Canxi chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể năm 2024

Canxi là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể mỗi người, thiếu hay thừa canxi đều gây ra các tình trạng bệnh lý.

Canxi là một nguyên tố quan trọng trong cơ thể con người, chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể. Trong đó 99% canxi tồn tại trong xương, răng, móng, chỉ 1% canxi tồn tại trong máu, tế bào và ngoại bào.

Trong cơ thể canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thần kinh và hoạt động co giãn của cơ bắp. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển của răng, xương, sự đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích sự tiết hormon, điều hòa nhịp tim cũng như sự phát triển chiều cao của trẻ em. Thiếu canxi sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, sỏi thận... Thừa canxi rất hiếm gặp, nhưng khi dùng thuốc canxi liều cao và kéo dài có thể dẫn tới các tác dụng phụ như sỏi thận, tăng canxi huyết, suy thận...

Nhu cầu canxi hàng ngày cần cho cơ thể là bao nhiêu?

Cơ thể luôn cần được cung cấp một lượng canxi nhất định trong suốt các giai đoạn của cuộc sống. Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. Ở người trưởng thành bắt đầu có hiện tượng mất canxi và loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nhu cầu canxi cần cho cơ thể mỗi ngày tùy thuộc theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý được khuyến nghị như sau:

Bổ sung canxi như thế nào cho đúng?

Canxi chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể năm 2024
Canxi được cơ thể hấp thu chủ yếu từ thức ăn, nếu trong bữa ăn có đầy đủ chất và thực phẩm giàu canxi thì không cần phải bổ sung canxi từ nguồn nào khác.

Trong trường hợp cơ thể hấp thu kém dẫn tới thiếu canxi thì mới cần dùng các sản phẩm bổ sung canxi.

- Nên lựa chọn một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, đậu nành, các loại sữa, chế phẩm từ sữa... Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp những chất quan trọng như protein, canxi, vitamin, chất khoáng.

- Hạn chế sử dụng cà phê, rượu và muối vì chúng không có lợi cho khả năng hấp thu canxi.

- Bảo đảm cung cấp đủ lượng protein hàng ngày, nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein sẽ dẫn đến tình trạng hấp thụ canxi bị hạn chế, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Calcium chiếm 1,5% – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% lượng calci của cơ thể được trữ trong xương và 1% còn lại nằm trong máu, cơ và các mô khác. Vậy calcium là gì? Liều lượng hàng ngày mà cơ thể cần là bao nhiêu?

Canxi chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể năm 2024

Calcium là gì?

Calcium (hay calci) là khoáng chất cực kỳ quan trọng giúp xương và răng khỏe mạnh, đồng thời cần thiết cho hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng hormone và đông máu. Ngoài ra, nồng độ calci cần thiết cho quá trình trao đổi chất khác nhau. (1)

Duy trì lượng calci trong cơ thể (để tránh hạ calci máu hoặc tăng calci máu) phụ thuộc vào: chế độ ăn uống bổ sung calci, hấp thu từ đường tiêu hoá và bài tiết từ thận.

Để thực hiện các chức năng quan trọng, cơ thể sẽ giữ một lượng calcium ổn định trong máu và các mô. Nếu nồng độ trong máu giảm xuống quá thấp, hormone tuyến cận giáp (PTH) sẽ báo hiệu cho xương giải phóng calci vào máu. Hormone này cũng có thể kích hoạt vitamin D để cải thiện sự hấp thu trong ruột. Đồng thời, PTH báo hiệu thận tiết ra ít hơn trong nước tiểu. Khi cơ thể nạp đủ, một loại hormone khác gọi là calcitonin sẽ làm giảm lượng calci trong máu bằng cách ngăn calci giải phóng từ xương và báo hiệu cho thận loại bỏ nhiều calcium hơn qua nước tiểu.

Tại sao cơ thể lại cần calcium?

Calcium đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể như:

1. Tốt cho xương

Khoảng 99% calci trong cơ thể con người nằm trong xương và răng. Calcium rất cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Khi trẻ lớn lên, calci góp phần vào sự phát triển của xương. Ở độ tuổi trưởng thành khi cơ thể ngừng phát triển, calcium tiếp tục giúp duy trì mật độ xương và làm chậm quá trình mất xương, đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá. Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị suy giảm mật độ xương với tốc độ cao hơn so với nam giới hoặc người trẻ tuổi. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.

Canxi chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể năm 2024
Calcium rất cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe.

2. Co cơ

Calci giúp điều hòa sự co cơ. Khi dây thần kinh kích thích cơ bắp, cơ thể sẽ tiết ra canxi. Lúc này, sẽ giúp các protein trong cơ thực hiện công việc co bóp. Khi cơ thể giải phóng khỏi cơ, cơ sẽ thư giãn.

3. Hệ tim mạch

Calcium đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Quá trình đông máu phức tạp và có một số giai đoạn liên quan đến một loạt các hoá chất, trong đó có calci. Ngoài ra, canxi còn tham gia duy trì hoạt động của cơ tim, calci làm giãn cơ trơn bao quanh mạch máu.

Cơ thể hấp thu calcium như thế nào?

Cơ thể không thể tự sản xuất calcium, vì vậy chúng ta cần bổ sung lượng calci thông qua chế độ ăn uống. Nguồn thực phẩm giàu calci có trong các sản phẩm từ sữa, rau họ cải xanh và thực phẩm tăng cường canxi như nước trái cây và ngũ cốc. Calci cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi từ đường tiêu hóa. Điều quan trọng, bạn phải có đủ cả calci và vitamin D để hỗ trợ sức khỏe tối ưu. (2)

Trong một chế độ ăn cân bằng, mỗi ngày bạn nhận được khoảng 1000mg canxi từ nguồn thức ăn và khoảng 200mg/ngày được cơ thể tiết vào đường tiêu hoá qua đường mật và bài tiết qua tiêu hoá khác. Tùy thuộc vào nồng độ hormon tuyến cận giáp (PTH) và vitamin D hoạt động trong tuần hoàn mà mỗi ngày cơ thể bạn dung nạp khoảng 200-400mg canxi được hấp thu vào ruột mỗi ngày, số còn lại sẽ được đào thải ra bên ngoài theo phân. Cân bằng calci là nhờ duy trì qua bài tiết tại thận khoảng 200mg/ngày, phụ thuộc vào nồng độ PTH và calcitonin.

Cả nồng độ calcium ngoài tế bào và trong tế bào được điều hòa chặt chẽ bởi kênh vận chuyển calci 2 chiều qua màng tế bào và cơ quan trong tế bào như mạng lưới nội sinh chất, ty thể….

Canxi chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể năm 2024
Sữa là nguồn bổ sung calcium rất tốt cho cơ thể.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu hoặc thừa canxi?

Cơ thể nhận quá ít calcium có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Bệnh loãng xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy và tăng nguy cơ té ngã.
  • Bệnh còi xương ở trẻ em khiến xương mềm, yếu.
  • Bệnh nhuyễn xương, gây mềm xương ở trẻ em và người lớn.

Hấp thụ quá nhiều calcium có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ canxi trong máu và nước tiểu cao có thể gây ra trương lực cơ kém, suy giảm chức năng thận, nồng độ phosphat thấp, táo bón, buồn nôn, sụt cân, cực kỳ mệt mỏi, thường xuyên đi tiểu, nhịp tim bất thường và nguy cơ tử vong do tim cao. Tuy nhiên, lượng canxi trong máu và nước tiểu cao thường do các vấn đề sức khỏe như nồng độ hormone thay đổi do tuyến cận giáp hoặc ung thư, chứ không phải do lượng calci nạp vào cơ thể quá nhiều. (3)

Những ai cần bổ sung thêm calcium cho cơ thể

Một số nhóm người cần bổ sung thêm calci cho cơ thể bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 4 – 18 tuổi.
  • Người châu Phi hoặc người châu Á.
  • Người lớn từ 50 tuổi trở lên thường xuyên ăn uống thiếu dinh dưỡng.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: cơ thể hấp thụ và giữ lại ít calci hơn sau mãn kinh, lâu dần có thể dẫn đến gãy xương.
  • Người ăn chay.
  • Người bệnh loãng xương.
  • Người bị gãy xương.
  • Người có bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu calci (viêm ruột hoặc bệnh celiac, không dung nạp lactose).
  • Thiếu phosphate. ()

Cơ thể cần bao nhiêu lượng calcium mỗi ngày?

Nhu cầu của cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Bảng dưới đây liệt kê lượng calci trung bình hàng ngày cần bổ sung cho cơ thể được bác sĩ khuyến nghị. (5)

Độ tuổi Lượng calcium (mg) Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi 200 Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi 260 Trẻ từ 1 – 3 tuổi 700 Trẻ từ 4 – 8 tuổi 1000 Thanh thiếu niên từ 9 – 13 tuổi 1300 Người trưởng thành từ 19 – 50 tuổi 1300 Nam giới từ 51 – 70 tuổi 1000 Nữ giới từ 51 – 70 tuổi 1200 Người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên 1200 Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú 1000

Các loại chế phẩm bổ sung calcium

Có hai dạng chính thường được dùng trong chế phẩm là calci cacbonat và calci citrate. Mỗi loại đều có ưu điểm và khuyết điểm:

  • Calci carbonate có khuynh hướng được lựa chọn bởi vì nó chứa nhiều calci nguyên tố. Tốt nhất, bạn nên dùng sản phẩm này trong hoặc sau bữa ăn vì canxi carbonate là loại muối không tan, cần thiết để acid dạ dày hoà tan và hấp thu. Một số người bị táo bón, đầy bụng, khó tiêu không dùng kéo dài.
  • Calci citrate được hấp thu dễ dàng hơn canxi carbonate. Có thể dùng lúc bụng đói và dễ dàng hấp thu bởi những người đang uống thuốc kháng acid dạ dày nhưng vì canxi citrate chỉ có 21% calci nên chúng ta cần tăng liều để đủ nhu cầu hàng ngày. Điều cần nhấn mạnh là lượng calci nguyên tố chứ không phải liều lượng của viên thuốc.

Các loại chế phẩm bổ sung calcihiện nay:

  • Calci carbonate (40% calci nguyên tố).
  • Calci citrate (21% calci nguyên tố).
  • Calci gluconate (9% calci nguyên tố).
  • Calci lactate (13% calci nguyên tố).

Cần lưu ý gì khi bổ sung lượng calcium cần thiết cho cơ thể

Một số lời khuyên để bạn lựa chọn và bổ sung calcium an toàn và hiệu quả:

  • Tránh sử dụng các chế phẩm từ vỏ hàu chưa tinh chế, bột xương, dolomite hoặc bột san hô vì có chứa chì và các kim loại độc hại khác.
  • Không vượt quá liều hàng ngày được nhà sản xuất khuyến cáo để tránh nguy cơ tác dụng không mong muốn.
  • Nếu bạn bổ sung sắt hoặc kẽm, kháng sinh hoặc levothyroxin hãy uống vài giờ trước hoặc sau khi uống canxi để tránh tương tác xấu.
  • Hãy đảm bảo bạn nhận đủ vitamin D, giúp cơ thể hấp thu calcium. Nếu bạn không nhận đủ ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống hoặc vitamin bạn nên chọn chế phẩm bổ sung calci có chứa vitamin D. Bạn bổ sung nếu chỉ có 10-15% lượng calci trong chế độ ăn uống và khoảng 60% photpho được hấp thu. Vitamin D giúp hấp thu calci và photpho là 30-40% và 80%.
  • Magie đầy đủ rất quan trọng cho sự hấp thu canxi. Nếu bạn dùng 1000mg calci mỗi ngày thì lượng magie bạn cần là 500mg.
  • Cơ thể bạn có thể hấp thu 500mg calci tại một thời điểm, còn lại sẽ đào thải ra ngoài. Tốt nhất, bạn bổ sung calcium với liều lượng nhỏ 2 lần/ngày.
  • Việc bổ sung canxi là cần thiết nhưng phải được bác sĩ chỉ định bởi hiện nay chế phẩm calci có dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Bổ sung calci an toàn và đúng cách giúp phòng tránh các bệnh về cơ xương khớp.
    Canxi chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể năm 2024
    Thường xuyên vận động giúp cải thiện mật độ xương hiệu quả.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, kết hợp cùng hệ thống y tế hiện đại đạt chuẩn quốc tế để lên phác đồ trị liệu phù hợp nhất với từng ca bệnh khác nhau, giúp người bệnh hoàn toàn an tâm trong suốt quá trình thăm khám và điều trị bệnh.

Thông qua bài viết, hy vọng độc giả đã hiểu Calcium là gì và công dụng đối với cơ thể. Thiếu calci làm phát sinh rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, vì vậy chúng ta cần lưu ý chế độ ăn uống, kết hợp tăng cường các hoạt động thể chất để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

1 ngày cơ thể cần bao nhiêu canxi?

Trẻ em 1 - 10 tuổi: Cần 800 mg /ngày. Người lớn 11 - 24 tuổi: Cần 1200 mg /ngày. Người lớn 24 – 50 tuổi: Cần 800mg – 1000mg /ngày. Phụ nữ có thai, người cao tuổi: Cần 1200 mg – 1500 mg /ngày.

Cơ thể thiếu canxi có biểu hiện gì?

Nếu bạn thấy xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn cơ thể đang thiếu hụt canxi..

Bị chuột rút. Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. ... .

Mất ngủ ... .

Da khô ... .

Sâu răng, chậm mọc răng. ... .

Móng tay yếu và dễ gãy. ... .

Dậy thì muộn. ... .

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên. ... .

Chóng mặt..

Thiếu canxi sẽ gây ra 147 loại bệnh gì?

Thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Dưới đây là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam được Bộ Y tế đưa ra và tiêu chuẩn này được dùng làm căn cứ để bổ sung canxi cần thiết cho từng đối tượng: Trẻ từ 0 - 6 tháng: cần 300mg canxi /ngày. Trẻ từ 6 - 11 tháng: cần 400 mg canxi/ngày.

Canxi Bestical uống bao lâu thì ngưng?

Mỗi năm chỉ nên cho trẻ uống bổ sung canxi 2-3 đợt, mỗi đợt uống canxi bao lâu thì ngưng thì chỉ nên cho con uống chừng 1-2 tháng, có thể lâu hơn tùy thuộc nhu cầu canxi của trẻ, hoặc cho trẻ uống theo lời khuyên hướng dẫn của bác sĩ.