Choose your keyboard layout là gì

Một số người dùng gần đây đã báo cáo về sự cố không liên tục này, trong đó Nâng cấp Windows 10 quá trình bị kẹt ở Chọn bố cục bàn phím của bạn màn. Màn hình này được giới thiệu trong quá trình nâng cấp, nơi bạn cần chọn bố cục bàn phím cho máy tính của mình trong số các tùy chọn khác nhau có sẵn. Tuy nhiên, người dùng đã báo cáo rằng họ không thể thao tác ngay cả chuột hoặc bàn phím trên màn hình này và do đó, họ không thể chọn bất kỳ thứ gì trên màn hình này và bị mắc kẹt trong quá trình này. Bài đăng này cung cấp một số mẹo khắc phục sự cố để giải quyết vấn đề này.

Tình huống này có vẻ không thể giải thích được khi tất cả chuột, bàn phím và các thiết bị đầu vào khác của bạn đang hoạt động một lúc trước và sau đó đột ngột ngừng phản hồi. Tuy nhiên, không khó để đoán rằng đây có thể là một vấn đề tiềm ẩn về trình điều khiển.

Khi bạn nâng cấp lên Windows 10 bằng cách sử dụng nâng cấp tại chỗ, mọi thứ có thể đi xuống phía nam và PC của bạn cuối cùng bị rối loạn chức năng điều khiển.

Tìm hiểu thêm về vấn đề này, người ta thấy rằng vấn đề liên quan đến các trình điều khiển Cổng USB nơi tất cả chúng ngừng hoạt động ở giai đoạn đó. Nâng cấp tại chỗ đôi khi có thể mất một khoản phí vì PC của bạn phải hoạt động như bình thường ngay cả sau khi nâng cấp. Tuy nhiên, vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách sử dụng các bước dưới đây:

1. Bạn cần một máy tính khác để tạo ổ USB khởi động với Windows 10. Nếu bạn đã có các tệp ISO trong tay, bạn có thể sử dụng Rufus để tạo ổ USB có khả năng khởi động, nếu không, bạn có thể sử dụng Công cụ tạo phương tiện Windows 10 để khởi động ổ USB bằng phiên bản Windows mới nhất.

2. Khi thẻ USB có thể khởi động của bạn đã sẵn sàng, hãy cắm nó vào thiết bị đang gặp sự cố và khởi động lại thiết bị.

3. Trong khi khởi động lại, hãy vào Menu Khôi phục [Chọn một sự lựa chọn] và chọn Troubleshoot> Command Prompt [Dưới Advanced Options].

Thao tác này sẽ khởi chạy dấu nhắc CMD, nơi bạn có thể nhập từng lệnh dưới đây vào sửa chữa MBR và nhấn Enter:

chkdsk c:/fbootrec/fixmbrbootrec/fixbootbootrec/rebuildbcdbcdboot c:windows/s c:

4. Sau khi thực hiện xong các lệnh trên, hãy khởi động lại máy tính của bạn và xem sự cố đã được khắc phục chưa.

Tuy nhiên, nếu sự cố vẫn không được khắc phục, điều này liên quan trực tiếp đến các trình điều khiển không tương thích được cài đặt cho phiên bản Windows trước đó trước khi cài đặt Windows 10. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên cài đặt mới Windows 10 trên máy tính của mình và cài đặt trình điều khiển thiết bị chính xác và tương thích.

Khi máy tính gặp sự cố hay không vào được hay dính màn hình xanh ... chúng ta thường được khuyên vào safe mode để xem để sửa. Vậy Safe mode là gì cách vào safe mode trên windows 10 như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Safe mode là gì?

Safe Mode [chế độ an toàn] là công cụ mà máy tính nào cũng có. Khi bị nhiễm virus, gặp vấn đề với driver hoặc hệ thống thì Safe Mode có thể là cách duy nhất giúp bạn khởi động máy và khắc phục sự cố.

