Chỉ số ưu tú là gì

Người có thể khiến người khác cảm thấy thoải mái luôn tạo ra một sức hút vô cùng mạnh mẽ, họ không chỉ biết quan tâm săn sóc người khác, hơn thế nữa còn biết cảm thông san sẻ. Đây chính là phong thái đặc biệt của người ưu tú.

Trong đời người, khi thích một người ban đầu chỉ là vì diện mạo đẹp đẽ, sau khi tiếp xúc thì mới biết đó là một người có tài hoa, tính cách hai người cũng tương đối hoà hợp. Tiếp xúc lâu hơn nữa thì mới biết được sự lương thiện trong nội tâm đối phương, cuối cùng là sẽ bị đắm chìm trong nhân cách của người đó. Làm người cũng vậy, mà kết giao bạn bè cũng như vậy.

Sự sắc bén của bảo kiếm, là trải qua sự rèn giũa tôi luyện nhiều lần; hương thơm thanh khiết của hoa mai toả ra từ cái giá rét mà có. Con người muốn thành tài, muốn thành công, đều phải trả giá, và lăn lộn trải nghiệm.

Sự cuốn hút của họ bắt nguồn từ sự từng trải, nội tâm sâu sắc, lòng tốt, sự lương thiện, đồng thời từ trong ra ngoài đều toát ra một vẻ cao quý. 

Một người từ diện mạo bề ngoài đến tính cách bên trong, có thể phân thành năm tầng lớp: ngoại hình, năng lực, tính khí, phẩm cách, tâm tính. Về mặt tính chất tương ứng cũng có năm cấp độ: nhan sắc, tài hoa, tính cách, nhân phẩm, nhân từ.

Hãy từ từ cảm nhận, năm mức độ này không chỉ là phương pháp nhìn người trong cuộc sống, mà còn là con đường để tu dưỡng nội tâm.

Trong cuộc sống, có hai kiểu người đối lập nhau. Có người sợ người khác thoải mái, nên ra sức khiến người ta khó chịu, chỉ cần bản thân mình thoải mái là đủ. Còn có một kiểu người sợ người khác không thoải mái, nên ra sức để mọi người được thoải mái dễ chịu, cho dù bản thân phải chịu uất ức.

Từng hỏi một người bạn là nhà tuyển dụng rằng người lương cao và lương thấp có gì khác biệt? Anh ta nói những ông chủ mà lương càng cao, thì càng đem lại cho bạn cảm giác thoải mái khi tiếp xúc.

Nói chuyện với những ông chủ lương tính bằng con số vài chục triệu, dù cho nói đến hai hay ba tiếng đồng hồ, bất luận là nói đến những chuyện đắng cay ngọt bùi gì, họ đều có thể từng câu từng chữ lần lượt nhẹ nhàng trả lời, không bỏ sót hay ngắt quãng bất kì câu nào, khiến người khác cảm thấy vô cùng dễ chịu.

Đối với những người thuộc tầng lớp cao, mục đích công việc chỉ có một, đó là giải quyết vấn đề. Vì vậy, họ sẽ không quan tâm là ai sẽ là người giải quyết vấn đề xuyên suốt quá trình, liệu ai có vượt chức trách và quyền hạn hay không, cũng không quan tâm liệu có ai vượt giới hạn, hay coi khinh, hay làm khó bản thân họ.

Họ cũng chẳng buồn suy xét xem rằng, chuyện này liệu có khiến tôi mất mặt hay không, hay người này khiến tôi khó xử, tôi phải bực dọc khó chịu với anh ta.

Người tầng lớp càng thấp, càng dễ tự hạ thấp mình, càng không có tự tin, sự kém cỏi ẩn giấu trong nội tâm sẽ sinh ra một kiểu tâm lý bồi thường, tâm lý bồi thường này, thực ra là một kiểu “thoái thác”.

Sự tu dưỡng tốt nhất, chính là hiểu cách đem lại cho người khác cảm giác ưu việt, không nhìn lên cao, cũng không nhìn xuống dưới, không nhún nhường không cao ngạo.

Bên cạnh bạn liệu có người như thế này không: Có thể diện mạo của họ không quá đẹp, có thể tài năng không xuất chúng, nhưng lại có một sự cuốn hút khác biệt, khiến bạn muốn tiếp xúc với họ, không để tâm phòng bị, mà giãi bày hết mọi bí mật.

Họ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, khi ở cùng họ, giống như đang nghe một bản nhạc du dương, hay đang nhấm nháp một cốc trà ấm nóng, như đang ngắm một đoá hoa lặng lẽ nở, khiến thời gian như nước chảy chậm rãi mà thanh khiết.

Người tầng lớp càng cao, càng biết cách tôn trọng người khác, họ hiểu được rằng sự tôn trọng đó bao gồm hàm ý về sự bình đẳng, giá trị, nhân cách và cả sự tu dưỡng. Chỉ khi sự tu dưỡng của một người đạt đến mức độ này, thì mới sản sinh ra nhân từ. Nhân từ, là một loại cảnh giới.

Có một số người lúc nào cũng gây khó dễ cho người khác, để thể hiện tính cách cá nhân, gây áp lực cho người khác để thể hiện sự ưu việt của bản thân. Nhưng bạn khiến người khác khó chịu, người khác sẽ khiến bạn không thoải mái.

Đạt đến mức độ này, tại sao vẫn chưa phải là đỉnh cao trong nhân phẩm con người? Người thường dù chưa đạt đến cảnh giới từ bi, nhưng ít nhất vẫn có thể dốc hết lòng nghĩ cho người khác, như vậy, cũng có nghĩa đang nỗ lực trở thành một người nhân từ.

Thế gian rối rắm, mắt dễ bị che lấp bởi những thứ hỗn tạp, tim dễ bị những thứ hỗn độn làm cho mờ mịt.

Giữ vững con đường chính đạo này, mới có thể giữa hàng vạn hàng nghìn người, kết giao được với một người đáng để bạn kết giao; giữa hàng vạn hàng nghìn người, chọn được người có ý nghĩa nhất. Nếu có thể như vậy, coi như không uổng phí một đời.

Nguồn: The Sound of Hope

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú? Các thuật ngữ tiếng Anh? Quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú?

Thầy thuốc Ưu tú là một danh hiệu cao quý được trao cho người thầy thuốc đạt tiêu chuẩn trong hoạt động nghề nghiệp. Họ không chỉ giỏi về chuyên môn, đạt được nhiều thành tích cao mà còn phải đáp ứng các phẩm chất, chuẩn mực khác. Các tiêu chuẩn cụ thể được đánh giá dựa trên quy định pháp luật về quy trình xét tặng danh hiệu. Đây là danh hiệu cao quý được xét tặng ở Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp Bộ, tỉnh cho đến Hội đồng cấp nhà nước. Cho thấy ý nghĩa cũng như các giá trị cao quý của danh hiệu này trong hoạt động quản lý nhà nước.

Căn cứ pháp lý: Nghị định số 41/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Criteria and process for considering and awarding the title of Excellent Doctor

  • 1 1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:
      • 1.0.1 – Tuân thủ pháp luật:
      • 1.0.2 – Có phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp đạt yêu cầu:
      • 1.0.3 – Có tài năng trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế:
      • 1.0.4 – Có nhiều thành tích xuất sắc:
      • 1.0.5 – Điều kiện về thời gian làm việc thực tế:
  • 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
  • 3 3. Quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:
    • 3.1 3.1. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở:
      • 3.1.1 Bước 1: Cá nhân thực hiện lập hồ sơ đề nghị xét tặng:
      • 3.1.2 Bước 2: Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
      • 3.1.3 Bước 3: Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
    • 3.2 3.2. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:
      • 3.2.1 Bước 1. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.
      • 3.2.2 Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các công việc sau:
      • 3.2.3 Bước 3. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
      • 3.2.4 Bước 4. Hội đồng cấp tỉnh gửi hồ sơ xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” tới Thường trực tỉnh ủy, thành ủy cho ý kiến, trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước.
    • 3.3 3.3. Quy trình xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước:
      • 3.3.1 Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các công việc sau:
      • 3.3.2 Bước 3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:

Việc phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” được xét tặng cho các thầy thuốc đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Điều 10 Nghị định 41/2015/NĐ-CP như sau:

– Tuân thủ pháp luật:

– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

– Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

– Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.

– Có phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp đạt yêu cầu:

– Có phẩm chất đạo đức tốt.

– Tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh.

Xem thêm: Xét tăng lương trước thời hạn và bảo lưu danh hiệu chiến sĩ thi đua

– Được nhân dân, người bệnh và đồng nghiệp tín nhiệm.

– Có tài năng trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế:

– Thầy thuốc không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản này phải đạt tiêu chuẩn sau:

+ Chủ nhiệm ít nhất 02 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở.

+ Hoặc tham gia 02 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, tỉnh.

+ Hoặc là thư ký 01 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, tỉnh.

+ Hoặc tham gia 01 đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu;

– Thầy thuốc công tác tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phải đạt tiêu chuẩn sau:

+ Chủ nhiệm 01 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở.

Xem thêm: Điều kiện xét tặng nhà tình nghĩa

+ Hoặc chủ nhiệm 02 sáng kiến cải tiến kỹ thuật cơ sở đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả tại cơ sở.

– Có nhiều thành tích xuất sắc:

Thành tích thể hiện trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế, đạt tiêu chuẩn sau:

+ Đã được tặng ít nhất 01 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Hoặc đã được tặng ít nhất 03 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.

+ Hoặc đã được 02 lần tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, tỉnh và 01 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.

+ Hoặc đã được 06 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và ít nhất 02 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.

– Điều kiện về thời gian làm việc thực tế:

+ Có thời gian, trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật trong ngành từ 15 năm trở lên;

+ Đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên. Trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ thủ tục xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú tiếng Anh là The title of Distinguished Physician.

Tiêu chuẩn và quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú tiếng Anh là Criteria and process for considering and awarding the title of Excellent Doctor.

3. Quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:

Danh hiệu này phải được xét duyệt theo quy trình ở ba cấp. Trước tiên là ở Hội đồng cấp cơ sở. Các cá nhân đủ điều kiện được tập hợp danh sách để thực hiện xét tặng tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh. Cuối cùng là tập hợp danh sách các cá nhân đã được xét tặng danh hiệu để gửi hồ sơ xét tặng tại Hội đồng cấp nhà nước.

Như vậy, các cá nhân có thể nhận được danh hiệu cao quý này ở các cấp xét tặng khác nhau. Ở các cấp xét tặng danh hiệu càng cao, tiêu chuẩn đặt ra càng khắt khe. Qua đó có thể tìm kiếm, chọn lọc các cá nhân thầy thuốc ưu tú nhất của đất nước.

3.1. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở:

Quy trình xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định như sau: 

Bước 1: Cá nhân thực hiện lập hồ sơ đề nghị xét tặng:

Các cá nhân thấy mình có đủ điều kiện trong tiêu chuẩn đặt ra theo quy định tự tiến hành đề nghị xét tặng danh hiệu.

Cá nhân tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này và gửi hồ sơ tới Hội đồng cấp cơ sở [qua Thường trực Hội đng].

Có thể tiến hành gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Xem thêm: Điều kiện xét tặng huy chương Bảo vệ an ninh tổ quốc cho Công an xã

Bước 2: Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;

Thẩm định về tính hp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức [nếu có] báo cáo người có thẩm quyền xử lý;

Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;

Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để lấy ý kiến của quần chúng về việc ủng hộ, giới thiệu đối với cá nhân đề nghị xét tặng.

+ Việc lấy ý kiến chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên trong đơn vị tham gia cuộc họp.

+ Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản.

+ Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt 80% số người ủng hộ trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;

– Tổng hợp, gửi tài liệu đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

Xem thêm: Khái niệm quy định tại Luật Dược

Bước 3: Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.

Theo đó: Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;

Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn của Hội đồng tại trụ sở làm việc của đơn vị trong thời hạn 10 ngày làm việc;

Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết quả: Có danh sách cuối cùng đối với danh hiệu Thầy thuốc ưu tú được xét tặng ở cấp cơ sở.

3.2. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:

Quy trình xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 16 như sau: 

Bước 1. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.

Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các công việc sau:

– Tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình;

– Tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu;

Xem thêm: Thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc đối với thuốc dùng ngoài

– Gửi tài liệu quy định tại Điểm e, Điểm g Khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

Bước 3. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.

Theo đó: Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;

Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin của Bộ, tỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc;

Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Bước 4. Hội đồng cấp tỉnh gửi hồ sơ xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” tới Thường trực tỉnh ủy, thành ủy cho ý kiến, trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước.

3.3. Quy trình xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước:

Quy trình xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 17 như sau: 

Bước 1. Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp Bộ, tỉnh.

Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các công việc sau:

– Tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ, tỉnh trình;

Xem thêm: Quy định về thuốc thử trên lâm sàng

– Tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu;

– Gửi tài liệu quy định tại Điểm e, Điểm g Khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

Bước 3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:

Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.

Theo đó: Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng thì được đưa vào danh sách gửi Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đệ trình Chủ tịch nước quyết định;

Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 15 ngày làm việc;

Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

Sau khi hết thời hạn thông báo quy định tại Điểm b Khoản này, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ Y tế gửi Ban Thi đua – Khen thưng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.

Kết quả: Có danh sách cuối cùng đối với danh hiệu Thầy thuốc ưu tú được xét tặng ở cấp Nhà nước. Đây là các cá nhân ưu tú nhất, đạt các tiêu chuẩn đặt ra trong quy trình xét tặng ở các cấp. Họ được nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú trong quá trình xét tặng của Hội đồng cấp nhà nước.

Xem thêm: Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Bà mẹ việt nam anh hùng

Chủ Đề