Con gái chủ tịch tập đoàn tân a đại thành

Vào ngày 29/3/2021, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cư trú đối với những người tham gia ứng cử vào đại biểu Quốc hội khóa XV cũng như đại biểu HĐND Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại Hội nghị, CEO của Tân Á Đại Thành là ông Nguyễn Duy Chính đã được các cử tri nơi cư trú tín nhiệm 100% giới thiệu ứng cử cho đại biểu HĐND TP Hà Nội.

Vào ngày 31/5 vừa qua, ông Chính đã trúng cử đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Con gái chủ tịch tập đoàn tân a đại thành

CEO Nguyễn Duy Chính

Ngoài giữ chức vụ CEO của Tân Á Đại Thành, ông Chính còn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xi măng Kiên Giang, Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên Kiên Giang, Chủ tịch HĐQT cơ khí Kiên Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần sản xuất Vật liệu xây dựng Kiên Giang, Phó Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng HUD Kiên Giang.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Duy Chính còn đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội lần thứ V (nhiệm kỳ 2018 - 2023).

Khởi nguồn thành lập từ năm 1993 với tên gọi Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á, song đến năm 2007, Tập đoàn Tân Á Đại Thành chính thức ra đời với việc sáp nhập 3 công ty gồm: Công ty TNHH sản xuất và Thương Mại Tân Á; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nam Đại Thành và Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Tân Á Đông.

Cách đây 25 năm - thời điểm kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang còn sơ khai. Bằng sự nhạy bén về nền kinh tế thị trường, nữ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Tân Á Đại Thành - bà Nguyễn Thị Mai Phương đã có những quyết định táo bạo và có những người xem đó là sự liều lĩnh. Trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1996, bà Phương đã chủ trương nhập khẩu hệ thống máy móc thiết bị để chính thức đưa Tân Á Đại Thành bước chân vào lĩnh vực sản xuất bồn nước bằng inox.

Đây được xem là quyết định tiên phong trên thị trường, nó không chỉ thay đổi được tư duy, cách dự trữ nước sinh hoạt trong gia đình mà còn khơi nguồn cho dòng chảy của Tân Á Đại Thành suốt hành trình xây dựng và phát triển. Từ đó có thể khẳng định được vị thế của Tập đoàn hàng đầu trong giải pháp tổng thể về nguồn nước an toàn cho cộng đồng đúng với slogan mà Tân Á Đại Thành hướng đến "Phồn vinh cuộc sống Việt".

Năm 2015, ông Nguyễn Duy Chính chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của Tân Á Đại Thành - doanh nghiệp dẫn đầu thị trường kim khí gia dụng trong nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì Tân Á Đại Thành phải đối mặt với những khó khăn về mô hình hoạt động đến hệ thống quản trị và công nghệ sản xuất so với mặt bằng chung thế giới còn lạc hậu.

Thời điểm này, Tập đoàn đã định hướng đẩy mạnh hiện đại hóa bằng cách tái cấu trúc để phù hợp với quy mô phát triển đang lớn mạnh cả về công nghệ vào sản xuất và điều hành doanh nghiệp từ đó định hướng đưa sản phẩm Việt vươn ra thị trường quốc tế. Sau khi thành công với bồn nước inox dân dụng, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã xác định thị trường trong nước là trọng yếu từ đó liên tục mở rộng sản xuất và đa dạng sản phẩm từ hệ thống kinh doanh ở các địa phương.

Năm 2018, Tân Á Đại Thành đã nắm thị phần số 1 về các dòng sản phẩm chủ lực trong ngành kim khí gia dụng như: bồn inox, bồn nhựa, bình nước nóng, máy nước nóng năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó Tân Á Đại Thành cũng là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.

Cũng trong năm 2018, những container bình nước nóng đầu tiên do doanh nghiệp Việt Nam đã được xuất đi nước ngoài mang theo kỳ vọng đưa sản phẩm Việt tới tay người tiêu dùng quốc tế. Tập đoàn Tân Á Đại Thành cũng là doanh nghiệp thu hút được nhiều đối tác hàng đầu UAE lớn trong Triển lãm The Big 5 tại Dubai. Các nhà phân phối hàng đầu của UAE đã bày tỏ sự bất ngờ khi sản phẩm Việt nam lại đạt được độ tinh xảo, hiện đại và chất lượng cũng như giá cả cạnh tranh đối với Nhật Bản hay Châu Âu.

Đến nay, dưới sự điều hành bởi đại gia đình ông Nguyễn Duy Chính, Tân Á Đại Thành đã sở hữu hệ thống 19 Công ty thành viên, 15 nhà máy công nghệ cao tại Việt Nam và Lào, hơn 30.000 chi nhánh điểm bán và xuất khẩu sản phẩm ra nhiều quốc gia với hệ sinh thái bao gồm 9 dòng sản phẩm.

Trong đó, bồn inox – bồn nhựa, bình nước nóng và máy nước nóng năng lượng mặt trời đang chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam.

Pháp nhân lõi trong lĩnh vực sản xuất của tập đoàn là Công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Tân Á Hưng Yên. Cập nhật tới ngày 13/7/2020, số vốn điều lệ của Tân Á Hưng Yên ở mức 300 tỷ đồng.

Theo Viettimes, đây chính là pháp nhân đóng góp doanh thu lớn nhất cho tập đoàn. Cụ thể, trong 4 năm trở lại đây, doanh thu thuần của Tân Á Hưng Yên đã ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, như năm 2016 chỉ tiêu này ở mức 1.603 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã là 2.975 tỷ đồng.

Cùng với đó, lãi thuần ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh, song xét về giá trị tuyệt đối vẫn ở mức khá khiêm tốn. Năm 2016 là 4,4 tỷ đồng, và báo lãi gần 8,4 tỷ năm 2019.

Từ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị ngành nước, những năm gần đây Tân Á Đại Thành mở rộng sang lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản bằng việc thành lập CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành (BĐS Tân Á Đại Thành) với thương hiệu chính thức MeyLand.

Trên trang chủ, doanh nghiệp này cho biết "với số vốn điều lệ 1.000 tỷ, 8 công ty thành viên, Tân Á Đại Thành Meyland định hướng phát triển trở thành Top 5 thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam".

Tân Á Đại Thành Meyland hiện là chủ dự án khu đô thị cao cấp Meyhomes Capital Phú Quốc quy mô hơn 56ha tọa lạc tại tuyến đường huyết mạch kết nối sân bay quốc tế Phú Quốc qua Bãi Trường tới thị trấn An Thới.

Tại Nghệ An, Tân Á Đại Thành Meyland là nhà phát triển Bãi Lữ Resort, dự án nghỉ dưỡng được thực hiện trên diện tích 200 ha, với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.

Con gái chủ tịch tập đoàn tân a đại thành

Meyhomes Capital Phú Quốc là dự án đầu tay của BĐS Tân Á Đại Thành

Và gần nhất, tháng 12/2020 thị trường xôn xao với thương vụ nghìn tỷ ở Kiên Giang của người kế nghiệp Tân Á Đại Thành CEO Nguyễn Duy Chính khi tập đoàn này chi 1.185 tỷ đồng và vượt qua nhiều đối thủ lớn để trúng đấu giá 98,16% cổ phần CTCP đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang.

Đây là chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Chén có diện tích gần 42.000 m2, và đáng kể hơn cả là dự án Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn có diện tích 90,17 ha ở Phú Quốc.

Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của công ty này là 1.233 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 663,2 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm luôn duy trì quanh 2.000 tỷ đồng, riêng năm 2020 là 2.384 tỷ đồng.

Ngoài "đất vàng", thương vụ thâu tóm kể trên còn giúp Tân Á Đại Thành mở rộng sang mảng khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, và cả cơ khí.

Bởi CTCP đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang là công ty mẹ của 2 doanh nghiệp xi măng là CTCP Xi măng Hà Tiên Kiên Giang và CTCP Xi măng Kiên Giang, một doanh nghiệp khai thác đá là CTCP Sản xuất VLXD Kiên Giang cùng CTCP Cơ khí Kiên Giang.

Bảo Khánh (T/h)

Con gái chủ tịch tập đoàn tân a đại thành

“Tôi thán phục mẹ!”

