Công văn xin quyết toán giải thể doanh nghiệp năm 2024

Công ty …………….., Mã số thuế: ………..; Được thành lập theo giấy phép kinh doanh số ……….Do sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày ………….., thay đổi lần… ngày ….. /………/20…;

Địa chỉ:

Lĩnh vực hoạt động chính:

Vào ngày…. tháng 04/20… Công ty chúng tôi nhận được thư ngỏ thanh tra thuế ngày …………. về việc người nộp thuế thuộc kế hoạch thanh tra năm 20.. của Cục thuế…

Hiện nay công ty chúng tôi đang tiến hành di dời tài liệu để sửa chữa hạ tầng trụ sở chính tại……………………………………. .

Vì vậy, công ty chúng tôi làm công văn này đề nghị quý Phòng thanh tra thuế số….. – Chi Cục thuế ………, đoàn thanh tra cho phép tạm lùi thời gian thanh tra thuế đối với công ty chúng tôi vào trung tuần tháng …. năm 20…

CÔNG TY …………………. Số: …/20…/CV-CT V/v: Xin được quyết toán thuế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————- Hà Nội, ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: Chi cục thuế quận ….., thành phố……

– Tên công ty: ……….

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ………………….. do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày …/…/…….. cấp thay đổi lần thứ … ngày …/…/…………

– Mã số thuế:……………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………………..

Công ty Chúng tôi xin kính trình bày với quý Cơ quan một việc như sau:

Công ty Chúng tôi được thành lập từ năm ….. và là đơn vị do Chi cục thuế quận …………. quản lý. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Chúng tôi chưa thực hiện quyết toán thuế lần nào. Nay bằng văn bản này, Chúng tôi kính đề nghị quý Cơ quan xem xét, chấp thuận cho Công ty Chúng tôi được quyết toán thuế tại địa chỉ trụ sở đơn vị: …………

– Niên độ quyết toán từ năm …… đến…….

– Nội dung xin được quyết toán: ……….. (Thuế GTGT, Thuế TNDN,….)

– Thời gian xin được quyết toán: ………..

Công ty …………………………………… mong nhận được sự quan tâm, chấp thuận và tạo điều kiện giúp đỡ của quý Cơ quan.

Trân trọng cảm ơn.

Nơi nhận: – Như trên; – Lưu CT. CÔNG TY ………………….

Tải mẫu văn bản tại đây.

Công văn xin quyết toán giải thể doanh nghiệp năm 2024

Công ty chúng tôi sẽ cố gắng sữa chữa và hoàn thiện sớm trụ sở để tiếp đón Đoàn thanh tra trong thời nhanh nhất có thể.

Công ty chúng tôi cam kết sự trung thực về các thông tin kể trên và sẽ hợp tác tốt nhất với quý phòng thanh tra thuế số …… – Chi Cục thuế……. và đoàn thanh tra tại thời điểm thanh tra quyết toán thuế năm ……..tại công ty chúng tôi.

Mẫu công văn quyết toán thuế sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp muốn yêu cầy việc chuyển địa chỉ hoặc cơ cấu lại tổ chức. Hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu về mẫu công văn yêu cầu quyết toán thuế ngày hôm nay.

Quyết toán thuế là việc tổng hợp, kiểm tra tính chính xác của số liệu liên quan đến số thuế phải nộp và đã nộp của doanh nghiệp, cá nhân với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đối với doanh nghiệp, hàng kỳ doanh nghiệp tiến hành kê khai các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và tạm tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…Cuối năm, doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và hoàn thiện số liệu và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ.

Tuy nhiên, các số liệu này đều do các doanh nghiệp tự kê khai và chưa có sự kiểm tra đối chiếu của cơ quan thuế. Việc cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp tiến hành thanh tra, kiểm tra các số liệu này chính là hoạt động quyết toán thuế doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, hàng năm cá nhân sẽ tự quyết toán thuế hoặc xin quyết toán thuế thông qua doanh nghiệp mình làm việc.

2. Khoảng cách giữa các lần quyết toán thuế

Theo quy định, việc quyết toán thuế doanh nghiệp sẽ không quá một lần một năm. Tuy nhiên, tối đa không quá năm năm thì doanh nghiệp sẽ tiến hành quyết toán một lần.

Việc thanh tra, kiểm tra có thể theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất của cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ thông báo cho doanh nghiệp trước thời gian thanh tra tối thiểu là bảy ngày.

Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn được quyết toán thuế trước thời hạn mà chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc thanh kiểm tra. Hoặc trong trường hợp giải thể, tái cơ cấu doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần quyết toán thuế để hoàn thành nghĩa vụ thuế sau đó mới có thể tiến hành các bước tiếp theo. Doanh nghiệp có thể làm mẫu công văn để xin quyết toán thuế.

Mẫu công văn xin quyết toán thuế:

CÔNG TY …………………. Số: …… V/v: Xin quyết toán thuế

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————-

…, ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: Chi cục thuế quận/huyện ….., tỉnh/thành phố……

– Công ty: ………..

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ………………….. do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày …/…/……..

– Mã số thuế:……………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………………..

Công ty chúng tôi được thành lập từ năm ….. và là đơn vị do Chi cục thuế quận/huyện…………. quản lý. Do yêu cầu về thủ tục giải thể/tái cấu trúc doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước hoặc do nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Bằng văn bản này, Chúng tôi kính đề nghị chi cục thuế… xem xét, chấp thuận cho Công ty Chúng tôi được quyết toán thuế.

– Niên độ quyết toán từ năm …… đến…….

– Nội dung quyết toán: ……….. (Thuế GTGT, Thuế TNDN,….)

– Thời gian quyết toán bắt đầu từ ngày:

Công ty …………………………………… mong nhận được sự chấp thuận của quý Chi cục thuế quận/huyện…, tỉnh/thành phố…

Xin chân thành cảm ơn.

……, ngày ….tháng…năm 20…

Giám đốc/ Tổng giám đốc

3. Các chú ý khi doanh nghiệp tiến hành quyết toán thuế

Đối với thuế thu nhập cá nhân của người lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của người lao động bao gồm: sơ yếu lý lịch, chứng minh thư, hợp đồng lao động, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, bảng lương hàng tháng, bằng chứng chứng minh về việc trả thu nhập (phiếu chi hoặc lệnh chuyển khoản ngân hàng), bảng C12 thông báo của cơ quan bảo hiểm, thỏa ước lao động tập thể quy định rõ các khoản chi trả cho người lao động, tờ khai thuế thu nhập cá nhân hàng kỳ.

Trước khi quyết toán thuế, doanh nghiệp cần kiểm tra và đối chiếu lại tất cả các khoản chi trả cho người lao động đã đúng và phù hợp với các quy định trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể chưa, kiểm tra lại số liệu bảng lương đã khớp với số liệu trên tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thông báo C12 của bảo hiểm hay chưa, kiểm tra xem hồ sơ cá nhân của người lao động đã đủ hay chưa.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là phần cơ quan thuế sẽ phải kiểm tra nhiều số liệu và mất nhiều thời gian nhất do liên quan đến cả doanh thu và chi phí của doanh nghiệp và liên quan đến tất cả các tài khoản trên báo cáo tài chính.

  • Về tổng quan, doanh nghiệp sẽ cần kiểm tra về hai vấn đề chính: thứ nhất là chính sách, quy định; thứ hai là số liệu.
  • Về chính sách, quy định: Doanh nghiệp cần kiểm tra lại hợp đồng, phụ lục hợp đồng, chương trình bán hàng trong từng khoảng thời gian nhất định với khách hàng và nhà cung cấp xem đã thực hiện đúng các điều khoản trong đó hay chưa. Kiểm tra xem các bộ hồ sơ đi kèm với các hợp đồng bán hàng đã đầy đủ chứng từ theo quy định hay chưa.

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng cần đúng với quy định của pháp luật. Ví dụ như các công trình xây dựng cần xuất hóa đơn vào thời điểm hoàn thành nghiệm thu công trình. Các thời điểm như khách hàng đặt cọc hay tạm ứng thì chưa cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

  • Về mặt số liệu, doanh nghiệp cần kiểm tra sự chính xác, tính phù hợp của số liệu doanh thu và chi phí. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra chủ yếu về việc doanh nghiệp có ghi nhận thiếu doanh thu hay không và có ghi nhận khống chi phí hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần kiểm tra lại xem còn khoản doanh thu nào mà doanh nghiệp chưa ghi nhận và các khoản chi phí ghi nhận đã hợp lý hay chưa.

Những hóa đơn đầu vào của những doanh nghiệp đã bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động, doanh nghiệp cần có đầy đủ giấy tờ để chứng minh hoạt động mua hàng hóa dịch vụ của mình là có thật hoặc doanh nghiệp sẽ cần loại chi phí này ra khỏi tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trải qua mỗi lần quyết toán thuế, doanh nghiệp sẽ tự rút ra được kinh nghiệm về việc ghi nhận đúng đủ doanh thu và chi phí theo quy định của cơ quan thuế.