Đánh giá khả năng nghiên cứu khoa học năm 2024

Nghiên cứu khoa học không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía

Ngày nay, khi các hình thức đào tạo ở bậc đại học đang được xây dựng theo chiều hướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đa dạng. Trong đó, thực hiện nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nghiên cứu khoa học không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía.

Đánh giá khả năng nghiên cứu khoa học năm 2024

Hình 1. Nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 32 năm 2019

Mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ cho hoạt động học tập, chuẩn bị cho sinh viên hành trang tốt nhất sau khi ra trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học lần thứ 33 này, Khoa Kinh tế và quản lý đã có nhiều sinh viên tích cực tham gia. Để cùng nhau hiểu rõ vấn đề, các sinh viên cùng gặp nhau trao đổi, lên kế hoạch chúng, phân chia công việc để tìm hiểu đề tài. Bên cạch đó nhờ sự giúp hướng dẫn của giáo viên để chỉnh sửa bài viết sao cho hoàn chỉnh hơn. Tham gia nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn như việc lựa chọn chủ đề gì, tài liệu nào là phù hợp, tìm kiếm và xử lý số liệu ra sao, cách trình bày một bài nghiên cứu khao như thế nào,… đó là những khó khăn chung của nhiều sinh viên lần đầu tham gia, còn bỡ ngỡ, luống cuống. Có sinh viên nhiều kiến thức chuyên môn chưa vững nên cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Tuy gặp nhiều khó như vậy nhưng các bạn sinh viên vẫn rất tích cực tham gia vì có sự giúp đỡ nhiết tình của thầy cô và các anh chị. Bằng những phương tiện truyền thông như gmail, facebook, zalo,… sinh viên và giáo viên trao đổi, liên hệ với nhau hằng tuần để hiểu rõ hơn về vấn đề mình nghiên cứu. Có những nhóm tự tạo phòng trên phần mềm Zoom (phần mềm học trực tuyến mà toàn quốc đang áp dụng) để có thể trao đổi một cách trực tiếp nhất, thiết thực nhất với thầy cô và bạn bè. Sau hoạt động này sinh viên sẽ có thêm được kinh nghiệm về teamwork (làm việc nhóm), cách làm việc khoa học, cách sử dụng 1 số phần mềm liên quan đến khảo sát, thống kê và có được mối quan hệ tốt với anh chị, các thầy cô của khoa. Khi tham ra hoạt động này sinh viên trong ban học tập nói riêng, sinh viên Khoa Kinh tế và quản lý nói chung đều hy vọng bài nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho xã hội. Bởi một phần nào, đó là sự động viên tinh thần cho những bạn tham gia đợt này và những đợt sau nữa.

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, bước đầu tiên và có thể nói là nền móng cho cả quá trình nghiên cứu chính là bước chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn như đời sống thường nhật, bài giảng của giảng viên, bài báo khoa học,… và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cũng như khả năng của người viết.

Tuy nhiên, những yếu tố trên là chưa đủ. Trong quá trình nghiên cứu, có nhiều nhóm nghiên cứu khoa học càng đi sâu càng gặp khó khăn, hoặc là có thể hoàn thành đề tài nhưng điểm lại không cao, một trong những nguyên nhân chính là do bước chọn đề tài chưa tốt. Để chọn được một đề tài “tốt”, các nhóm cần lưu ý một số tiêu chí sau.

1. Tính khoa học

Rõ ràng là bất cứ bài viết nghiên cứu khoa học nào cũng phải đảm bảo được tính khoa học của nó. Tính khoa học thể hiện ở việc đề tài nghiên cứu khoa học phải gắn với một khuôn khổ lí thuyết và cơ sở lí luận rõ ràng. Đây chính là cơ sở cho các chương tiếp theo trong một đề tài nghiên cứu khoa học, vì vậy nên nếu đề tài chưa đảm bảo được tính khoa học thì khó lòng mà có thể tiếp tục được.

2. Tính mới và độc đáo

Tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:

a, Đề tài hoàn toàn mới:

Đề tài hoàn toàn mới (trong một phạm vi lãnh thổ nhất định) là những đề tài chưa hoặc được rất ít người nghiên cứu đến. Những đề tài này thường được đánh giá cao vì kết quả của đề tài mang lại giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại đề tài cũ.

b, Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới:

Nói vậy tức là đề tài đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với cách tiếp cận mới, đó có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng công cụ, kĩ thuật nghiên cứu mới

c, Đề tài sử dụng số liệu mới:

Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của đề tài có tính cập nhật và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao hơn.

d, Khám phá ra điều mới:

Tức là sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu nào đã phát hiện ra trước đây, dựa trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy đề tài có thể đưa ra một hướng đi mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được.

3. Tính khả thi

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu khoa học. Một đề tài được coi là có tính khả thi khi mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được cơ sở lí luận cần thiết cũng như nguồn số liệu liên quan. Ngoài ra các yếu tố khác như kinh phí, người hướng dẫn cũng có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của đề tài.

4. Tính áp dụng

Sau khi kết thúc đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phải đưa ra được một giải pháp nhất định cho đề tài nghiên cứu (nếu đấy là đề tài nghiên cứu thực tiễn) hoặc một lí thuyết mới (nếu đấy là đề tài nghiên cứu lý thuyết). Đề tài có khả năng áp dụng như vậy sẽ được đánh giá cao hơn.

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà một đề tài nghiên cứu khoa học cần thoả mãn được. Một khi đã đảm bảo được các tiêu chí trên thì đề tài của các bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn, cũng như được đánh giá cao hơn trong mắt hội đồng đánh giá đề tài.