Danh sách hỗ trợ phường Tăng Nhơn Phú B

Cập nhật sau cùng vào 16 tháng 8 năm 2022

Danh sách hỗ trợ phường Tăng Nhơn Phú B

Đi đến Ủy Ban Nhân Dân Phường Tăng Nhơn Phú A dễ hơn với ứng dụng!

Ký tên hơn 2 tuần, tiền vẫn chưa nhận được

Người dân tại tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, TP.HCM bức xúc vì đã ký tên vào danh sách nhận tiền hỗ trợ nhưng hơn 2 tuần qua họ vẫn chưa nhận được tiền.

Dãy phòng trọ có người dân phản ánh ký tên vào danh sách nhưng vẫn chưa nhận được tiền.

Chị L.T.T.M. (46 tuổi), ngụ tại dãy nhà trọ trên đường số 1 cho hay: Khoảng cuối tháng 8/2021, chị cùng các hộ dân tại đây được tổ trưởng tổ 6, khu phố 1 đến nhà phát phiếu ghi danh sách là đối tượng được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Sau khi đối chiếu chứng minh thư thì được ghi tên vào danh sách, người dân ký tên vào. Trong giấy có ghi mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng.

Ký tên xong, tổ trưởng thông báo hôm sau sẽ nhận được tiền trợ cấp. Tuy nhiên, hai tuần trôi qua vẫn không được nhận, tôi gọi điện hỏi tổ trưởng thì người này im lặng”, chị M. nói.

Danh sách người dân đã "lỡ" ký tên nhưng chưa nhận được tiền đã gạch bỏ.

Tương tự, chị L.T.K.H. (22 tuổi, sinh viên) bị kẹt lại ở TP.HCM vui mừng khi được ký tên vào danh sách nhưng đến hiện tại vẫn chưa nhận được tiền.

Tổ 6, khu phố 1 nơi xảy ra sự việc.

Bức xúc, chiều 13/9, hàng chục người đã kéo nhà bà X., tổ trưởng tổ 6 để yêu cầu lấy lại tờ khai thông tin, xóa chữ ký trong danh sách đã ký trước đó.

UBND phường Tăng Nhơn Phú B nói gì?

Ông Cao Văn Hoàng - Chủ tịch UBND phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức thừa nhận có sự việc trên xảy ra, nguyên nhân do sự nhầm lẫn từ tổ, khu phố.

Theo lãnh đạo phường, việc hỗ trợ người lao động khó khăn thực hiện theo công văn 2799 của UBND TP.HCM, phường đã hỗ trợ tiền cho khoảng 4.600 người dân.

Người dân kéo đến nhà tổ trưởng để yêu cầu lấy lại danh sách đã ký.

Tuy nhiên, sau này thống kê ở các tổ, khu phố có phát sinh thêm nhiều người cần được hỗ trợ nên chính quyền địa phương đã giao về cho các tổ, khu phố, cảnh sát khu vực lập danh sách bổ sung để gửi lên UBND thành phố xét nhận hỗ trợ.

“Tại phường có hai mẫu phiếu danh sách gồm phiếu đăng ký nhận hỗ trợ và phiếu chi tiền hỗ trợ. Phiếu đăng ký hỗ trợ thì chỉ ghi thông tin cá nhân người dân và ký tên với mục đích để xác nhận thông tin, còn phiếu chi tiền cũng tương tự nhưng có mục số tiền”, ông Hoàng nói.

Lãnh đạo UBND phường Tăng Nhơn Phú B khẳng định do tổ lấy nhầm mẫu phiếu chi tiền hỗ trợ nên gây ra sự nhầm lẫn trên.

Sau khi xảy ra sự việc, phường đã đem toàn bộ danh sách mà người dân ký tên (có thể hiện nhận 1,5 triệu đồng nhưng thực tế chưa nhận) cho người dân tự tay gạch bỏ.

Mong sớm vượt qua dịch bệnh

Căn phòng trọ chừng 10m² thuộc tổ 5A, đường Đình Phong Phú (phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức) là nơi tá túc của gia đình công nhân Trần Thị Danh (40 tuổi, quê Sóc Trăng).

“Giá thuê 1,6 triệu đồng/tháng chưa kể điện nước. Bình thường, hai vợ chồng đều tăng ca mới đủ tiền trang trải cuộc sống hàng ngày và nuôi một đứa con đang tuổi ăn học. Nhưng từ ngày dịch bệnh bùng phát, tui mất việc làm, chỉ phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của chồng”, chị Danh tâm sự.

Cũng đang trọ tại phường Tăng Nhơn Phú B, chị Trần Thị Hậu (25 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) làm công nhân may mặc nhưng công ty đã tạm dừng hoạt động gần 3 tháng nay. “Thu nhập không có nên chi tiêu hết sức tiết kiệm, đạm bạc qua ngày. Trong khi phải trả tiền thuê, tiền điện nước sinh hoạt mỗi tháng. Tình trạng này kéo dài chắc khó khăn nhiều”, chị Hậu tâm tư. 

Rảo qua nhiều khu trọ khác ở TPHCM, chúng tôi nhận thấy đa phần người bám trụ ở lại thành phố là lao động tự do, công nhân và đang đối diện với cuộc sống khá chật vật. Khu trọ ở địa chỉ 126, đường Trần Thanh Mại, khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân có 88 phòng với hàng trăm công nhân, người lao động sinh sống. Hầu hết trong số họ bị mất việc làm từ khi bùng phát dịch Covid-19.

Chị Lê Thị Tuyết Vân (cư dân khu trọ) cho biết, do mất việc làm hơn một tháng nay nên 2 mẹ con dè sẻn hết mức. Tuy nhiên, chị vẫn cố gắng bám trụ, chấp nhận mọi khó khăn để vượt qua đại dịch, mong sớm đi làm trở lại. 

Nhanh chóng rà soát trường hợp cần giúp

 Niềm an ủi lớn nhất của nhiều công nhân, lao động ở trọ hiện nay là được phần lớn chủ nhà trọ giảm giá thuê, hỗ trợ nhu yếu phẩm để vượt qua giai đoạn khó khăn. Với tình hình dịch còn kéo dài thì bất cứ sự trợ giúp nào hiện tại đều rất đáng quý. 

Anh Nguyễn Thành Luân (công nhân thuê trọ tại tổ 5A đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức) cho hay: “Tiền trọ, chi phí sinh hoạt, chi phí cho vợ đang nằm viện đang đè nặng. Nếu không được hỗ trợ gia đình tôi khó khăn trăm bề”. Bà Khứu Thị Hữu (chủ nhà trọ tổ 5A) cho biết, đa phần người thuê trọ là công nhân. Do ảnh hưởng dịch bệnh nên họ đã thất nghiệp hơn 2 tháng nay, người may mắn về quê được, phần đông phải ở lại và thực hiện giãn cách.

“Tôi đã giảm tiền trọ và sẽ hỗ trợ thêm lương thực thời gian tới để chia sẻ khó khăn với người thuê trọ”, bà Hữu cho biết. 

Chia sẻ với công nhân, người lao động, bà Phan Thị Mỹ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Tăng Nhơn Phú B (TP Thủ Đức) cho biết, MTTQ phường đã vận động từ nhiều nguồn để có nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân, nhất là công nhân bị ngừng việc, mất việc làm. Mặt khác, tiếp tục rà soát đối tượng công nhân ở các khu trọ trên địa bàn bị ảnh hưởng dịch Covid-19 để kịp thời thăm hỏi, động viên.

Bà Lê Thị Lan Hương, Bí thư Chi bộ Khu phố 3 (phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức) cho biết, đang tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ công nhân gặp khó khăn trong khu phong tỏa. “Là khu vực tập trung nhiều công nhân nên khu phố phối hợp với các tổ Covid-19 cộng đồng tiếp cận, hỗ trợ kịp thời những trường hợp khó khăn”, bà Hương nói.

Tại dãy trọ ở 37/21A, đường C1, phường 13, quận Tân Bình, nơi có hàng chục công nhân, người lao động thất nghiệp nhiều tháng qua, chính quyền địa phương cũng kịp thời nắm tình hình, lập danh sách để hỗ trợ, kết hợp nhà hảo tâm tặng thực phẩm thiết yếu để người dân an tâm vượt dịch.

Ông Trương Ngọc Diệp (Tổ trưởng tổ dân phố 58, khu phố 8, phường 5, quận Gò Vấp) cho biết, đã lập danh sách lao động tự do gặp khó khăn gửi về phường để kịp thời hỗ trợ, có người đã nhận được tiền. 

Từ khi bùng phát dịch Covid-19, chính quyền TPHCM đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có công nhân, lao động tự do. Tuy nhiên nhiều người trong số họ vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt là những người ở các khu trọ. Vì vậy, rất mong chính quyền các cấp cần tiếp tục rà soát, kịp thời có biện pháp hỗ trợ linh hoạt để họ vượt qua đại dịch, tiếp tục đóng góp cho TPHCM.

Tổ công tác của Bộ NN-PTNN vừa có thư ngỏ gởi Sở NN-PTNN các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và các doanh nghiệp lớn, kêu gọi chung tay hỗ trợ thực phẩm cho công nhân lao động đang gặp khó khăn tại TPHCM. Hiện tại, TPHCM có hơn 384.000 phòng trọ với hơn 1.030.000 lao động đang lưu trú tạm thời.

MINH NGHĨA - BÙI ANH TUẤN

Gần 50 hộ dân tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, phải ký vào danh sách nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng, nhưng 2 tuần không được lĩnh.

Chị Lê Thị Thanh Mai, 46 tuổi, khu trọ số 54, đường số 1 thuộc tổ 6 kể đầu tháng 9, nhiều người thuê trọ trong 17 phòng nơi chị ở được tổ trưởng dân phố cầm phiếu đến từng nhà lấy danh sách nhận tiền hỗ trợ khó khăn bởi Covid-19. Mọi người được yêu cầu điền thông tin cá nhân và ký tên vào ô ký nhận bên góc phải tờ phiếu, bên cạnh có ghi mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Cán bộ phường nói sau 1-2 ngày sẽ phát tiền nhưng nguời dân chờ mãi không thấy.

Danh sách hỗ trợ phường Tăng Nhơn Phú B

Chị Lê Thị Thanh Mai với bản kê khai người dân ký nhận tiền. Ảnh: Hà An

Cùng ở địa chỉ trên, anh Lương Thanh Quy, 22 tuổi, nhân viên nhà hàng, bị mất việc hơn 3 tháng do quán đóng cửa, cuộc sống dựa vào những phần quà hỗ trợ của nhà hảo tâm. "Thấy cán bộ khu phố lập danh sách phát tiền, tôi ký nhận vì nghĩ mình đúng nhóm được hỗ trợ nhưng giờ chưa thấy tiền đâu", anh Quy nói và cho biết cách đây hai ngày, hàng chục người đến nhà tổ trưởng tổ 6 yêu cầu lấy lại tờ khai thông tin, xóa chữ ký trong danh sách.

VnExpress nhiều lần liên hệ với bà Kiều Xuân, tổ trưởng tổ 6, nhưng không nhận được câu trả lời. Theo ông Cao Văn Hoàng, Chủ tịch UBND phường Tăng Nhơn Phú B, đến nay địa phương đã phát tiền cho khoảng 4.600 người dân. Tuy nhiên, vẫn còn phát sinh nhiều trường hợp cần giúp đỡ nên phường giao các tổ trưởng dân phố, công an khu vực lập danh sách bổ sung.

Về việc cán bộ khu phố yêu cầu người dân ký tên nhưng không nhận được tiền, Chủ tịch phường Tăng Nhơn Phú B giải thích, phường có 2 mẫu phiếu gồm phiếu khảo sát và phiếu chi tiền hỗ trợ. Phiếu khảo sát chỉ ghi thông tin cá nhân người dân và ký tên với mục đích "để xác nhận thông tin", phiếu chi tiền tương tự nhưng thêm mục 1,5 triệu đồng.

"Có thể cán bộ khu phố nhiều việc, lấy nhầm mẫu phiếu chi tiền hỗ trợ và yêu cầu người dân ký nên mới xảy ra sự việc như vậy", ông Hoàng nói và khẳng định "hoàn toàn không có chuyện trục lợi". Phường sẽ chấn chỉnh các tổ trưởng dân phố để không xảy ra sự việc tương tự.

Ông Hoàng cho hay thời gian tới, phường sẽ rà soát người dân ở các khu trọ này, hỗ trợ phần quà gồm lương thực, nhu yếu phẩm. Về việc lập danh sách phát tiền, phường sẽ phân công cán bộ phụ trách từng khu phố để theo dõi, giám sát đảm bảo khách quan, chính xác.

Danh sách hỗ trợ phường Tăng Nhơn Phú B

Người dân tổ 6 dùng bút xóa chữ ký trên bản kê khai nhận tiền hỗ trợ. Ảnh: Hà An.

Theo một lãnh đạo UBND TP Thủ Đức, quy trình là tổ dân phố lập danh sách người khó khăn trình phường, sau đó đưa lên TP Thủ Đức duyệt, phân bổ kinh phí về mới làm theo biểu mẫu ký nhận tiền. Đằng này cán bộ tổ dân phố phường Tăng Nhơn Phú B lại dùng biểu mẫu ký nhận tiền để thống kê khiến người dân hiểu lầm. Thành phố đã yêu cầu UBND phường Tăng Nhơn Phú B giải trình.

Cũng liên quan hỗ trợ, một tuần trước hơn 140 hộ dân phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, chỉ nhận gạo hỗ trợ nhưng cán bộ khu phố yêu cầu ký tên vào danh sách nhận tiền. Lãnh đạo phường giải thích là "lỗi kỹ thuật" của cán bộ khu phố do thiếu kiểm tra khi phát gạo. Địa phương sau đó gặp người dân để xin lỗi.

Tại cuộc họp báo hôm 13/9, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết qua hai đợt hỗ trợ, TP HCM đã giải ngân gần 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này vẫn không đủ giúp đỡ vì thời gian giãn cách kéo dài, làm phát sinh nhiều người khó khăn. Trước tình hình đó, thành phố tiếp tục triển khai gói thứ ba tổng kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo TP HCM nhìn nhận, đến thời điểm này, hầu như mọi người dân đều gặp khó khăn. Do đó, gói hỗ trợ sắp tới sẽ không phân biệt ngành nghề, già trẻ, hộ khẩu thường trú hay tạm trú... Người dân mất việc, không thu nhập, ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được giúp đỡ.

Người đứng đầu chính quyền TP HCM cho biết trong quá trình triển khai hỗ trợ vẫn có một vài hạn chế như giải ngân chậm hoặc sai người được hưởng, không đúng danh sách ban đầu. Thành phố đã kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mới đây, Thanh tra TP HCM quyết định lập đoàn kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo phản ánh của dư luận, trong đó bao gồm các gói hỗ trợ tiền, an sinh cho người dân.

Tác giả: Hà An