Safe Mode sẽ vô hiệu hóa các ứng dụng và trình điều khiển [drivers] không cần thiết được tải lên trong quá trình khởi động hệ thống, do đó chúng ta có thể xác định được các ứng dụng hay trình điều khiển nói trên có phải là nguyên nhân gây ra sự cố cho máy tính hay không hay không.

2. Cách vào Safe Mode Windows 10

Cũng như các phiên bản Widows trước đây [Windows 7, Windows 8, Windows 8.1 ...] Windows 10 cũng được tích hợp chế độ Safe Mode rất  hữu ích cho việc chẩn đoán, khắc phục sự cố liên quan đến phần cứng, phần mềm và hệ điều hành.

Có khá nhiều cách để vào chế độ Safe Mode trên Windows 10 kể cả trường hợp không thể vào windows cũng như vào windows bình thường. Để vào Safe Mode của Windows 10 khi khởi động máy tính Win 10, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của thủ thuật vn nhé.

2.1 Cách vào Safe Mode Windows 10 khi không vào được Windows

Nếu như trên Windows 7 bạn sẽ nhấn phím F8 trước khi Windows được nạp để mở cửa sổ Advanced Boot Options, tại đây bạn có thể chọn để khởi động Windows 7 trong Safe Mode thì trên windows 10 cũng thế

Trên Windows 10, bạn có thể nhấn phím Shift + F8 hoặc F8 trước khi Windows bắt đầu load để vào chế độ recovery và truy cập vào Safe Mode từ đây.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu bạn sở hữu một máy tính hiện đại, với UEFI BIOS và ổ cứng SSD nhanh thì rất khó để làm gián đoạn quá trình khởi động bằng tổ hợp phím tắt trên mà bắt buộc chúng ta phải vào BIoS chỉnh thời gian boot vào ổ cứng chậm lại thì mới vào được Safe Mode. Cứ thử đi đừng ngại :D 

2.2 Vào Safe Mode Windows 10 khi khởi động

2.2.1. Sử dụng tiện ích System Configuration

Bước 1: Windows + mở hộp thoại search sau đó gõ vào msconfig sau đó chọn Open để mở System Configuration 

Bước 2:  Trong cửa sổ System Configuration, bạn chuyển sang tab Boot, dưới phần Boot Options, bạn hãy tick vào Safe mode sau đó lựa chọn một trong bốn tùy chọn có sẵn, bao gồm:

  • Minimal: Vào chế độ Safe Mode với số lượng tối thiểu các trình điều khiển [driver] và các dịch vụ nhưng vẫn sử dụng giao diện đồ họa quen thuộc của Windows. Kết nối mạng bị vô hiệu hóa.
  • Alternate Shell: Nếu thành thạo về các dòng lệnh Command Prompt thì có thể chọn chế độ này. Kết nối mạng và File Explorer bị vô hiệu hóa.
  • Active Directory Repair: Vào chế độ Safe Mode với quyền truy cập vào các thông tin cụ thể trên máy tính, như các thiết bị phần cứng. Nếu không cài đặt thành công phần cứng mới, chẳng hạn như Active Directory thì Safe Mode sẽ được sử dụng để khôi phục lại sự ổn định của hệ thống bằng cách sửa chữa dữ liệu bị hỏng hoặc thêm dữ liệu vào thư mục.
  • Network: Vào chế độ Safe Mode với các dịch vụ và driver cần thiết dành cho kết nối mạng, sử dụng giao diện đồ họa của Windows. Kết nối mạng được kích hoạt.

Bước 3: Click Apply sau đó click OK. Tiếp theo tiến hành khởi động lại máy tính của bạn.

Bước 4: Sau khi khởi động lại máy tính xong, bạn có thể khắc phục sự cố liên quan đến phần cứng, phần mềm và hệ điều hành... ở chế độ Safe Mode.

2.2.2. Sử dụng Advanced Startup

Bước 1: Windows + để mở nhanh Settings, sau đó điều hướng đến Update & security 

Chọn tiếp Recovery 

Bước 2: Tại mục Advanced startup bạn click chọn Restart now để khởi động lại máy tính của mình.

Bước 3: Khi máy tính của bạn khởi động lại, bạn sẽ nhìn thấy màn hình Choose an option. Tại đây bạn click chọn Troubleshoot.

Bước 4: Tiếp theo trên màn hình Troubleshoot, bạn click chọn Advanced options.

Bước 5: Tiếp theo trên màn hình Advanced options, các bạn click chọn Startup settings.

Bước 6: Cuối cùng trên màn hình Startup Settings, bạn click chọn Restart để khởi động lại máy tính của mình.

Bước 7: Sau khi máy tính khởi động xong, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Safe Mode. Nhấn phím F4 hoặc phím để khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode.

2.2.3. Sử dụng Recovery drive

Bước 1: Kết nối ổ đĩa khôi phục [recovery drive] với máy tính của bạn và mở máy tính lên.

Bước 2: Khi nào bạn thấy xuất hiện màn hình Choose your keyboard layout, click vào layout để xem màn hình Choose an option.

Bước 3: Khi màn hình Choose an option xuất hiện, bạn click chọn Troubleshoot => Advanced options => Startup settings => Restart để khởi động lại máy tính của bạn.

Bước 4: Khi thấy xuất hiện màn hình Safe mode options, bạn nhấn phím F4 hoặc phím 4 để khởi động Windows ở chế độ Safe Mode.

Bước 1: Click chuột trái vào nút cửa sổ sau đó click chọn nút Power.

Bước 2: Nhấn và giữ phím Shift, sau đó click chọn Restart.

Bước 3: Lúc này bạn sẽ nhìn thấy màn hình Choose an option. Tại đó bạn click chọn Troubleshoot.

Bước 4: Tiếp theo trên màn hình Troubleshoot, bạn click chọn Advanced options.

Bước 5: Tiếp theo trên màn hình Advanced options, bạn click chọn Startup settings.

Bước 6: Cuối cùng trên màn hình Startup Settings, bạn click chọn Restart để khởi động lại máy tính của mình.

Bước 7: Sau khi máy tính khởi động xong, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Safe Mode. Nhấn phím F4 hoặc phím 4 để khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode.

Bước 1: Khi ở màn hình đăng nhập Login hoặc màn hình Sign-in, bạn click chọn nút Power, sau đó nhấn và giữ phím Shift rồi click chọn Restart.

Bước 2: Sau khi máy tính của bạn khởi động xong, bạn sẽ nhìn thấy màn hình Choose an option. Tại đó bạn click chọn Troubleshoot.

Bước 3: Tiếp theo trên màn hình Troubleshoot, bạn click chọn Advanced options.

Bước 4: Tiếp theo trên màn hình Advanced options, bạn click chọn Startup settings.

Bước 5: Cuối cùng trên màn hình Startup Settings, bạn click chọn Restart để khởi động lại máy tính của mình.

Bước 6: Sau khi máy tính khởi động xong, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Safe Mode. Nhấn phím F4 hoặc phím 4 để khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode.

2.3 Thoát khỏi chế độ Safe Mode trên Windows 10

Bước 1: Để thoát khỏi chế độ Safe Mode, đầu tiên các bạn mở System Configuration bằng cách mở cửa sổ Run [nhấn tổ hợp phím Windows + R], sau đó nhập msconfig vào cửa sổ Run rồi chọn OK.

Bước 2: Click vào tab Boot, sau đó bỏ dấu tích ô tùy chọn Safe boot, chọn Apply rồi chọn OK. Tiến hành khởi động lại máy tính của bạn để thoát khỏi chế độ Safe Mode.

Trên đây là tất tần tật về cách vào safe mode trên windows 10. Nếu có thắc mắc gì hãy comment bên dưới nhé các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi

Video liên quan

Chủ Đề