Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn

Dấu câu là những kí hiệu được dùng trong văn bản.

        - Đánh dấu chỗ kết thúc câu, ngăn cách câu ấy với các câu khác trong văn bản

        - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong cùng một câu

        - Đánh dấu một số bộ phận đặc biệt trong câu

        - Biểu thị một số nội dung đặc biệt mà không cần dùng lời

Dấu chấm lửng [edit]

  • Khái niệm về dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu lửng hay dấu ba chấm, là dấu có ba chấm đặt nối tiếp nhau theo hàng ngang.

  • Tác dụng của dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng có các tác dụng sau:

        - Tỏ ý rằng nhiều sự vật, hiện tượng còn chưa được liệt kê hết. Muốn dùng dấu chấm lửng trong trường hợp này, cần liệt kê ít nhất là hai sự vật, hiện tượng. Trong chức năng này, dấu chấm lửng có thể dùng sau kí hiệu "v.v" biểu thị sự tương tự trong liệt kê.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Ngoài ra, biển còn nhiều thứ cá nổi tiếng như cá đé, cá nhụ, cá nục, cá song và nhiều tôm, sò,...".

(Trúc Mai)

        - Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "- Cô Nga...". (Thạch Lam)

        - Biểu thị lời nói không tiện nói ra.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại...".

                                                                                           (Đào Vũ)

         - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Té ra công sự chỉ là công... toi".

                                                                            (Tú Mỡ)

Dấu chấm phẩy [edit]

  • Khái niệm về dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy là dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, một dấu phẩy ở dưới.

  • Tác dụng của dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy có các tác dụng sau:

         - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

               + Khi các vế có cấu tạo đối xứng nhau về nghĩa và hình thức.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng".

(Nguyễn Trung Thành)

               + Khi các vế có tác dụng bổ sung cho nhau.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được".

                                                                                                                             (Lê Duẩn)

         - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thủy nông: đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt".

(Báo Nhân dân)

Dấu gạch ngang [edit]

Dấu gạch ngang là dấu dưới dạng một một gạch ngang.

  • Tác dụng của dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang có tác dụng:

         - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Chồng chị - anh Nguyễn Văn Dậu - tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bẩy năm".

(Ngô Tất Tố)

         - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

 

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
"- Sắp đến chưa? - Người đàn bà chợt hỏi.

                        - Sắp".

                                                         (Kim Lân)

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
    "Nhiệm vụ của chúng ta là:  + Phát triển sản xuất

   + Ủng hộ cách mạng của các nước anh em".

         - Nối các từ nằm trong một liên doanh

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 "Hội tụ về Hà Nội còn có các tuyến đường sắt quan trọng: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng".

  • Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

         - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
 Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp,...

         - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn
  "Chuyến bay Hà Nội – Mát-xcơ-va".


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế