Cao dán quai bị bán ở đâu

Người dân không cần phải dùng bất cứ thuốc gì như cao dán, dầu, cây lá… để đắp, thoa hoặc dán bên ngoài tuyến mang tai vì nó không có tác dụng, thậm trí còn gây ra những nguy cơ khác.

Cách đây không lâu, bé Nguyễn Thị Phương N, 8 tuổi, nhà ở xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang được mẹ đưa vào bệnh viện Tiền Giang khám vì quai hàm bên phải sưng to.

Mẹ P kể, em bị bệnh được 2 ngày, kêu đau góc hàm phải, sau đó góc hàm thì từ từ sưng to, nhai cái gì cũng thấy đau, kèm theo sốt, khó chịu. Mẹ em N tưởng em bị nổi nhọt nên mẹ mua cao dán về dán cho em. Mẹ dán cao vào trước và sau tai của N, nhưng em vẫn không hết đau, mà còn sưng thêm nên mới vào bệnh viện.

Bác sỹ khám thấy em tuyến mang tai phải của em sưng to, gỡ các miếng cao dán ra thấy vùng da ở đó đỏ hơn xung quanh. Bác sỹ chẩn đoán em bị quai bị, cho thuốc uống và dặn dò cách chăm sóc bé tại nhà, đồng thời giải thích cho mẹ N không nên dùng cao dán để trị bệnh quai bị nữa.

ảnh minh họa [Internet]

Về chuyên môn, khi, vi rút quai bị xâm nhập vào niêm mạc miệng, mũi, họng, chúng sinh sôi nẩy nở ở đó chừng 15 đến 21 ngày, rồi vi rút đi vào máu gây nên các triệu chứng sốt, mệt mõi. Từ máu vi rút tấn công vào các tuyến nước bọt, hay gặp nhất là tuyến mang tai, tuyến sinh dục, tuỵ, thần kinh... và phát triển, gây nên các triệu chứng viêm cục bộ ở các cơ quan này. Tại các tuyến nước bọt, vi rút gây viêm mô kẽ của tuyến, còn mô hạch bạch huyết xung quanh thì ít bị tổn thương hơn.

Vì bệnh quai bị là do virut nên không có kháng sinh điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, dinh dưỡng, súc miệng bằng nước muối 0,9%, nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến mang tai, thường là 7 - 8 ngày đầu. Cách ly tối thiểu 10 ngày bởi bệnh này rất hay lây.

Người dân không cần phải dùng bất cứ thuốc gì như cao dán, dầu, cây lá… để đắp, thoa hoặc dán bên ngoài tuyến mang tai vì nó không có tác dụng, đôi khi còn có hại như làm cho vùng da đó bị kích ứng gây ngứa, đỏ, nổi bóng nước, nhiễm trùng cơ hội…

PV

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh quai bị là một bệnh lây nhiễm thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh quai bị gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, virus gây bệnh hướng gây bệnh tới các tuyến ngoại tiết và thần kinh, ngoài ra cũng gây tổn thương đến cơ quan sinh dục ở người mắc bệnh.

Nhìn chung, quai bị là bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày sau khi mắc bệnh nếu không có biến chứng. Bệnh cần trải qua các giai đoạn sau, sau đó cơ thể hình thành kháng thể chống bệnh vĩnh viễn và bệnh sẽ khỏi.

Sau thời gian ủ bệnh từ 18-21 ngày, bệnh khởi phát khiến trẻ bị sốt 38-39 độ C, đau mỏi toàn thân, đau đầu, ăn ngủ kém.

Viêm tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng điển hình hay gặp nhất ở trẻ mắc quai bị, chiếm 70% các thể khu trú rõ.

Sang giai đoạn toàn phát từ sau 24-48 giờ sau khi sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện viêm sưng tuyến mang tai. Lúc đầu thường sưng một bên bạnh cằm dưới mang tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp sang bên kia. Hầu hết trẻ thường sưng cả hai bên, ít gặp chỉ sưng một bên.

Hai bên sưng viêm thường không đối xứng, vùng da má bị sưng căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, không đỏ, đau, nước bọt ít và quánh.

3 vị trí đau điển hình của triệu chứng viêm tuyến nước bọt do bệnh quai bị là góc thái dương - hàm, góc xương hàm dưới và điểm mỏm xương chũm.

Quai bị gây sưng viêm tuyến nước bọt

Bệnh nhân thường hết sốt sau 3-4 ngày phát bệnh, tuyến nước bọt mang tai cũng hết sưng sau 8-10 ngày, hạch sưng sẽ kéo dài hơn tuyến một chút. Đa số trẻ mắc bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu điều trị, kiêng cữ tốt và không có biến chứng. Tuyến nước bọt dù sưng nhưng không bị hóa mủ, trừ khi kết hợp bội nhiễm vi khuẩn, cũng không bao giờ bị teo.

Nếu bệnh nhân mắc quai bị bị các biến chứng như: viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu... thì sẽ lâu hơn, cũng nguy hiểm hơn.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân mắc quai bị, việc sử dụng thuốc điều trị chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tăng cường sức đề kháng cơ thể tự chống lại bệnh.

Do đó, bệnh nhân cần đến cơ quan y tế để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động nhiều, ăn uống đầy đủ với thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng, dễ nuốt để tăng sức đề kháng.

Hiện chưa có thuốc đặc trị quai bị

Nếu bệnh nhân sốt cao hoặc quá đau thì có thể sử dụng thuốc giảm sốt; thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nam giới bị mắc quai bị thì nên để bé nằm thẳng, mặc quần lót để bìu được nâng lên. Có thể dùng túi lạnh chườm vào vùng bìu để giảm cơn đau nhức.

Quai bị thường do 2 nguyên nhân là siêu vi và vi khuẩn. Với các trường hợp quai bị do siêu vi thì không cần thiết phải đến bệnh viện điều trị nếu không có triệu chứng nặng, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.

Với những trường hợp quai bị có biến chứng, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu, bộ phận sinh dục sưng to thì phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không có thể dẫn đến biến chứng vô sinh do teo tinh hoàn.

Bệnh nhân mắc quai bị cần uống nhiều nước vì những cơn sốt cao làm mất nước, mất chất điện giải trong cơ thể, tốt nhất là nên uống dung dịch oresol. Ngoài ra cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với mọi người tránh nguy cơ lây nhiễm.

Dân gian có lưu truyền một số cách điều trị bệnh quai bị không đúng cách nên tránh, không làm theo như:

  • Dùng mực tàu hay nhọ nồi vẽ lên vùng sưng vì bệnh không phải do “tà ma" mà do siêu vi trùng gây ra
  • Đắp lá cây, đắp vôi hoặc dán cao vào vùng sưng rất nguy hiểm. Cách làm này không những không hiệu quả mà còn gây nóng, phỏng vùng sưng và gây nhiễm trùng vào tuyến mang tai gây viêm nhiễm nặng hơn.

Mỗi người đều có thể tự phòng ngừa bệnh quai bị dễ dàng bằng tiêm vaccine phòng quai bị. Với trẻ em, nên chích ngừa phòng quai bị khi trẻ 12 tháng tuổi hay khi trẻ chuẩn bị đi nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học. Thường liều tiêm ngừa bệnh quai bị gồm 2 liều, liều đầu lúc 12 tháng và liều lặp lại lúc 4-6 tuổi. Người trưởng thành hay bà bầu chuẩn bị mang thai cũng có thể phòng ngừa quai bị.

Phòng ngừa quai bị bằng tiêm Vaccine

Tuy nhiên thực tế, việc tiêm phòng chỉ có thể giúp bạn phòng bệnh được khoảng 80% trường hợp lây nhiễm virus gây bệnh. Chính vì vậy, phòng bệnh tránh lây lan là việc làm rất cần thiết ở cả người đã tiêm vaccine phòng bệnh.

Nên cách ly người mắc bệnh ở nhà, không tiếp xúc với mọi người xung quanh, khi tiếp xúc thì phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh khoảng 10 ngày kể từ khi sưng tuyến mang tai.

Đồng thời thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày.

Vệ sinh sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi mắc bệnh.

Hạn chế tới nơi tập trung đông người, nhất là khi đang có dịch.

Tăng cường sức đề kháng cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bệnh quai bị do virus gây nên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Bệnh rải rác quanh năm, nhưng thường gặp nhiều vào cuối đông, đầu xuân. 

1. Trẻ trai mắc quai sẽ bị vô sinh

Diễn biến bệnh thường nhẹ, trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho, sau đó thấy sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.

Đây là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết.

Khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh. Thực tế biến chứng này thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị viêm não, màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ... cũng có khi bị co giật. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai. 

Quai bị là bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Ảnh: Dương Ngọc.

2. Dùng miếng cao dán để chữa bệnh

Khi con bị quai bị nhiều cha mẹ đi mua miếng cao dán vào phía mang tai để chữa. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Dũng nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh do virus gây nên, vì thế việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. 

Không nên bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai..., đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol cũng có thêm tác dụng giảm đau. Hoặc có thể đắp ấp vùng tuyến mang tai để giảm đau. 

3. Người lớn không bị bệnh

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần. Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng. Lý do vì người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch. 

Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Trong khi đó theo phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương [Hà Nội], virus theo đường hô hấp nên  bệnh lây lan rất nhanh. 

Chăm sóc bệnh tại nhà:

- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cả người lớn và trẻ con, cách ly 10-14 ngày. Nguyên tắc nói bệnh lây ở trẻ con nhưng khi bố mẹ chăm sóc, virus do trẻ bắn ra thì người lớn có thể bị bệnh hoặc thành trung gian truyền bệnh.

- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế chạy nhảy.

- Đồng thời chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng, súc miệng bằng nước sát khuẩn.

- Chế độ ăn thức ăn mềm, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa, như nấu súp để người bệnh dễ ăn, đồ ăn lỏng.

- Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau... 

Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ trên 1 tuổi đi tiêm phòng. Trường hợp nào chưa tiêm mà đã bị thì không cần tiêm với điều kiện phải chẩn đoán chính xác.

Khi nào cần đưa trẻ đến viện:

- Bé trai có biểu hiện sưng, đau tinh hoàn, sờ rắn lại còn bé gái là đau bụng dưới, đau khi sờ nắn... Trẻ có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng.

- Bé thấy đau đầu, nôn... biểu hiện của viêm não - màng não

- Với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp... nguy cơ bị biến chứng cao hơn.

Phương Trang

Video liên quan

Chủ Đề