Ngày Tập đoàn Tân Á Đại Thành chính thức khai trương trụ sở mới tại Tòa nhà Tân Á Đại Thành - số 124 Tôn Đức Thắng (phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội), đánh dấu hơn 20 năm khẳng định được thương hiệu trên thị trường, cũng là thời điểm được cho là mở ra lộ trình phát triển mới của Tập đoàn này.

Con gái chủ tịch tập đoàn tân a đại thành
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành Nguyễn Duy Chính

Bởi lẽ, những ai đã biết về Tân Á Đại Thành thì đều hiểu rằng, đây cũng là thời điểm nữ tướng Nguyễn Thị Mai Phương, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành chuẩn bị những khâu cuối cùng cho kế hoạch chuyển giao quyền lực cho người con trai của mình – Nguyễn Duy Chính, nhân vật luôn sát cánh bên bà Phương trong những sự kiện trọng đại của Tập đoàn.

Nguyễn Duy Chính chính thức đầu quân Tập đoàn Tân Á Đại Thành từ năm 2010, sau khi tốt nghiệp 2 khóa học về marketing và quản trị doanh nghiệp tại Anh.

Kể từ đó, nhân vật được cả Tập đoàn dõi theo này phụ trách mảng nhập khẩu nguyên liệu và mảng thương hiệu và hình ảnh cho công ty.

Trò chuyện với người kế nghiệp Nguyễn Duy Chính, mới thấy hết được các bước chuyển giao đã được bà Chủ tịch HĐQT tính toán cẩn trọng. Chính kể, bà vẫn là người lo đầu ra cho sản phẩm.

“Mẹ tôi không giao cho tôi quá nhiều công việc. Quan điểm của bà là mọi việc đều phải có thời gian và cần sự chắc chắn. Tôi cũng nghĩ vậy, dù sao tôi vẫn là người mới, vừa đi học về, sẽ phải tiếp cận từng bước, chứ không thể ôm đồm. Và điều mà bà luôn nhắc nhở tôi, đó là phải đảm bảo được sự ổn định, không thể vì sự chuyển giao mà những định hướng và chiến lược phát triển của Tập đoàn bị ảnh hưởng”, Chính nói và chia sẻ “tôi thán phục mẹ về tất cả!”.

Cũng dễ hiểu khi Nguyễn Duy Chính chứng kiến công việc kinh doanh của gia đình, tận mắt thấy từng bước phát triển của công ty, có những lúc thăng, lúc trầm, có những giai đoạn khủng hoảng nặng nề. Cũng bởi vậy, anh hiểu hơn ai hết về mục tiêu ổn định mà mẹ anh, bà Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Phương luôn đặt lên trên hết, trong điều hành Công ty.

Năm 1992, Tân Á gia nhập thị trường với bước đi đầu tiên là làm thương mại cho thương hiệu inox do Đài Loan sản xuất. Tuy nhiên, những kinh nghiệm thu thập được từ những người bạn hàng lại mở ra cho bà Phương cơ hội kinh doanh mới. Bà đã cất công đi nghiên cứu, khảo sát các thị trường chuyên về inox như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tìm hiểu về công nghệ sản xuất, thị trường nguyên vật liệu. Trong vòng 5 năm, (1993-1996), bà đã quyết định nhập khẩu máy móc và chính thức đưa Tân Á bước chân vào lĩnh vực sản xuất bồn nước inox sau khi sản xuất bồn chứa bằng nhựa.

Nguyễn Duy Chính kể lại, sản phẩm đầu tay của Tân Á là bồn nước. “Lúc ra đời, bồn nước inox đã làm khuynh đảo thị trường và thách thức đối thủ. Tôi vẫn nhớ những lúc mẹ tôi vận lộn tìm kiếm thị trường cho hàng Việt khi mà sức ép hàng ngoại gần như áp đảo. Không hiểu mẹ tôi lấy đâu ra nhiều năng lượng mà đến giờ, tôi vẫn cảm thấy luôn sôi sục trong con người bà”, anh Chính nhớ lại.

Cũng chính sự sôi sục và đam mê kinh doanh không ngừng trong “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Phương mà sau đại phá thành công của bồn inox, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nam Đại Thành và Tân Á Đông ở TP.HCM lần lượt ra đời, Tân Á lần lượt bước chân vào sản xuất các sản phẩm đồ gia dụng khác như bình nước nóng, bồn tắm, chậu rửa… Năm 2007, Tập đoàn Tân Á Đại Thành được thành lập với sự sáp nhập của các công ty trong Nam, ngoài Bắc.

Bà đã đúng khi mở rộng sản phẩm ngay trong thời điểm huy hoàng của bồn Inox Tân Á, những năm 2005-2007. Vì vậy, cho đến lúc này, khi sản phẩm bồn nước bị bão hòa, Công ty vẫn giữ được tỷ lệ tăng trưởng 15% năm 2012.

Theo kế hoạch đã từng được nhắc tới, lộ trình bà Chủ tịch HĐQT - CEO giao ghế nóng cho người con trai kế nhiệm được đặt ra là 5 năm nữa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi việc sẽ chỉ bắt đầu trong 5 năm tới. Bởi, người kế nghiệp Nguyễn Duy Chính dường như đang muốn đẩy nhanh tiến trình này, muốn nắm bắt và điều hành công ty sớm hơn.

Hai nhiệm vụ trên ghế nóng

Nguyễn Duy Chính tâm sự, có hai việc anh lên kế hoạch sẽ làm ngay sau khi chính thức ngồi vào ghế nóng.

Thứ nhất, cải tiến dịch vụ, thương hiệu của Tân Á tại Hà Nội và các thị trường lớn. Sau đó sẽ là công nghệ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tiết kiệm chi phí.

Nhiệm vụ lớn thứ hai, chuẩn bị mọi khâu để đưa Công ty lên sàn trong vòng 3 năm tới.

Có vẻ như người kế nghiệp đang muốn thực hành những điều đã được đào tạo bài bản trong các trường học danh tiếng của thế giới. Đi kèm theo đó là quan điểm kinh doanh mới, khác biệt của một người Tây học, rất có thể sẽ va chạm với chính người mẹ – nữ tướng đã gây dựng và đang trực tiếp nắm quyền hành tại Tập đoàn.

Chính thừa nhận, nhiệm vụ thứ nhất mà anh đặt ra thực sự là thách thức lớn. “Mẹ tôi đã làm được những kết quả to lớn, rất khó để vượt qua. Điều này sẽ tạo nên áp lực cho tôi trong giai đoạn tới. Nhất là khi quy mô và tiềm lực của công ty hiện tại đã khác xưa rất nhiều”, Chính chia sẻ.

Song, cũng phải thấy ngay thuận lợi của người kế nghiệp chính là sự thành công trong kinh doanh, uy tín của thương hiệu đã hơn 20 năm phát triển. Cùng với đó là khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, cách thức quản trị doanh nghiệp mới. Đây là lý do mà Nguyễn Duy Chính tin rằng sẽ tạo nên được bước chuyển mới cho Công ty.

“Tôi muốn đưa Tân Á Đại Thành tham gia sàn chứng khoán. Có thể ba mẹ tôi chưa nghĩ tới việc này vì muốn gìn giữ doanh nghiệp cho gia đình, cho các thế hệ con cháu. Nhưng quan điểm của tôi thì cách giữ doanh nghiệp tốt nhất trong thời đại hiện tại chính là sự minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động”, Nguyễn Duy Chính tâm sự khi kế hoạch lên sàn của anh hiện vẫn chưa thuyết phục được nữ tướng của Tân Á Đại Thành..

Với bà Phương, có thể mục tiêu gìn giữ cho con cháu là điều quan trọng nhất khi bà khởi nghiệp 20 năm trước, sau vô vàn khó khăn. Thậm chí, bà còn muốn mọi thành viên trong gia đình vào làm trong công ty.

Trong khi đó, người được chọn kế nghiệp của bà lại không nghĩ vậy. Theo anh Chính, việc niêm yết buộc công ty phải hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch tài chính, có nghĩa là năng lực cạnh tranh sẽ có bước cải tiến thực sự. “Tất nhiên, để chuẩn bị cho lộ trình niêm yết, công ty phải chuẩn bị tốt về tâm lý và quản trị, đặc biệt là đội ngũ giám đốc tài chính. Cô em gái đang du học chuyên ngành tài chính sẽ là cánh tay phải của tôi trong kế hoạch này”, Nguyễn Duy Chính chia sẻ.

Hiện đã có một số đối tác kinh doanh cùng lĩnh vực, hoặc trong lĩnh vực xây dựng đến từ Hàn Quốc ngỏ ý muốn tham gia mua cổ phần của Tân Á Đại Thành, nhưng Công ty chưa có ý định bán. Cũng có thể bài toán phân chia tỷ lệ cổ phần chi phối đang được Chính tính toán để không đi ngược lại định hướng mà người xây dựng Tân Á mong muốn, đó là tránh mọi sự thâu tóm, đảm bảo ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp.

Thực ra, nếu giữ nguyên mô hình công ty gia đình, những người điều hành sẽ vô cùng thuận lợi trong mọi quyết định kinh doanh, nhất là trong bối cảnh kinh tế biến động khó lường. Song cùng trong tình hình này, giả sử nếu cần huy động tài chính để làm nên sự bứt phá, mô hình gia đình sẽ là cản trở rất lớn, thậm chí sẽ vô cùng rủi ro khi gánh nặng tài chính đổ dồn vào một phía, thay vì phân chia như trong mô hình công ty đại chúng.

Hiện tại, Tân Á Đại Thành không lo về dòng tiền, về chiến lược marketing, như Chính chia sẻ, nhưng ai biết được rằng, các đối thủ cạnh tranh đang có chiến lược thế nào, sẽ có động thái nào. “Mặc dù quan điểm kinh doanh của hai mẹ con vẫn chưa thực sự thống nhất, nhưng chúng tôi đang tìm tới một giải pháp chung dựa trên lợi ích của thương hiệu mà mẹ tôi đã giành cả cuộc đời để xây dựng”, người kế nghiệp “nữ tướng” của Tân Á Đại Thành chia sẻ.

Những dấu ấn tương lai

Bỏ qua bất đồng trong một số quan điểm kinh doanh, Chính muốn nhắc đến nhiều hơn những gì anh muốn ghi dấu ấn trong tương lai tại ngôi nhà Tân Á Đại Thành.

“Khi còn học ở nước ngoài, tôi thấy đủ tự tin để chứng minh năng lực của mình, nhưng khi thực sự bắt tay vào việc, mọi sự có vẻ không đơn giản như vậy. Giờ tôi cảm nhận được rằng, chỉ khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của mình vào Công ty thì khi đó, sự phát triển của Công ty sẽ trở thành cuộc sống của mình, chứ không đơn thuần là công việc”, Chính nói.

Tuy vậy, Nguyễn Duy Chính hiểu rằng, khoảng cách giữa việc học và hành vẫn rất xa, nhất là khi văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam còn một cách khá xa thông lệ quốc tế. Đó là chưa kể tới chìa khóa quan trọng nhất mà Chính phải có được để triển khai thành công các kế hoạch của mình, đó là con người. Mà điều này, để thay đổi, cần phải có lộ trình và thời gian...

CHIA SẺ VỚI NGUYỄN DUY CHÍNH:

Áp lực hiện tại của anh?

Là làm sao có thể theo được guồng làm việc như mẹ tôi.

Anh nể nhất điều gì ở bà?

Nghị lực và quyết tâm. Khi bà đã ra quyết định, bằng mọi giá bà sẽ làm được.

Vậy anh sợ nhất điều gì?

Bị giao việc mà mình làm nửa vời.

Chưa đầy 30 tuổi, anh có thấy quá sức với một sản nghiệp lớn?

Trong công việc, một số đối tác, kể cả trong và ngoài nước, cũng quan tâm đến độ tuổi, để họ cảm thấy tin tưởng chọn mặt gửi vàng. Tôi luôn phải tự làm mình già đi.

Hai mẹ con có thường xuyên lo lắng về cùng một vấn đề xảy ra đối với công ty?

Khi những đối thủ cạnh tranh có chiến lược mới, hay có động thái gì đó không thuận với quan điểm kinh doanh của Công ty, chúng tôi đều mất ăn, mất ngủ. Song, lúc nào các thành viên trong gia đình cũng cùng nhau trao đổi để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Anh Hoa