Các phương pháp dạy học trong môn gdcd ở thcs

Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người. Tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng : Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp. Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn GDCD không thể bằng sự thuyết lí, rao giảng của GV mà phải thông qua các hoạt động và tương tác của chính các em. Nói cách khác, quá trình dạy học môn GDCD cho HS THCS phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và tương tác với thầy, với bạn, để thông qua đó các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này phải do GV thiết kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học; dựa trên trình độ của HS và sở trường của GV; dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương. HS sẽ hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì các em đã lĩnh hội được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
Các hoạt động dạy học môn GDCD ở THCS rất phong phú, đa dạng, bao gồm những hình thức hoạt động chủ yếu như:

  • Thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
  • Đóng vai, diễn tiểu phẩm.
  • Quan sát, phân tích các tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm.
  • Xử lí tình huống.
  • Nhận xét, phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, việc làm, các trường hợp điển hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học.
  • Sưu tầm, tìm hiểu các tranh ảnh, bài báo, các tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và trình bày, giới thiệu sản phẩm sưu tầm được.
  • Xây dựng kế hoạch hành động của HS.
  • Điều tra thực tiễn.
  • Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn.
  • Chơi các trò chơi học tập....

Các hoạt động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách hợp lí trong tiết học, để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây được hứng thú học tập cho HS.

Trong dạy học môn GDCD, GV cần tạo cơ hội cho HS được hợp tác với GV và với nhau trong lớp, trong nhóm nhỏ. Cụ thể là GV cần tạo cơ hội cho HS được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học; được nêu những băn khoăn, vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; được trao đổi, tranh luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm; được phản hồi và thu nhận thông tin phản hồi từ GV và bạn bè; được cùng nhau xây dựng kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã được giao. Việc học tập hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp thực sự giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp HS quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, giúp HS hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết đối với người công dân sống trong một thế giới phát triển với những sự hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá.

Để dạy học hợp tác có kết quả, GV cần xây dựng môi trường học tập thân thiện; xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa GV với HS và giữa các HS trong lớp học.

Về bản chất, GDCD là môn học giáo dục HS cách sống và ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, với quyền và nghiã vụ của người công dân. Chính vì vậy, để dạy học môn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của HS. Cụ thể là GV cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng cần khuyến khích HS liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập. Đặc biệt, cần tạo cơ hội và hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ để góp phần vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa phương.

Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức (như: nêu gương, thuyết phục, khen thưởng- trách phạt, luyện tập, tổ chức chế độ sinh hoạt, giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng viễn cảnh,...); bao gồm cả các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não,…) và các phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện, …); bao gồm cả hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm nhỏ và cá nhân; hình thức dạy học ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, GV không nên phủ định hoặc quá lạm dụng một PPDH nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của HS và năng lực, sở trường của GV, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các PPDH một cách hợp lí.

Việc đổi mới PPDH môn GDCD cần phải gắn liền với đổi mới phương tiện dạy học. Trong quá trình dạy học môn GDCD, GV cần lựa chọn và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các thiết bị dạy học đã được cung cấp theo danh mục cũng như các thiết bị, đồ dùng dạy học do GV, HS tự làm; đặc biệt khuyến khích GV sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 học kỳ I

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 02337774455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
>>> Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/doi-moi-phuong-phap-day-gdcd-o-thcs-669.html

Theo Emdep.vn – Hầu hết ai cũng mặc định Giáo dục công dân là môn học gây…buồn ngủ. Nhưng với các em học sinh trường THPT FPT, điều này hoàn toàn ngược lại. Dưới sự dẫn dắt cực cá tính, phá cách của cô giáo 9x Nguyễn Thúy, giờ học GDCD đã trở thành một trong những giờ học vui nhộn nhất!

Những giờ Giáo dục công dân “không giống ai”

“Nào, thư ký! Bật slide lên!”. Cô giáo đáp:“Tuân lệnh!!”. Môn GDCD của cô Nguyễn Thúy (Trường THPT FPT) luôn bắt đầu bằng cách đó. Cô giáo là thư ký cho học trò. Còn học trò sẽ trở thành người điều khiển giờ học.

15 phút đầu tiên, cô trò cùng trình chiếu slide, khái quát những ý chính của bài. Cô Thúy chỉ có vai trò hướng dẫn ban đầu, sau đó khoảng bốn bạn học sinh sẽ được cử lên làm “ban giám khảo” của cả buổi học, thuyết trình, chấm điểm những bạn khác. “Ban giám khảo” thường là những bạn học sinh nghịch ngợm, cá biệt hoặc… “lỡ” ngủ gật trong lớp.

“Không có chuyện cô đọc trò chép hoặc học sinh ngủ gật trong giờ. Các em luôn được vận động chân tay lẫn trí óc bằng trò chơi, tranh luận”, cô Nguyễn Thúy nói.

Khi thì cô Thúy bày trò chơi “đi tìm mật thư”, người chứa đựng mật thư là người cầm theo câu hỏi của buổi học hôm đó. Mật thư có thể nằm trong tay bác lao công, chú bảo vệ hoặc một thành viên nào đó trong lớp.

Vì thế, việc cả lớp chạy khắp nơi để tìm mật thư là điều rất dễ bắt gặp ở giờ học GDCD của cô Thúy. “Sôi nổi nhưng các em vẫn tuân thủ nguyên tắc không ồn ào, nhốn nháo làm ảnh hưởng đến giờ học của lớp bên cạnh”, cô Thúy cho biết.

Buổi học khác, cô Thúy lại cho bày trò ghép tranh để tìm gương mặt thầy cô đang được yêu quý nhất trong trường. Bài tập được làm dưới dạng poster, chụp ảnh, làm phim.

Những khái niệm rất trừu tượng trong môn học như “triết học”, “thế giới quan”… đã được biến thành những tình huống, ví dụ cụ thể.

Học sinh chỉ cần hiểu được thông tin cốt lõi của bài học, vận dụng vào thực tế chứ không cần nhớ máy móc từng khái niệm.

Lý giải về những tiết học phá cách thế này, cô Nguyễn Thúy tâm sự bản thân cô thời đi học từng rất ghét môn GDCD. Đến khi tốt nghiệp Đại học, được trường THPT FPT phân công dạy trúng môn học “từng ghét nhất”, cô Thúy thực sự rất lo lắng để làm sao học sinh không rơi vào tình trạng như mình ngày xưa.

Buổi đầu tiên đi dạy, cô Thúy đã dành nhiều thời gian để trò chuyện, lắng nghe tâm tư của học sinh rồi mới bắt tay vào xây dựng giáo án.

Được học sinh đón nhận cách giảng dạy mới, nỗi lo lắng trong cô Thúy được hóa giải. “Thừa thắng xông lên”, cô Thúy tiếp tục mày mò, tìm tòi thêm những cách tiếp cận bài học mới mẻ.

Ngoài những giây phút sôi nổi, vui vẻ, cô giáo trẻ này vẫn cực kỳ nghiêm khắc khi đối mặt với những trò “nhất quỷ nhì ma” của đám học sinh nghịch ngợm.

Bí quyết của cô giáo được học sinh “yêu nhất hệ mặt trời”

Vì muốn học sinh hiểu đúng bản chất, nhớ thông tin cốt lõi của bài học nên cô Thúy chỉ ra đề kiểm tra theo hướng đề mở, cách nhìn nhận về một vấn đề nóng trong xã hội như single mom, mại dâm, cho tiền người ăn xin là giả tạo hay tình thương hoặc viết thư về cho gia đình…chứ không kiểm tra mớ lý thuyết “khô không khốc” trong sách giáo kho

Nhờ cách làm đó, ngay cả những đứa học trò nghịch ngợm nhất vẫn có thể bày tỏ những góc nhìn nhân ái. Với bài học viết thư về cho gia đình, cả lớp đã lặng đi khi một bạn học sinh ước ao mẹ em chóng khỏi bệnh để về đoàn tụ với gia đình.

“Điểm số cuối kỳ được cho dựa trên tinh thần làm việc nhóm, khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của học sinh qua từng sản phẩm. Vì thế các em rất hào hứng, sáng tạo khi tham gia các hoạt động nhóm trên lớp và làm bài tập về nhà”, cô Thúy chia sẻ.

Theo cô Thúy, để thiết kế thành công những buổi học phá cách, phi giáo án như thế, việc chuẩn bị giáo án sẽ rất mất thời gian và cần phải có sự ủng hộ của nhà trường.

Cô luôn mong muốn các bạn học sinh thực sự hiểu được “Giáo dục công dân” nghĩa là giáo dục con người, nhân cách, lối sống và biết nhìn nhận chính bản thân mình.

“Hay nói cách khác, nếu một khi người giáo viên chạm được đến trái tim của học trò, thì học trò sẽ yêu thích môn học”, cô Thúy nói.

Cảm nhận của một học sinh về cô giáo Thúy.

Không ít người cho rằng giảng dạy môn GDCD là “hẩm hiu” nhưng cô Thúy khẳng định giảng dạy môn GDCD là một đặc ân và mang lại cho cô nhiều niềm hạnh phúc.

Đó là khi cô đọc được status của học trò viết trên Facebook “Chỉ ở trường tớ mới có môn GDCD đáng yêu thế này thôi!”.Sau giờ học, cô giáo vào sân cổ vũ học sinh đá bóng.

Rồi khi tan học, cứ thấy cô Thúy đi ngang qua là học sinh kéo bằng được cô vào sân…cổ vũ bóng đá. Có lần cô mệt, ngủ thiếp đi trong phòng y tế, không xuống căng tin ăn cơm được. Tỉnh dậy đã thấy một hộp cơm rang để ngay ngắn trên bàn cùng mảnh giấy ghi lời chúc “Chúc cô ngon miệng và chóng khỏi ốm ạ. Yêu cô nhất hệ mặt trời!”.

Món quà mang tên “Hạnh phúc” từ những học trò “nhất quỷ nhì ma”.

Cô Thúy cũng thường xuyên gọi học trò là “những đứa con của tôi”. Những đứa con cùng món quà mang tên “Hạnh phúc” đó đã trở thành động lực để cô giáo trẻ này thêm yêu và gắn bó với nghề đứng trên bục giảng.