Công chứng ở đâu cũng được

Trong tất cả các thủ tục giấy tờ thì CMND, Căn cước công dân chắc là loại giấy tờ có nhu cầu công chứng nhiều nhất. Giấy CMND, CCCD hay mọi loại giấy tờ khác thực ra đều có thể công chứng ở rất nhiều địa điểm. Tuy nhiên với những người không quen làm thủ tục giấy tờ thì nhiều khi không biết công chứng CMND ở đâu.

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn và giải đáp những câu hỏi như công chứng CMND, CCCD ở đâu? Có cần bản gốc không? Cần mang theo những gì? Làm ở đâu thì nhanh nhất? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn làm công chứng CMND một cách nhanh và thuận tiện nhất.

Công chứng CMND, CCCD ở đâu?

Theo quy định tại luật công chứng 2014 ban hành bởi Quốc Hội thì các loại giấy tờ tùy thân như CMND [Căn cước công dân] có thể được công chứng ở nhiều địa điểm khác nhau. Các đơn vị có thể công chứng CMND, CCCD chúng tôi sẽ liệt kê dưới đây:

  • Phòng công chứng thuộc các phường, xã, thị trấn, quận, huyện… thuộc các tỉnh, thành toàn quốc.
  • Văn phòng công chứng tư nhân trên toàn quốc.

Tuy nhiên nếu như CMND của bạn cần phải dịch thuật sang tiếng nước ngoài thì chỉ có thể công chứng ở 2 cơ quan dưới đây:

  • Phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện.
  • Văn phòng công chứng tư nhân trên toàn quốc.

Xem thêm: Văn Phòng Công Chứng có Dịch Thuật không? | Hỏi đáp FAQ

Công chứng CMND có thể làm ở rất nhiều địa chỉ khác nhau

Công chứng CMND, CCCD cần gì? Thủ tục thế nào?

Thủ tục công chứng CMND, Căn cước công dân hay các loại giấy tờ khác được quy định tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Quy định về công chứng, sao y Chứng minh nhân dân và các giấy tờ khác được quy định dưới đây.

  1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính CMND, CCCD làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
  2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
  3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Lưu ý:

  • Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Công chứng CMND chỉ cần mang CMND là được, nếu có cả bản photo thì càng tốt

Công chứng CMND, CCCD có cần bản gốc không?

Bản chất của công chứng là xác thực sự chính xác, tránh giả mạo giấy tờ. Chính vì vậy theo luật công chứng thì chắc chắn khi công chứng tất cả mọi loại tài liệu giấy tờ thì đều cần có bản gốc. Việc công chứng CMND, CCCD không cần bản gốc chỉ là lách luật của các đơn vị làm dịch vụ công chứng.

Thường công chứng CMND không có bản gốc là trái luật và các đơn vị làm công chứng sẽ rất ngại làm dịch vụ này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp như đang bị thất lạc bản gốc, đang chờ cấp lại thì có thể liên hệ các văn phòng công chứng tư nhân để hỏi thêm nhé.

Công chứng CMND, CCCD ở đâu nhanh nhất?

Công chứng CMND, CCCD là một thủ tục rất đơn giản chỉ vì giấy tờ chỉ có ít trang. Chính vì vậy công chứng nhanh hay chậm tùy thuộc vào đơn vị thực hiện công chứng.

Thường thì công chứng CMND, Căn cước công dân ở các cơ quan nhà nước sẽ lâu hơn so với công chứng tại các văn phòng công chứng. Tuy nhiên nếu đơn vị nhận hồ sơ giấy tờ của bạn yêu cầu phải công chứng tư pháp thì cần công chứng tại các cơ quan nhà nước.

Như vậy để có thể công chứng Chứng Minh Thư, CCCD một cách nhanh nhất thì nên làm tại các văn phòng công chứng tư nhân. Để tìm được địa chỉ văn phòng công chứng vui lòng tìm từ khóa “Văn phòng công chứng + Địa chỉ của bạn”. Ví dụ: Văn phòng công chứng ở Hà Nội, văn phòng công chứng ở tp HCM…

Dịch thuật công chứng CMND, CCCD ở đâu?

Nếu bạn muốn dịch thuật và công chứng chứng minh nhân dân, căn cước công dân thì có thể làm ở các văn phòng công chứng tư nhân hoặc phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện ở địa phương của bạn. Tuy nhiên với CMND, CCCD dịch thuật ra tiếng nước ngoài thì không công chứng được tại phòng công chứng các phường, xã.

Bản dịch sang tiếng nước ngoài của CMND, CCCD cần được công chứng tại các văn phòng công chứng hay phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện. Các công ty dịch thuật có nhận làm dịch vụ dịch thuật công chứng trọn gói có thể lấy ngay trong ngày.

Câu hỏi thường gặp FAQ

Công chứng CMND ở nơi khác được không?

Bạn có thể công chứng CMND ở nơi khác chứ không cần phải ở địa phương của mình.

Văn phòng công chứng có công chứng CMND không?

Văn phòng công chứng tư nhân có hỗ trợ công chứng CMND.

Công chứng CMND có cần hộ khẩu không?

Công chứng CMND không cần hộ khẩu? Chỉ cần CMND bản gốc là công chứng được rồi.

Công chứng CMND bao nhiêu tiền?

Phí công chứng CMND tùy thuộc vào đơn vị làm. Dao động khoảng 2.000 -10.000 VNĐ

Bản sao công chứng CMND có thời hạn bao lâu?

Bản sao công chứng CMND có thời hạn bằng với CMND được công chứng.

Công chứng CMND có cần bản gốc không?

Theo luật thì công chứng CMND cần bản gốc. Tuy nhiên trường hợp thiếu cũng có đơn vị chấp nhận được.

Công chứng CMND dùm được không?

Bạn có thể công chứng CMND hộ người khác được. Cần mang theo CMND gốc của người đó.

Mục lục bài viết

  • 1.Về việc công chứng theo quy định pháp luật
  • 1.1 Công chứng là gì ?
  • 1.2 Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
  • 1.3 Phòng công chứng
  • 1.4 Văn phòng công chứng
  • 2. Về việc chứng thực theo quy định pháp luật
  • 2.1 Chứng thực là gì ?
  • 2.2 Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
  • 3. Địa điểm chứng thực

>>Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:

Nội Dung Phân Tích:

Có thể bạnđang có sự nhầm lẫn giữa việc công chứng và chứng thực. Bạnđã có bản chính giấy tờ tùy thân, vì vậy theo yêu cầucủa bạn thì được gọi là việc chứng thực. Tuy nhiên, Công ty vẫn sẽ cung cấp cho bạn về hai thủ tục nàyđể bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm như sau:

1.Về việc công chứng theo quy định pháp luật

1.1 Công chứng là gì ?

Căn cứ quyđịnh tại khoản 1Điều 2 Luật công chứng về việc công chứng thì:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp củahợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Căn cứ quyđịnh khoản 2tạiĐiều 2Luật công chứng về người có thẩm quyền công chứng là công chứng viên như sau:

Công chứng viênlà người có đủ tiêuchuẩntheo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

1.2 Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng

- Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật công chứng năm 2014

-Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

-Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi sau đây:

+ Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 03 [ba] năm đầu hoạt động.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và các biện pháp hỗ trợ khác đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

1.3 Phòng công chứng

- Phòng công chứng doỦy bannhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịchỦy bannhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

- Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

1.4 Văn phòng công chứng

- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, vănhóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

-Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

- Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.

- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Nhưvậy, việc công chứng giấy tờ tùy thânđược thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứngđược thành lập theođúng quyđịnh của pháp luật nhằm xác nhận tính xác thực giấy tờ tùy thân của bạn bằng văn bản.

2. Về việc chứng thực theo quy định pháp luật

Căn cứ quyđịnh tại khoản 5Điều 2Nghịđịnhsố 23/2015 /NĐ-CPngày 16 tháng 02 năm 2015vềviệcchứng thựcthì:

2.1 Chứng thực là gì ?

Chứng thực bản sao từ bản chínhlà việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

2.2 Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

- Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:

+ Việc phân định thẩm quyền của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận [điểm a khoản 1]; còn UBND cấp xã chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận [điểm a khoản 2].

+ Để triển khai thi hành quy định về chứng thực của Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP [khoản 4] đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Công chứng viên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.

- Thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản:

Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản [điểm b khoản 1, điểm b khoản 2].

- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch:

+ Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền như nhau trong việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản, không phụ thuộc vào giá trị của tài sản [điểm d khoản 1, điểm c khoản 2].

+ Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định của Luật Nhà ở [điểm đ khoản 2]. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015 [khoản 2 Điều 47].

-Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng [sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng].

- Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

- Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà

Về giá trị pháp lý của bản chứng thực trong trường hợp nàyđược quyđịnh tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CPnhư sau:

-Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

3. Địa điểm chứng thực

- Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

- Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian [giờ, phút] chứng thực.

- Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, nếu thủ tục bạn đang yêu cầu là chứng thực thì bạn có thể thực hiện tại nơi bạn tạm trú.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./

Video liên quan

Chủ Đề