Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm những hành vi nào thì bị xử lý kỷ luật?

Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống Kho bạc Nhà nước

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ của công chức, viên chức ngành Tài chính

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong phòng, chống dịch COVID-19

Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Viphạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Đồng thời, Nghị định cũng nêu rõ các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM
  • Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

    Phòng, chống rửa tiền Cần sớm hoàn thiện đồng bộ hành lang pháp lý

  • Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

    Đẩy nhanh tiến độ điều tra, mở rộng vụ án xảy ra tại CTCP Công nghệ Việt Á

  • Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

    Bắt giữ đường dây chuyên trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng

Tin nổi bật

Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Phát triển thanh toán điện tử trên nền tảng công nghệ số trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Hỗ trợ 102.064 triệu đồng để thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Từ ngày 1/1/2022, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Điểm lại các chính sách tài chính có hiệu lực từ tháng 12/2021

Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam