Cách đưa dẫn chứng vào bài nghị luận văn học năm 2024

Trong bài viết này, Thích Văn học sẽ gợi ý cho bạn một số cách đưa dẫn chứng vào bài viết nghị luận xã hội. Cùng tham khảo nhé!

Những nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng

Đây có lẽ là một trong những nội dung mà các bạn thường hay đưa vào bài viết của mình nhất. “Những nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng” ở đây chính là những người mà được đông đảo quần chúng biết đến. Họ có thể truyền cảm hứng về cách sống, về phẩm chất, về sự thành công, về những câu nói, phát biểu,… Ví dụ là nhà bác học Thomas Edison, ca sĩ Sơn Tùng MTP, câu chuyện đằng sau các tỷ phú nổi tiếng,… Tuỳ thuộc vào từng dạng đề, từng vấn đề cụ thể trong đề bài mà mỗi người lựa chọn những dẫn chứng phù hợp cho bài viết của mình. Ở Page Trạm Văn và Thích Văn học cũng như trên website đã giới thiệu rất nhiều nhân vật nổi tiếng cùng cách áp dụng. Các bạn tìm kiếm “dẫn chứng NLXH” để tham khảo thêm nha.

Những lời bài hát, nhận định, câu thơ, ca dao, tục ngữ tương tự về vấn đề NLXH

Ở nội dung này, thường được các bạn vận dụng để mở bài/mở đoạn hoặc kết bài/kết đoạn. Tuy nhiên, lời bài hát, nhận định, câu thơ, ca dao, tục ngữ tương tự vấn đề NLXH còn có thể được dẫn vào bài viết để làm dẫn chứng. Chẳng hạn như một số ví dụ dưới đây:

  • Câu hát: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng (Trích bài hát Để gió cuốn đi – Trịnh Công Sơn). Áp dụng cho vấn đề NLXH: sống cống hiến, biết sẻ chia, yêu thương.
  • Nhận định, câu thơ, ca dao, tục ngữ tương tự: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Trích bài thơ Giục giã – Xuân Diệu). Áp dụng cho vấn đề NLXH: sống ý nghĩa, tận hưởng, tận hiến. (Hạn chế lấy ngữ liệu là nhân vật văn học trong các tác phẩm truyện).

Ý nghĩa của những mẩu chuyện có vấn đề NLXH tương tự

Để đa dạng trong việc sử dụng ngữ liệu dẫn chứng thì Trạm văn giới thiệu cho các bạn cách đưa “những câu chuyện có vấn đề nghị luận tương tự” vào bài viết của mình. Cụ thể là khi viết về một vấn đề NLXH nào đó, các bạn có thể sử dụng một mẩu chuyện của Hạt giống tâm hồn,… có ý nghĩa tương tự để làm dẫn chứng. Lưu ý, chỉ nên nêu tên và khái quát mẩu chuyện trong 1 -3 câu, sau đó, đưa ra ý nghĩa ngắn gọn.

Ví dụ: Vấn đề NLXH về ý chí, nghị lực, kiên trì vượt qua khó khăn, thử thách có thể đưa mẩu chuyện “Vết nứt và con kiến” làm dẫn chứng như sau: Cũng bàn về sự kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, mẩu chuyện “Vết nứt và con kiến” kể về việc chú kiến đã sử dụng chiếc lá để thuận lợi đi qua vết nứt. Ấy chính là một minh chứng cho ý chí, sự linh hoạt, sẵn sàng đối mặt và vượt qua những gian khổ, thử thách trong cuộc sống.

Trước hết, phải thấy rằng việc đưa dẫn chứng vào bài làm văn nghị luận là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho bài làm sinh động, hấp dẫn, giúp cho vấn đề nghị luận trở nên rõ ràng và có chiều sâu hơn. Bài làm văn dễ triển khai được nhiều ý hơn, dài hơn. Muốn có điểm sáng tạo, theo nhiều giám khảo chấm, yêu cầu đầu tiên là HS phải có liên hệ, dẫn chứng phong phú vào bài làm.

Quan trọng là thế, song chấm thi môn văn tuyển sinh lớp 10 và thi THPT quốc gia dễ thấy thực trạng này: HS quá nghèo nàn về dẫn chứng. Nhiều khi cả bài làm chỉ 1, 2 dẫn chứng, thậm chí có bài không có sự liên hệ nào. Có dẫn chứng, HS sử dụng lặp lại nhiều lần trở nên đơn điệu, nhàm chán. Nhiều bài làm đưa dẫn chứng một cách gượng ép, vụng về. Có những dẫn chứng thiếu cụ thể, không xác thực, chưa tiêu biểu, thiếu liên kết chặt chẽ với vấn đề nghị luận. Hoặc lẫn lộn, không hợp lý giữa nghị luận xã hội và văn học. Nguyên nhân là vốn kiến thức của HS hạn chế, hoặc do các em có nhiều hiểu biết nhưng không biết cách vận dụng thế nào vào bài làm cho hiệu quả.

3 bước đưa dẫn chứng

Để có nguồn dẫn chứng phong phú cho mình, HS cần phải thu thập bằng cách quan sát xã hội, theo dõi thông tin báo đài, ghi chép và ghi nhớ. Có thể lấy dẫn chứng từ người thật việc thật, từ sách, từ các tác phẩm văn học. Cần chia các nguồn dẫn chứng thành nhóm, thể loại văn học và xã hội, thành các nhóm đề tài, chủ đề riêng để tiện cho việc sử dụng.

Để đưa dẫn chứng vào bài làm hiệu quả, nên áp dụng 3 bước sau: Bước 1, từ luận điểm đang nghị luận, liên hệ với dẫn chứng tương ứng (dẫn chứng có thể tương đồng hoặc dị biệt). Bước 2, tái hiện lại dẫn chứng (có kèm phân tích/diễn giải/bàn luận). Bước 3, chốt ý, bám sát dẫn chứng với luận điểm (dẫn chứng có liên hệ gì với luận điểm, dẫn chứng làm sáng tỏ hơn cho luận điểm điều gì…).

Người xưa khuyên: “Nói có sách, mách có chứng”. Nay HS muốn thuyết phục giám khảo, cần biết cách đưa dẫn chứng vào bài làm môn văn.

Để bài thi môn sử đạt kết quả cao

Khối lượng kiến thức môn lịch sử nhiều, nội dung đề thi trắc nghiệm thường rất rộng và nằm trong tất cả các bài học (trừ những phần giảm tải - không học). Bởi vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia, HS cần phải đọc kỹ từng bài trong sách giáo khoa. Phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa.

Để nắm vững kiến thức môn lịch sử, HS cần soạn đề cương, thảo luận tập thể, ghi chép nhiều lần, nhẩm lại kiến thức trước lúc đi ngủ. Việc ôn tập phải được tiến hành thường xuyên, theo kiểu “văn ôn, võ luyện”.

Khi ôn thi, HS không nên học tủ hoặc coi trọng bài này xem thường bài kia. Trong quá trình ôn tập, cũng cần chú ý đến phần kiến thức mang tính thời sự, liên hệ thực tiễn. Sưu tầm và làm đi làm lại các đề thi tham khảo trên các trang web.

Khi làm bài thi, HS cần phải biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án. Cần đọc kỹ phần nội dung câu hỏi, câu dẫn, từ khóa, những từ thể hiện giới hạn về không gian, thời gian trong câu hỏi… vì đó là những từ mà đáp án của đề thi luôn hướng tới.