Câu nào dưới đây không nói về sự mang thai của bà mẹ và quá trình lớn lên của Thánh Gióng

Với soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

* Chuẩn bị đọc

Em đã đọc truyện Thánh Gióng trong bài Lắng nghe lịch sử nước mình hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng về nhân vật Thánh Gióng.

Trả lời:

– Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết.

– Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc. 

– Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Điều gì đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng?

Trả lời:

– Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mười hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. 

– Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. – Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Tác giả đã nêu ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?

Trả lời:

– Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng là: 

+ Nhân vật được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra để củng cố ý kiến của mình và điền vào bảng sau:

Trả lời:

Ý kiến về nhân vật Thánh Gióng

Lí lẽ

Bằng chứng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường

– Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.

– Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh… 

Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

– Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

– Khi có giặc thủ tiếng gọi áy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiếm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

3. Trong đoạn văn sau, câu nào thê hiện lí lẽ, câu nào thể hiện bằng chứng?

        “Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Giỏng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” [dù là mấy tháng], vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” [dù là mấy nong], vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông [dù là cỡ rộng đến đâu]. Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.”

Trả lời:

– Câu thể hiện lí lẽ là: 

+ Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

– Câu thể hiện bằng chứng là:

+ Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” [dù là mấy tháng], vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” [dù là mấy nong], vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông [dù là cỡ rộng đến đâu]. Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

4. Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn [khoảng 150 chữ].

Trả lời:

  Thánh Gióng là một nhân vật phi thường thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng, ướm thử bàn chân vào vết chân khổng lồ và bà đã mang thai nhưng mười hai tháng sau bà mới sinh ra Gióng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn, cứ như đứa trẻ một tuổi. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh Thắng trận, Gióng đã bay về trời.

5. Có ý kiến cho rằng: Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời:

– Em đồng ý với ý kiến của tác giả

– Vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau.

Ngữ văn lớp 6 trang 15 sách Cánh Diều tập 1

Nhằm giúp học sinh có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng cho môn Ngữ Văn lớp 6 với bộ sách mới.

Download.vn Soạn văn 6: Thánh Gióng, thuộc bộ sách Cánh Diều, mời các bạn học sinh tham khảo.

Soạn văn 6: Thánh Gióng

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

  • Nhân vật bất hạnh [như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…]
  • Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
  • Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
  • Nhân vật là động vật [con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người]

II. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật

- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm, ví dụ: chi tiết cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười trong truyện Thánh Gióng.

- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, ví dụ cốt truyện Thánh Gióng gồm các sự kiện chính: Gióng sinh ra kì lạ, đòi đi đánh giặc, đánh giặc tan, bay về trời.

- Nhân vật là người, con vật, đồ vật… được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩa…

III. Từ đơn và từ phức [từ ghép, từ láy]

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng…

- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh…

  • Từ ghép: là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn…; đỏ xòe, xanh um, chịu khó, phá tan…
  • Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần [hoặc cả âm đầu và vần] giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ… Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời… trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp…

Soạn bài Thánh Gióng

I. Chuẩn bị

1. Tóm tắt

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ. giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “...nằm ấy”: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “...cứu nước”: Sự lớn lên phi thường của Thánh Gióng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “bay lên trời”: Gióng đánh giặc và sự ra đi.
  • Phần 4. Còn lại: Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng.

3. Trả lời câu hỏi

- Truyện xảy ra vào thời Hùng Vương thứ sáu. Truyện kể về việc Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Nhân vật nổi bật là Thánh Gióng.

- Truyện liên quan đến sự thật lịch sử là giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Truyện ca ngợi công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Điều này thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

- Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

- Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

- Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

2. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng

- Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

- Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.

=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

- Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.

- Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

3. Gióng đánh giặc và sự ra đi

* Gióng đánh giặc:

- Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

- Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:

  • Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
  • Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn .

=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.

=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

* Sự ra đi của Gióng:

- Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

4. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng

- Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.

- Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng

- Bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử về nhà thì mang thai, sinh ra một cậu bé.

- Giặc Ân đến xâm lược, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, cậu bé nghe tiếng rao thì bảo mẹ mời sứ giả vào.

- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc

- Gióng được bà con làng xóm góp gạo nuôi lớn, vươn vai thành tráng sĩ.

- Gióng đánh giặc xong thì cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời.

Câu 2. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên Thánh Gióng gợi cho em những suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

- Phẩm chất của Thánh Gióng:

  • Sự dũng cảm, kiên cường khi đối mặt với kẻ thù xâm lược.
  • Tinh thần yêu nước sâu sắc, không đòi hỏi vinh danh.

- Thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng:

  • Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân.
  • Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt.
  • Thể hiện niềm tin của nhân dân luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Câu 3. Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.

- Vào thời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta.

- Nhân dân ta đứng lên chống lại giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc bằng sức mạnh của toàn dân và tinh thần đoàn kết.

Câu 4. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

- Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

  • Bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử, không lâu sau về nhà liền mang thai.
  • Mang thai mười hai tháng.
  • Đứa trẻ lên ba không biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.
  • Cậu bé nghe sứ giả rao thì cất tiếng nói đầu tiên.
  • Lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
  • Biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
  • Ngựa sắt biết phun lửa.
  • Nhổ bụi tre bên đường để giết giặc.
  • Người và ngựa cùng bay lên trời.

- Tác dụng: Các chi tiết hoang đường cho thấy xuất thân kỳ lạ của Thánh Gióng, đồng thời thể hiện ước mơ về người anh hùng có sức mạnh phi thường đánh bại giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Câu 5. Theo em truyện đã phản ánh hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?

- Hiện thực: Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

- Ươc mơ: Niềm tin của nhân dân luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Câu 6. Vì sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên Hội khỏe Phù Đổng?

Vì:

- Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi của Thánh Gióng.

- Hội thi được tổ chức với mong muốn rèn luyện sức khỏe cho học sinh, để học sinh có thể lực tốt nhất trong học tập và lao động góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước.

Cập nhật: 20/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề