Công thức bạch cầu là gì

- Đánh giá sức khỏe tổng thể: Xét nghiệm công thức máu được đưa vào gói khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Chẩn đoán bệnh lý: Tìm kiếm nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh lý thực thể.

- Theo dõi một số tình trạng bệnh lý: Theo dõi tình trạng và tiến triển của một số bệnh lý đã được chẩn đoán có ảnh hưởng đến tế bào máu.

- Theo dõi quá trình điều trị bệnh: Đánh giá hiệu quả điều trị và ảnh hưởng của thuốc đến tế bào máu.

3. Các chỉ số tế bào máu trong tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Một số chỉ số tế bào máu được xác định qua tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là:

Hồng cầu

- Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu (RBC).

- Nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin) trong máu (HGB).

- Dung tích hồng cầu (HCT).

- Các chỉ số hồng cầu: Thể tích trung bình hồng cầu (MCV), nồng độ hemoglobin trung bình trong một thể tích máu (MCHC), lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH), độ phân bố hồng cầu (RDW).

Các chỉ số trên cho biết tình trạng hồng cầu của một người, chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, gợi ý bệnh lý thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu máu. Bạch cầu

- Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu (WBC).

- Công thức bạch cầu: bạch cầu trung tính (NEUT), bạch cầu lympho (LYM), bạch cầu mono (MONO), bạch cầu đa nhân ưa axit (EOS), bạch cầu đa nhân ưa kiềm (BASO).

Các chỉ số bạch cầu gợi ý một số bệnh như: bệnh bạch cầu (leukemia), ung thư hạch bạch huyết (lymphoma), nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, bệnh tăng sinh hạch bạch huyết khác…

Tiểu cầu

- Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu (PLT).

- Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV).

Rối loạn tiểu cầu gợi ý đến tình trạng rối loạn tăng sinh tủy, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu do nhiễm trùng hay nguyên nhân khác.

Ngoài ra, các chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu còn gợi ý một số bệnh lý khác về gan, thận, suy giáp…

4. Kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bình thường là gì?

Công thức bạch cầu là gì
Các thành phần của máu

Máu bình thường là khi máu chứa đủ số lượng các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế bào này có hình dạng bình thường. Máu bất thường là khi tế bào trong máu có kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc số lượng bất thường.

Phạm vi chỉ số bình thường của công thức máu có thể khác nhau tùy theo phương pháp phân tích mẫu máu ở mỗi phòng xét nghiệm, theo lứa tuổi, giới tính, chủng tộc. Ví dụ như kết quả công thức máu bình thường ở người trưởng thành tại Việt Nam là:

- Số lượng hồng cầu: 3.8-5.5 T/L

- Hemoglobin: 120-175 g/L

- Hematocrit: 0.35-0.53 L/L

- Số lượng bạch cầu: 4-10 G/L

- Số lượng tiểu cầu: 150-450 G/L

Công thức máu chỉ giúp định hướng, gợi ý về bệnh lý hoặc nguyên nhân gây bệnh. Chỉ riêng công thức máu không thể đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phải do bác sĩ thực hiện và phân tích dựa trên việc tổng hợp các kết quả xét nghiệm khác.

5. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện. Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay, sau đó được phân tích tại phòng thí nghiệm. Kết quả thường được trả trong vòng 2 giờ sau khi lấy máu.

Hãy gọi số hotline 0896 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia về kết quả xét nghiệm cũng như về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật mà bạn và/ hoặc người thân gặp phải. Đội ngũ chuyên gia, BS của Health Việt Nam hân hạnh được tư vấn, hỗ trợ bạn 24/7.

Tuy nhiên, khoảng giá trị của các chỉ số xét nghiệm máu có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và có sự thay đổi tùy theo tình trạng tổng thể, hay bệnh lý của mỗi cá nhân… Do vậy, việc phân tích kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm khác.

Các chỉ số xét nghiệm: hồng cầu

Số lượng hồng cầu (RBC: Red Blood Cell):

Là số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 4.2-5.4 T/l; Nữ: 4.0-4.9 T/l.

– Số lượng hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu nguyên phát…

– Số lượng hồng cầu giảm: Gặp trong mất máu, thiếu sắt, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy…

Thể tích khối hồng cầu (HCT: Hematocrit):

Là thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 0.40-0.47 l/l; Nữ: 0.37-0.42 l/l.

– Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu…

– Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố (HGB: Hemoglobin):

Là lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần và là tiêu chuẩn được sử dụng để xác định tình trạng có thiếu máu hay không. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 130-160 g/l; Nữ: 120-142 g/l

– Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu.

– Lượng huyết sắc tố giảm: Nghĩ đến thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH: Mean Corpuscular Hemoglobine): Lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.

MCH và MCHC là những chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng hồng cầu nhược sắc hay bình sắc. MCH giảm và/hoặc MCHC giảm: thiếu máu nhược sắc. MCH và MCHC trong giới hạn bình thường: thiếu máu bình sắc.

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV: Mean Corpuscular Volume): là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 85-95 fl (fl=10­­­-15).

Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic; hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt…

Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW: Red Distribution Width)

Giá trị bình thường: 11-14%: thể hiện các hồng cầu có kích thước đồng đều. Khi RDW >14%: hồng cầu kích thước to nhỏ không đều, gặp trong: Thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu vitamin B12 và acid folic, rối loạn sinh tuỷ, tan máu miễn dịch…

Tỷ lệ hồng cầu lưới (%RET: % Reticulocyte): Số lượng hồng cầu lưới có trong 100 hồng cầu trưởng thành. Chỉ số này thể hiện khả năng hồi phục sinh máu của tuỷ xương. Bình thường, tỷ lệ này là 0.5-1.5%.

Hồng cầu lưới tăng trong các bệnh thiếu máu lành tính: mất máu cấp, tan máu… Giảm trong các bệnh thiếu máu do nguyên nhân tại tuỷ xương như: suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp (ung thư máu)…

Công thức bạch cầu là gì

Các chỉ số xét nghiệm: bạch cầu

Số lượng bạch cầu (WBC: White Blood Cell):

Là số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 4.0-10.0 G/l. Số lượng bạch cầu giảm trong một số tình trạng nhiễm độc, sốt virus, nhiễm khuẩn nặng, suy tủy, rối loạn sinh tủy, lơ-xê-mi cấp…

Số lượng bạch cầu tăng: tình trạng nhiễm trùng, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh, ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai. Cần lưu ý, với một số máy đếm tế bào, có tình trạng đếm nhầm hồng cầu non vào số lượng bạch cầu. Điều này có thể được loại trừ khi kiểm tra trên lam nhuộm giemsa.

Bạch cầu đoạn trung tính (NEU: Neutrophil):

Bình thường tỷ lệ % bạch cầu hạt trung tính: 55-70%, và số lượng tuyệt đối của tế bào này là: 2.8-6.5 G/l.

+ Bạch cầu đoạn trung tính giảm khi số lượng thấp hơn 2 G/l hoặc tỷ lệ % thấp hơn 40%, thường gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý cơ quan tạo máu (suy tủy, rối loạn sinh tủy…).

+ Bạch cầu đoạn trung tính tăng khi số lượng trên 6.5 G/l hoặc tỷ lệ % trên 80%, gặp trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa…).

Bạch cầu lympho (LY: Lymphocyte):

Giá trị bình thường: tỷ lệ %: 25-40%, số lượng tuyệt đối: 1.2-4.0 G/l.

Bạch cầu lympho tăng khi > 4 G/l hoặc >50%: gặp trong bệnh lao, nhiễm virus, lơ-xê-mi kinh lympho… ;

Giảm khi < 1 G/l hoặc < 20%: gặp trong nhiễm khuẩn cấp, bệnh tự miễn, bệnh máu…

Bạch cầu mono (MO: Monocyte):

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 1 đến 4%, số lượng tuyệt đối từ 0. 05 đến 0.4 G/l. Bạch cầu mono tăng khi số lượng trên 0.5 G/l: Gặp trong những trường hợp nhiễm virus, sốt rét, bệnh lơ-xê-mi dòng mono…

Bạch cầu ưa bazơ (BA: basophil):

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 0.1 đến 1.2 % và của số lượng tuyệt đối từ 0.01 đến 0.12 G/l. Bạch cầu ưa bazơ tăng trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy; Giảm trong bệnh suy tủy xương.

Bạch cầu ưa acid (EO: eosinophil): Giá trị bình thường: từ 4 đến 8% và từ 0.16 đến 0.8 G/l.

+ Tăng khi > 1.5 G/l, gặp khi nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh máu…

+ Giảm: Gặp khi nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, bệnh Cushing…

Các chỉ số xét nghiệm: tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu (PLT: Platelet): Là số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 150-450 G/l.

– Số lượng tiểu cầu giảm: Gặp trong sốt virus, sốt Dengue, xuất huyết giảm tiểu cầu, DIC, xơ gan, suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, rối loạn sinh tủy.

– Số lượng tiểu cầu tăng: Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, sau cắt lách, tăng do một số bệnh lý khác (K phổi, K di căn phổi…)

Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV: Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của một tiểu cầu. Giá trị bình thường: 5-8 fl.

– Khi MPV >12fl: Tiểu cầu to, gặp trong hội chứng tăng sinh tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Bernard Soulier.

– Khi MPV <2 fl: Tiểu cầu nhỏ, gặp trong suy tuỷ xương.

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM, XÉT NGHIỆM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám, xét nghiệm theo yêu cầu theo các cách sau:

Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Bạch cầu tăng cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Thông thường số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml - 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Chỉ số WBC bao nhiêu là nguy hiểm?

Bạch cầu tăng cao: Khi chỉ số bạch cầu vượt quá mức bình thường và đạt đến dưới ngưỡng 20.000/ml. Đây là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng viêm nhiễm nặng như viêm phổi, viêm gan, viêm ruột thừa,… Bạch cầu tăng quá cao: Khi chỉ số bạch cầu vượt mức trên 100.000/ml.

Chỉ số bạch cầu bao nhiêu là tốt?

Chỉ số bạch cầu bình thường là từ 4.000-10.000/mm3 máu. Các bác sĩ thường kiểm tra số lượng bạch cầu trong máu thông qua kết quả chỉ số WBC.