điểm du lịch, hay về một vấn đề khoa học nào đó….

Để nhận biết phương thức biểu đạt này, các bạn học sinh hãy chú ý đến những câu văn chỉ đặc điểm riêng, nên lên nổi bật của đối tượng để chúng ta hiểu rõ về chúng.

Phương thức biểu đạt nghị luận

Mục đích chính của phương thức biểu đạt nghị luận để đưa ra ý kiến, đánh giá hay bàn luận về một sự vật, sự việc hay sự kiện nào đó. Thông qua việc dùng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để bày tỏ quan điểm cá nhân, dẫn dắt thuyết phục người đọc đồng tình theo quan điểm của mình.

Văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống… là những dạng văn bản thường áp dụng phương thức biểu đạt này. Cách nhận biện biết phương thức biệt nghị luận như sau:

  • Có quan điểm, vấn đề cần bàn luận, phân tích
  • Có các luận điểm, luận cứ để phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận…

Phương thức biểu đạt hành chính – công cụ

Những bản giấy xin phép nghỉ học, hợp đồng lao động… mà chúng ta thường gặp hàng ngày chính là dạng văn bản sử dụng phương thức biểu đạt hành chính công vụ.

Thường trong các đề thi đọc hiểu rất ít xuất hiện văn bản sử dụng phương thức biểu đạt này. Đây là hình thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa cơ quan với cơ quan, giữa quốc gia này với quốc gia khác dựa trên cơ sở pháp lý ( Quy định, thông tư, nghị định, báo cáo, đơn từ, hợp đồng).

Chú ý: Trong bài thi THPT Quốc gia, nếu xuất hiện dạng câu hỏi xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn thì các bạn có thể trả lời nhiều phương pháp nhé. Dưới đây là những mẹo cực hay giúp bạn dễ dàng nhận biết được đầy đủ các phương thức biểu đạt:

  • Tự sự: Trình bày diễn biển sự việc theo lối kể chuyện, có nguyên nhân và kết quả
  • Miêu tả: Tái hiện, miêu tả sự vật, sự việc, cảnh vật và con người hiện ra trước mắt
  • Biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc, tình cảm nhân vật
  • Nghị luận: Nêu nên ý kiến, đánh giá, bàn luận thuyết phục người khác theo quan điểm của mình.
  • Thuyết minh: Giới thiệu, cung cấp, giảng giải… kiến thức nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng, sự việc, sự kiện nào đó…
  • Hành chính – Công vụ: Trình bày quyết định, hướng dẫn thể hiện quyền trách nhiệm của mỗi người…

Kết luận

Việc nắm vững khái niệm và cách nhận biết từng loại phương thức biểu đạt là gì cực kỳ quan trọng giúp các bạn học sinh ghi điểm trong bài thi THPT QG môn ngữ văn của chính mình. Đừng quên áp dụng & học theo kiến thức mà Lamsao đã tổng hợp và chia sẻ những mẹo hay để vượt qua bài thi nhé!

Nhận diện và phân biệt các phương thức biểu đạt là thao tác quan trọng để giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng tạo lập văn bản ở phân môn Ngữ văn, đồng thời làm tốt dạng bài Đọc – Hiểu trong cấu trúc đề thi. Để giúp các bạn học sinh vận dụng tốt các phương thức biểu đạt, Novateen sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách phân biệt các phương thức biểu đạt.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh
Bảng tóm tắt về các phương thức biểu đạt

a. Khái niệm

Tự sự là sử dụng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Mục đích của thao tác này là nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

b. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết

– Có nhân vật (nhân vật có tính cách: nhân vật chính, nhân vật phụ).

– Có cốt truyện, sự kiện.

– Có trình tự kể: theo thời gian, không gian, tâm tưởng, kết hợp thời gian – không gian…

+ Ngôi kể (Phương thước trần thuật):

 Trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật tự kể chuyện).

 Trần thuật từ ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).

 Trần thuật từ ngôi thứ ba người kể chuyện giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp).

c. Ví dụ minh họa

Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

(Trích truyện cổ tích Thánh Gióng)

a. Khái niệm

– Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người…

b. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết

– Sử dụng nhiều động từ, tính từ, các biện pháp tu từ.

– Có thể diễn tả hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm của con người; hoặc tái hiện lại cảnh vật, đặc điểm sự vật.

c. Ví dụ minh họa

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(Trích Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy)

a. Khái niệm

– Là phương thức sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

b. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết

– Chứa câu văn, câu thơ, từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình 

– Mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết

– Sử dụng kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm thể hiện rõ cho cảm xúc.

c. Ví dụ minh họa

Hôm nay nhận được tin em 

Không tin được dù đó là sự thật: 

Giặc bắn em rồi quăng mất xác 

Chỉ vì em là du kích em ơi! 

Đau xé lòng anh chết nửa con người! 

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm 

Có những ngày trốn học bị đòn roi 

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 

Có một phần xương thịt của em tôi.

(Trích Quê hương – Giang Nam)

 Nhận xét:

 Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là biểu cảm.

 Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là nỗi đau đớn tột cùng khi nhận được tin em bị giặc bắn cùng với nỗi bàng hoàng, căm giận. Cuối cùng là tình cảm yêu thương, trân trọng trước sự hi sinh của người con gái đã xả thân vì dân tộc. Tất cả những kỉ niệm về mối tình trong sáng khiến nhân vật trữ tình thêm gắn bó và yêu quê hương mình tha thiết.

a. Khái niệm

– Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những đọc, người nghe.

b. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết

– Cần chọn lọc tri thức theo từng đối tượng mục tiêu thuyết minh nhất định để khiến người đọc có thêm hiểu biết về vấn đề thuyết minh.

– Cần khách quan, hạn chế nêu những quan điểm và cảm nhận cá nhân.

– Ngôn từ sáng rõ, cụ thể, trong sáng, câu văn gãy gọn, có thể sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, liệt kê…) giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về đối tượng được thuyết minh.

c. Ví dụ minh họa

“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”

(Trích Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 105)

a. Khái niệm

– Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội như: phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu… nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

b. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết

– Gồm các luận điểm lớn và các luận điểm nhỏ.

– Các luận cứ, luận chứng, lí lẽ phải chặt chẽ, thuyết phục.

c. Ví dụ minh họa

“Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người… Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.”

                    (Trích Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11 – Nguyễn Thành Huân)

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh

Trên đây là cách phân biệt các phương thức biểu đạt dựa trên các tiêu chí khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu nhận biết. Hi vọng các em học sinh sẽ vận dụng tốt các yếu tố trên để phân hiệu quả các phương thức biểu đạt.