Biên độ của sóng không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn phát sóng

Vận tốc truyền sóng trong một môi trường :

A. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng.

B. Chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.

C. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng.

D. Tăng theo cường độ sóng.

Đáp án B


+ Vận tốc truyền sóng của một môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền sóng.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ học?

A. Bước sóng trong một môi trường phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn tần số thì không.

B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

C. Trong sóng cơ, pha dao động được truyền đi, còn các phân tử môi trường thì không.

D. Khi tần số dao động của nguồn càng lớn thì tốc độ lan truyền của sóng càng lớn.

Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng pha và cùng tần số f = 40 Hz. Coi biên độ của sóng, tốc độ truyền sóng là không đổi trong quá trình truyền. Trên đoạn MN, hai phần tử dao động với biên độ cực đại ở lân cận nhau có vị trí cân bằng cách nhau 1,5 cm. Tốc độ truyền sóng trong môi trường này bằng

A. 0,3 m/s  

B. 0,6 m/s   

C. 1,2 m/s   

D. 2,4m/s

Hai điểm A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 5 cm, coi biên độ sóng là không suy giảm trong quá trình truyền. Biết tốc độ truyền sóng là 2 m/s, tần số sóng là 10Hz. Tại thời điểm nào đó li độ dao động của A và B lần lượt là 2 cm và 2 3 c m . Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường.

A.  10 π   c m / s            

B.  80 π   c m / s

C.  60 π   c m / s              

D.  40 π   c m / s

Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 3 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng

A. 2,4 m/s

B. 0,3 m/s

C. 1,2 m/s

D. 0,6 m/s

A. 2,4 m/s.                 

B. 0,3 m/s.             

C. 1,2 m/s.             

D. 0,6 m/s.

Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng

Hôm nay, Kiến Guru giới thiệu đến bạn đọc đề trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 – Chương Sóng Cơ Học. Đây là một trong những chương có kiến thức lý thuyết nhiều và quan trọng trong chương trình học vật lý lớp 12. Qua các câu hỏi dưới đây, Kiến Guru muốn nhắc lại những kiến thức các ban đã học trong chương và qua đó phần nào mong muốn các bạn đọc có được những nền tảng vững chắc của chương này. Từ đó có thể học tốt các chương tiếp theo trong chương trình học. Nào bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nhé!

I. Đề trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 – Chương Sóng Cơ Học

Câu 1. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là: 

A. vận tốc truyền sóng.    
B. bước sóng.
C. độ lệch pha.         
D. chu kỳ.

Câu 2. Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng, giả sử hai sóng này giao thoa với nhau trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động: 

A. lệch pha nhau góc π/3     
B. cùng pha nhau
C. ngược pha nhau.         
D. lệch pha nhau góc π/2

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?

A. Sóng âm truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 4. Một nguồn dao động đặt tại điểm A trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = acos ωt. Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách A một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là:

Câu 5. Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha Δφ của dao động tại hai điểm M và N là:

Câu 6. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng:

A. một phần tư bước sóng.     
B. một bước sóng
C. nửa bước sóng.         
D. hai bước sóng.

Câu 7. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng

A. một số nguyên lần bước sóng.
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.

Câu 8. Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ

A. cực đại     
B. cực tiểu     
C. bằng a/2     
D. bằng a

Câu 9. Một sóng âm truyền trong không khí, các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng, bước sóng; đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là

A. bước sóng.             
B. biên độ sóng.
C. vận tốc truyền sóng.     
D. tần số sóng

Câu 10. Sóng siêu âm

A. truyền được trong chân không.
B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.

Câu 11. Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm

A. chỉ phụ thuộc vào biên độ.
B. chỉ phụ thuộc vào tần số.
C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.
D. phụ thuộc vào tần số và biên độ.

Câu 12. Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là A. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng

A. a/2         
B. 0         
C. a/4         
D. a

Câu 13. Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Giả sử vận tốc truyền sóng v trên dây không thay đổi giá trị. Tần số của sóng là

A. v/2l
B. v/4l
C. 2v/l
D. v/l

Câu 14. Khi nói về sóng cơ, hãy lựa chọn mệnh đề KHÔNG đúng?

A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.

Câu 15. Khi nói về sóng cơ học, lựa chọn mệnh đề KHÔNG đúng?

A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang

Câu 16. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. tần số và bước sóng đều thay đổi.
B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi
C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
A. tần số và bước sóng đều không thay đổi

II. Đáp án đề trắc nghiệm lý thuyết lý 12 – Chương Sóng Cơ Học

Để giúp các bạn giải đáp được đáp án. Kiến Guru bật mí các bạn đáp án 16 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 vừa rồi nhé:

1

2

3

4

5

6

7

8

B

B

C

D

D

C

D

A

9

10

11

12

13

14

15

16

B

B

D

B

A

B

B

C

Vậy là chúng ta đã cùng nhau trả lời và giải đáp 16 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 – chương sóng cơ học. Chắc các bạn nào đã phần nào nắm được những kiến thức cơ bản của chương sóng cơ học thông qua những câu hỏi bên trên. Sau bài học này, các bạn hãy nắm thật chắc những kiến thức trong mỗi câu hỏi bên cạnh đó là trau dồi thêm những kiến thức còn thiếu trong sách giáo khoa để là thật tốt những câu hỏi trong bài thi nhé.

Video liên quan

Chủ Đề