Cách tính tỷ giá bình quân tức thời

08/07/2017 03:09

Kế toán doanh nghiệp không thể tránh khỏi nghiệp vụ xác định tỉ giá ngân hàng. Nếu bạn chưa thành thạo nghiệp vụ này hãy tham khảo bài viết hướng dẫn nguyên tắc xác định tỉ giá ngân hàng do Kế toán Đức Minh như sau nhé!

Nguyên tắc xác định tỉ giá ngân hàng là gì và được tính như thế nào, hạch toán ra sao trong doanh nghiệp? Khi thực hiện những nghiệp vụ này kế toán cần chú ý những vấn đề gì? Ngoài việc theo dõi các tài khoản tiền mặt [TK 111]; tài khoản tiền gửi ngân hàng [TK 112]; tài khoản tiền đang chuyển [TK 113] và những khoản pjhast sinh khác như khoản tiền phải thu khách hàng, phải trả người bán trong các nghiệp vụ, hướng dẫn xác định tỉ giá ngân hàng như sau.

Quy trình xác định tỉ giá ngân hàng.

Khi xác định tỉ giá ngân hàng, kế toán cần thực hiện các bút toán như sau:

Bước 1:

Đặt mã ngoại tệ là 007USD: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ USD [có thể đặt mã USD hoặc những ký hiệu khác dễ nhớ hơn].

+ Trường hợp doanh nghiệp mua ngoại tệ, kế toán thực hiện các nghiệp vụ sau:

Nếu DN mua vào làm phiếu nhập kho xác định, số lương * đơn giá ngân hàng niêm yết.

Nợ TK 1122– tăng tiền ngoại tệ.

            Có TK 1121- giảm tiền Việt Nam.

Ví dụ: DN mua 300 USD của ngân hàng với đơn gián 22.000vnđ/ usd. Kế toán sẽ hạch toán cụ thể như sau:

Nợ TK 1122: 300*22.000 = 6.600.000VNĐ

            Có 1121 : 6.600.000VNĐ.

Bước 2:

Kế toán xuất ngoại tệ.

Khi xác định tủ giá ngân hàng trong bước xuất ngoại tệ xảy ra các trường hợp khác nhau. Kế toán cần lưu ý nếu gặp phải.

+ Trường hợp 1: Lỗ tỉ giá ngân hàng.

Ví dụ: DN mua hàng của coogn ty A loại hàng hoá X với đơn giá 200 USD, tỉ giá ngân hàng là 21.000đ. Xác định như sau:

Hàng hoá X: 200*21.000= 4.200.000 VNĐ

Khi thực hiện thanh toán, khách hàng lập phiếu xuất kho. Kế toán dựa vào đơn giá xuất kho hiện nay các DN thưởng sử dụng là theo phương pháo bình quân gia quyền.

+ Có TK 007: 200*22.000 [tỉ giá tồn] = 4.400.000

+ Nợ TK 331/ Có TK 1122 : 4.200.000

+ Nợ TK 635/ Có TK 1122 = 4.400.000 – 4.200.000 = 200.000

Khi xác định tỉ giá ngân hàng, kế toán cần lưu ý nếu trường hợp xuất quỹ ngân hàng lớn hơn công nợ thì kết chuyển lỗ

Xuất quỹ > Công nợ = Lỗ

Nợ TK 331

            Có TK 1122 [tài khoản công nợ].

Nợ Tk 635

            Có TK 1122 [xuất quỹ - công nợ].

+ Trường hợp 2: Hạch toán lãi tỉ giá ngân hàng.

Khi hạch toán lãi tỉ giá ngân hàng trong những phát sinh sau

Ví dụ: DN B mua hàng của công ty Y loại mặt hàng X với đơn giá 100 USD, xác định tỉ giá ngân hàng là 24.000 VNĐ/USD.

Tính chi phí như sau: 100 USD * 24.000 = 2.400.000 VNĐ.

Khi thực hiện thanh toán cho khách hàng để lập phiếu xuất kho, dựa trên đơn giá tính bình quân gia quyền sẽ thực hiện như sau:

Có TK 007: 100 USD * 22.000 [tỉ gái tồn] = 2.200.000.

Nợ TK 331/ Có TK 1122: 2.200.000

Nợ TK 331/ Có TK 515: 2.400.000 – 2.200.000 = 200.000.

Nếu phát sinh trường hợp xuất quỹ ít hơn số công nợ tức là ghi nhận lãi thì kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 331 / Có TK 1122 [ xuất quỹ].

Nợ TK 331/ Có Tk 515 [ xác định bằng Công nợ -  số tiền xuất quỹ].

Sau khi xác định hết các trường hợp xuất quỹ tỉ giá hối đoái kết chuyển lỗ, lãi tiếp theo đến bước 03 trong xác định tỉ giá ngân hàng.

Bước 3:

Đối chiếu cuối tháng.

|+ Để đối chiếu cuối tháng, tính lượng tồn trong sổ phụ ngân hàng với lượng tồn ở bảng tổng hợp nhập xuất, tồn xem có khớp hay không.

+ Đặc biệt ghi nhận số tiền ở sổ cái: Có TK 1122 = TK 1122 CĐP = Số tiền tính nhập, xuất tồn mã: 007USD: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ USD.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Hướng dẫn chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá đối hoái được hướng dẫn tại điều 69 – Tài khoản 413, Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.1.

Bạn đang xem: Tỷ giá xuất quỹ là gì

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

– Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ [chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện];

– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính [chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện];

– Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

1.2. Các loại tỷ giá hối đoái [sau đây gọi tắt là tỷ giá] sử dụng trong kế toán

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:

– Tỷ giá giao dịch thực tế;

– Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Khi xác định nghĩa vụ thuế [kê khai, quyết toán và nộp thuế], doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.

Tổng hợp điểm mới TT 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán DN

1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

a] Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ [không qua các tài khoản phải trả], tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

b] Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [do doanh nghiệp tự lựa chọn] theo nguyên tắc:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

– Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định [phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế] để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

1.4. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động [tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập].

– Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

– Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.


1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

a] Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:

– Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua [không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập].

Xem thêm: Hiểu Đúng Và Sử Dụng Đúng “ Hữu Xạ Tự Nhiên Hương Nghĩa Là Gì ?

Video liên quan

Chủ Đề