Các câu hỏi tự luận Sinh học 11 học kì 1

 02:36 06/01/2021

Đề cương on tập Sinh học 11 học kì 1 tự luận, Câu hỏi vận dụng Sinh học 11 học kì 1, Đề cương Sinh 11 học kì 1 có đáp an, Tổng hợp kiến thức Sinh 11 học kì 1, Tóm tắt sinh 11 học kì 2, Sơ đồ tư duy sinh học 11 học kì 1, De kiểm tra Sinh 11 1 tiết học kì 2, Đề cương on tập Sinh 11 học kì 1, Đề cương on tập Sinh học 11 học kì 1 tự luận, On tập Sinh 11 học kì 1 trắc nghiệm, Câu hỏi tự luận Sinh học 11 học kì 1, Câu hỏi vận dụng Sinh học 11 học kì 1, Tổng hợp kiến thức Sinh 11 học kì 1, Sơ đồ tư duy sinh học 11 học kì 1, Tóm tắt sinh 11 học kì 2, Đề cương on tập Sinh 11 học kì 1

Nội dung ôn tập học kì I lớp 11 môn Sinh

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 11 năm 2021 - 2022 giới hạn kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm trong chương trình kì 1. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi học kì 1 sắp tới.

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 11 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 1 lớp 11 năm 2021. Đề cương ôn thi HK1 Sinh 11 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề.

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2021

Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, cụ thể:

- Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

- Vận chuyển các chất trong cây

- Thoát hơi nước ở lá

- Vai trò của các nguyên tố khoáng. Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

- Quang hợp ở thực vật

- Hô hấp ở thực vật

Lưu ý: Giới hạn nội dung các đợt kiểm tra định kì

- Kiểm tra đánh giá giữa kì I: từ bài 1 đến hết bài 8

- Kiểm tra đánh giá cuối kì I: từ bài 9 đến hết bài 14

II. Câu hỏi tự luận thi học kì 1 Sinh 11

Câu 1: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và ion khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp ở rễ?

Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Câu 3: Phân biệt 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Giải thích vì sao thoát hơi nước là “tai họa tất yếu” của cây?

Câu 4: Lá cây bị úa vàng. Đưa vào gốc cây hoặc phun lên lá ion nào trong ba loại Ca2+, Fe3+, Mg2+ để lá cây xanh lại? Giải thích vì sao?

Câu 5: Trình bày các nguồn cung cấp và quá trình chuyển hóa nitơ ở thực vật dưới dạng sơ đồ.

Câu 6: Trình bày hiểu biết của em về quang hợp ở thực vật [vai trò, cơ quan, bào quan, sắc tố quang hợp]

Câu 7: So sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 , CAM

Câu 8: Trình bày hiểu biết của em về hô hấp ở thực vật [khái niệm, phương trình, vai trò, các hình thức hô hấp].

Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường để giải thích các kĩ thuật bảo quản nông sản như phơi khô, để lạnh…

III. Trắc nghiệm thi học kì 1 môn Sinh học 11

Câu 1. Đơn vị hút nước của rễ là:

A. Tế bào lông hút

B. Tế bào biểu bì

C. Không bào

D. Tế bào rễ

Câu 2. Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi

B. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi

C. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi

D. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi

Câu 3. Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:

A. Số lượng tế bào lông hút lớn

B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả

C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút

D. Số lượng rễ bên nhiều

Câu 4. Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do:

I. Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối.

II. Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ.

III. Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới.

IV. Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ.

A. I, II, III

B. II, III, IV

C. I, II, IV

D. I, III, IV

 Câu 5. Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:

A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.

C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.

D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào

 Câu 6. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. Nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng

B. Nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

C. Nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng

D. Nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng

Câu 7. Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?

A. Chủ động

B. Khuếch tán

C. Có tiêu dùng năng lượng ATP

D. Thẩm thấu

Câu 8. Trong các biện pháp sau:

[1] Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

[2] Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

[3] Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

[4] Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9. Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng A. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất [hút bám trao đổi].

C. Thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 10. Các ion khoáng:

[1] Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp

[2] Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước

[3] Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất [hút bám trao đổi]

[4] Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với gradien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. [1], [2] và [3]

B. [1], [3] và [4]

C. [2], [3] và [4]

D. [1], [2] và [4]

Câu 11. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?

A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá

B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá

C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ

D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ

Câu 12. Loại mạch dẫn nào sau đây làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?

A. Quản bào và mạch ống

B. Mạch gỗ và tế bào kèm

C. Mạch ống và mạch rây

D. Ống rây và mạch gỗ

Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây

B. Dịch mạch gỗ được chuyền theo chiều từ lá xuống rễ

C. Chất hữu cơ được dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá

D. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực kéo dòng mạch gỗ

Câu 14. Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?

A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây

B. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây

C. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây

D. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác

Câu 15. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước

B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh

C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ

D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ

Câu 16. Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:

A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [lá] và cơ quan chứa [rễ]

C. Lực đẩy [áp suất rễ]

D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

Câu 17. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?

A. Cây bụi thấp và cây thân thảo

B. Cây thân bò

C. Cây thân gỗ

D. Cây thân cột

Câu 18. Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:

A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá

B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ

C. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước

D. Lực hút của lá, do thoát hơi nước

Câu 19. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. Fructozơ

B. Glucôzơ

C. Saccarozơ

D. Ion khoáng

Câu 20. Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào?

A. Từ mạch gỗ sang mạch rây

B. Qua mạch gỗ

C. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống

D. Từ mạch rây sang mạch gỗ

 Câu 21. Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?

A. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do có điều tiết độ mở của khí khổng

B. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

C. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng

D. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

Câu 22. Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:

A. Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá

B. Vật liệu xây dựng tỏa nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn

C. Cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn

D. Vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn

Câu 23. Ở một số cây [cây thường xuân - Hedera helix], mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không? Vì sao?

A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì

B. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng

C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá

D. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá

Câu 24. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh

Câu 25. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:

A. Qua thân, cành và lá

B. Qua khí khổng và qua cutin

C. Qua cành và khí khổng của lá

D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá

 Câu 26. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?

A. Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

B. Khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây

C. Giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng

D. Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

Câu 27. Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng?

A. Phân bón

B. Ánh sáng

C. Nước

D. Nhiệt độ

Câu 28. Cho các đặc điểm sau:

[1] Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

[2] Vận tốc lớn

[3] Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

[4] Vận tốc nhỏ

Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 29. Khi tế bào khí khổng no nước thì:

A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra

B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra

C. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra

D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra

Câu 30. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh

Câu 31. Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ

A. Rễ lên lá theo mạch gỗ

B. Lá xuống rễ theo mạch gỗ

C. Rễ lên lá theo mạch rây

D. Lá xuống rễ theo mạch rây

Câu 32. Vai trò của photpho trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim

B. Là thành phần của protein, axit nucleic

C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng

D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, enzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ

 Câu 33. Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:

1. Gây độc hại đối với cây

2.Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường

3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết

4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 1, 2

D. 1, 2, 4

Câu 34. Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như

A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm

C. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng

D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá

Câu 35. Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây:

A. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua

B. Bón vôi cho đất kiềm

C. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước

D. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion

Câu 36. Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:

A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng

C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm

D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt

Câu 37. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

[1] Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây

[2] Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác

[3] Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

[4] Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 Câu 38. Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

A. Mg2+

B. Ca2+

C. Fe3+

D. Na+

Câu 39. Để xác định vai trò của nguyên tố magie đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong:

A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magie

B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magie

C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magie

D. Dung dịch dinh dưỡng có magie

Câu 40. Ở trong cây, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?

A. Là thành phần cấu trúc của protein, axit nucleic

B. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào

C. Là thành phần cấu trúc của diệp lục

D. Là thành phần của xitocrom và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục

Câu 41. Đối với cây trồng, nguyên tố nitơ có chức năng

A. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic

B. Tham gia quá trình quang hợp, thành phần của các xitocrom

C. Duy trì cân bằng ion, nhân tố phụ tham gia tổng hợp diệp lục

D. Thành phần của các xitocrom, nhân tố phụ gia của enzim

Câu 42. Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh:

A. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng

B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật

C. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục…

D. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường

................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương cuối kì 1 Sinh 11

Cập nhật: 10/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề