Các bước tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học

Hỏi Đáp Thế nào Học Tốt Học

Thế nào là đọc, kể tác phẩm văn học có nghệ thuật

4 ngày trước
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON Theo các nhà tâm lí học thì hoạt động nghệ thuật xuất hiện như một bản năng của trẻ em. Trẻ em luôn có cố gắng vươn tới sự biểu hiện những xúc động một cách trực tiếp, biểu cảm, chính vì vậy, cần hướng trẻ vào các hoạt động nghệ thuật. Ở trường mầm non, thực chất đó là việc tổ chức các trẻ hoạt động ở duới dạng luyện tập, trò chơi có tính chất mô phỏng, sáng tạo xuất hiện trong mối liên hệ với những cảm xúc nghệ thuật mang màu sắc thẩm mĩ. Các hoạt động nghệ thuật nhằm đưa trẻ vào những tình huống và hoạt động văn học bao gồm: Kể chuyện, đọc thơ, diễn cảm,đóng kịch và hoạt động tạo hình theo tác phẩm văn học. Có thể coi đây là quá trình biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Trẻ được nhập thân vào các nhân vật, các tình huống trong tác phẩm. Như vậy, nguyên tắc chung là, trước khi đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật cô phải tạo không khí văn chương và chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ có thể cảm thụ tác phẩm được tốt. I. Dạy trẻ học thuộc thơ Cô dạy trẻ học thuộc truyện thơ bằng cách truyền khẩu, cô đọc mẫu bài thơ và trẻ đọc theo cho đến khi thuộc. Tác phẩm văn học là một chính thể nghệ thuật. Thơ có văn điệu, có âm thanh, có kết cấu rất chặt chẽ, câu nọ gọi câu kia, vì thế, khi đọc cô không làm phá vỡ hình thức kết cấu của bài thơ. Phải để cho những âm thanh đó, những văn điệu đó lắng sâu vào trong tâm trí trẻ để trẻ có thể tưởng tượng, hòa mình vào thế giới mộng mơ của thơ và nhạc, và nhờ đó mà chúng có thể đọc ra được phần nào ý nghĩa của bài thơ. Dạy trẻ học thuộc thơ thực hiện trong tiết học được tiến hành theo trình tự sau đây: Gây hứng thú cho trẻ ( bằng tranh ảnh, con rối hoặc đàm thoại ngắn) để dẫn dắt tới bài thơ giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm bài thơ hai ba lần, khi đọc cần truyền đạt đúng tính chất, nhịp điệu của bài thơ. - Diễn giải về nội dung của bài thơ hoặc giải nghĩa từ khó ( nếu - Cô dạy trẻ theo lối truyền khẩu. Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc cần) theo cô đọc cho hết bài thơ rồi tiếp tục đọc như thế nhiều lần. - Kết thúc giờ học bằng một hình thức vui, thoải mái ( có thể dùng các trò chơi, bài hát có nội dung gần gũi với bài thơ đã học, hoặc cô cho cháu xem hình ảnh) Việc dạy trẻ học thuộc một bài thơ không chỉ tiến hành trong một tiết mà còn có thể hai, ba tiết. Với những bài thơ dài, có thể cho trẻ học thuộc từng đoạn. Ví dụ như bài Trăng ơi từ ..đâu đến! của Trần Đăng Khoa.Tuy nhiên cần lưu ý, tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật cho dù tách đoạn để dạy cháu học thuộc trong từng tiết cô cũng phải cho cháu hiểu toàn bộ ý nghĩa của nó cũng như cấu trúc hình ảnh, sự hài hòa về âm thanh của tác phẩm. Để tích cực hóa sự chú ý của trẻ, trong tiết học, cô có thể bổ sung những công việc khác cho trẻ đỡ nhàm chán, mệt mỏi, ví dụ gợi cho trẻ nhớ lại những bài thơ đã học trước đây hoặc thực hiên các trò chơi để rèn luyện ngôn ngữ Cô quan sát, bao quát cả lớp để biết được cháu nào có trí nhớ tốt, cháu nào nhớ chậm hơn để động viên, giúp đỡ các cháu kịp thời. Khi cho trẻ đọc, cố gắng hướng trẻ đọc đúng, không ngọng. Đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ. Nếu trẻ không đọc đúng hoặc không thể hiện ró ngữ điệu, cô đọc mẫu lại cho trẻ đọc theo. Đối với trẻ bé, có thể vừa đọc, vừa kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa. Ví dụ: Dạy trẻ học thuộc bài thơ Đàn gà con của Phạm Hổ Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng, lòng đỏ Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm; Cô giáo chuẩn bị - Tranh vẽ gà mẹ đang ấp trứng, có những quả trứng đã nở, chú gà con thò đầu ra khỏi chỗ vỏ trứng bị vỡ. Tranh đàn gà con lông vàng đứng xúm quanh gà mẹ Cho trẻ xem tranh giới thiệu cho trẻ biết gà mẹ đang ấp trứng để trẻ hiểu từ ấp ủ. Cô đọc mẫu bài thơ với giọng điệu cơ bản dịu dàng tha thiết, thể hiện vẻ dẹp và tình yêu của gà mẹ đối với gà con. Đoạn sau ( trừ hai câu cuối ) đọc nhanh hơn, biểu lộ niềm vui thích ngạc nhiên trước hình ảnh đàn gà con mới nở thật xinh xắn, đáng yêu. Cô nhấn mạnh thêm các tính từ tí hon, bé xíu, mát diu, sáng ngời ở bốn câu đầu của khổ thơ sau để khắc sâu vẻ đẹp của gà con. Hai câu cuối khép lại với giọng đằm thắm, cô đọc với cường độ và nhịp điệu vừa phải, thể hiện sự trìu mến: Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm! Việc dạy trẻ học thuộc thơ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọ tác phẩm. Cần chọn những tác phẩm ngắn, thể thơ 2,3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc thơ lục bát; những tác phẩm có nhạc tính, có hình tượng đẹp, có nội dung giáo dục tốt rõ ràng. Và nói chung là tác phẩm đem đến cho trẻ niềm vui thẩm mĩ, niềm vui được sống lại trong những tình cảm mà tác phẩm gợi ra cho chúng. II.Dạy trẻ kể lại truyện Việc dạy trẻ kể lại truyện phải được bắt đầu bằng việc cô kể diễn cảm nhiều lần câu chuyện, sau đó, cô dùng hệ thống các câu hỏi nhằm giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện. Câu hỏi cần tăng dần mức độ chi tiết. Chỉ khi nào trẻ hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện, cô mới cho trẻ tập kể lại. Ví dụ: Cho trẻ kể lại truyện Ba cô gái Tiết 1 Sau khi kể 2 lần ( lần tứ hai có tranh minh họa ), cô hỏi trẻ: - Bà mẹ sinh được mấy cô con gái? Bà mẹ đối với các con như thế nào? - Khi nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ hay không? Khi nghe tin mẹ ốm, chị hai có về thăm mẹ không? - Khi nghe tin mẹ ốm, cô út đã làm gì? Tiết hai Cô cũng kể lại truyện, sau đó hỏi trẻ theo nộ dung truyện, câu hỏi có thể chi tiết hơn so với tiết 1: - Bà mẹ chăm sóc các con như thế nào? - Khi bị ốm, bà nhờ ai đi gọi các con về? - Sóc đến, chị cả đã nói gì với Sóc? Chị đã biến thành con gì? Sóc đến, chị hai đã nói gì với Sóc? Chị hai biến thành con gì? - Sóc đến, cô út đã nói gì với Sóc? Cô út đã nói với Sóc như thế nào? Sóc đã nói gì với cô út? Tiết 3 Cô cho trẻ kể lại truyện. Việc cho trẻ kể lại truyện cũng có thể làm ở tiết hai, nếu trẻ kể được. Khi cho trẻ kể lại, tùy điều kiện, cô có thể phân công trẻ kể từng đoạn. Cô chú ý sửa lỗi vè ngôn ngữ, động viên các cháu kể và gợi ý những chỗ cháu bị quên. Yêu cầu cho việc trẻ kể lại truyện là giúp trẻ nhớ cốt truyện và kể lại bằng ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ có thể kể lại đúng nguyên văn câu chuyện, cungc có thể kể lại đúng cốt truyện nhưng bằng ngôn ngưc của trẻ. Phong cách thể hiện của cô cần mạnh dạn, hồn nhiên,Cô không nên áp đặt, đưa ra quá nhiều yêu casufalamf cho trẻ bị gò bó , cứng nhắc. Chỉ khi nào trẻ kể tự nhiên thì chúng mới có thể bộc lộ cảm xúc của mình với câu chuyện, với các nhân vật của truyện một cách thật nhất. Dạy trẻ kể lại truyện chính là đưa trẻ dến với hoạt động nghệ thuật một cách tự nhiên nhất. Qua việc kể lại truyện, ta biết được khả năng tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học của tre đến mức nào. Mặt khác, đây cũng là dịp để trẻ luyện tập ngôn ngữ, ướm mình vào tính cách của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là trẻ được phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình. Việc dạy trẻ kể lại truyện có thể chia ra hai dạng: a) Kể chuyện theo sự kiện Đây là hình thức kể chuyện theo tri giác và trí nhớ. Trong hình thức kể này, cảm giác, tri giác và trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức môi trường xung quanh. Cô giáo có thể hướng dẫn trẻ kể chuyện theo đồ chơi hoặc kể chuyện theo tranh. Kể chuyện theo đồ chơi là hình thức quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ. Trong cuộc sống của trẻ thơ, dồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là nguồn vui mà còn là phương tiện giúp trẻ làm quen với thế giói xung quanh. Đò chơi giúp trẻ nhớ lại những ấn tượng và kinh nghiệm đã có; đáp ứng nhu cấu tích cực, phát triển óc sáng tạo, tư duy và tư tưởng của trẻ. Bên cạnh đó, những đò chơi đẹp còn có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển óc thẩm mĩ và năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ. Nhìn những đò chơi đẹp, trẻ có thể kể lại những gì mà chúng ta nhìn thấy. Khi chơi với những đò chơi, kể chuyện theo đò chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ có thể sáng tạo ra những câu chuyện. Ở trường mầm non, có các dạng kể sau: - Lập chuyện về một đò chơi - Lập chuyện về một nhóm đò chơi Lập chuyện miêu tả đò chơi Ví dụ Lập chuyện theo một đồ chơi: ( Cháu Đức Tùng ) Búp Bê Ngày xửa ngày xưa, có một em búp bê đi vào rừng hái nấm. Em mải hái nấm quá, trời tối rồi mà em không biết, Búp Bê bị lạc không về nhà được. Em sợ quá, ngồi khóc hu hu,Lúc đó có bà Tiên đén hỏi: - Làm sao Búp Bê khóc? Búp Bê bảo Búp Bê sợ quá nên khóc. Bà Tiên đưa em về nhà. Búp Bê cảm ơn bà Tiên rồi chạy về với mẹ. ( Tư liệu của Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Văn Vang ) Lập chuyện về một nhóm đò chơi: ( Cháu Đức Tùng ) Gà Trống, Mèo con và chó Một buổi ssangs đẹp trời, Gà trống thực dậy sớm gáy ò,ó,o rồi sửa soạn đi ăn cỗ. Trên đường đi, nó gặp mèo con. Mèo bảo: - Anh đi đâu đấy? - Tôi đi ăn cỗ đây. - Cho tôi đi với, hai nguwoif có đi được không? - Được chứ! Nào, chúng ta cùng đi! Đi một quãng thì gặp chó, chó bảo: - Cho tôi đi với, ba nguời đi thì vui hơn! - Mèo sợ chó,chạy lên phía truwowcsvaf nói: Tôi nói đùa đấy, tôi không đi đâu! - Về sau, chỉ còn chó và gà cùng đi ăn cỗ ( Tư liệu của Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Văn Vang ) Lập chuyện về miêu tả đồ chơi: ( Cháu Đức Tùng ) Ô Tô cấp cứu Đay là chiếc ô tô cấp cứu. Nó có cái bánh xe hình tròn, đen xi, có hai cái đèn màu trắng và hai cái đèm ở đằng sau hai cái cửa. Một cái đèn màu xanh nhấp nháy ở trên đầu xe. Ô tô cấp cứu dùng để chở nguời ốm đến bệnh viện. Cháu rất thích chiếc ô tô này. Lớn lên, cháu sẽ lái ô tô cấp cứu ( Tư liệu của Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Văn Vang ) Kể chuyện theo tranh Đây là hình thức kể chuyện đem đến cho trẻ niềm vui thích, qua đó, trẻ được phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ. Kể chuyện theo tranh thường được thực hiện ở lớp mẫu giáo lớn. Cần chọn những bức tranh đẹp, màu sắc hài hòa, tươi sáng và rõ ràng, nhằm gây ấn tượng,tác động trực tiếp vào óc thẩm mĩ và năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ. Dạy các cháu biết nhìn vào bức tranh để kể lại là một việc rất khó. Bản thân các cháu phải dựng được một cốt truyện có kết cấu lô gích, tự đặt câu, tự diễn đạt chính xác, Trước khi cho trẻ kể truyện theo tranh, cô cần giới thiệu để trẻ hiểu nội dung chung của bức tranh, nắm được sự tương quan giữa các nhân vật, các sự kiện trong tranh. Sau đó mới hướng dẫn trẻ kể. Giáo viên có thể kể mẫu cho sả lớp nghe, sau đó cho trẻ kể trong các giờ học tiếp theo. b) Kể chuyện sáng tạo Sau khi được nghe kể chuyện và dược cô kể lại truyện, trẻ mầm non đắc biệt là trẻ mẫu giáo lớn đã có thể kể lại những câu chuyện mà chúng đã được nghe một cách khá đầy đủ. Những cháu khá, trong khi kể đã có thể tự sáng tạo về từ ngữ, thậm chí sáng tạo cả chi tiết và thể hiện sắc thái tình cảm thông qua đối thoại của các nhân vật. Nền tảng của sáng tạo là tưởng tượng. Tuy nhiên, tưởng tượng còn có liên hệ mật thiết với cảm xúc. Tưởng tượng sáng tạo đều chứa đựng những yếu tố của cảm xúc. Chính vì vậy, trước khi dạy trẻ kể chuyện theo tranh thì bản thân trẻ phải có cảm xúc với bức tranh đó. Tưởng tượng giữ vai trò quan trọng trong sụ phát triển tình cảm của trẻ. Tưởng tượng cũng có quan hệ mật thiết với tư duy. Tưởng tượng bổ sung hoặc vạch ra những con đường mới giúp tư duy phát triển. Ngược lại, tư duy cũng gạch ra cái lô gích cho sự tưởng tượng hợp lí. Chính vì vậy, để phát triển tưởng tượng sáng tạo, phải phát triển khả năng tư duy cho trẻ. Sự phát triển tưởng tượng của trẻ mầm non phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, vào sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Nếu như hoạt động của trẻ được tổ chức một cách hấp dẫn, phong phú thì qua đó, tưởng tượng của trẻ cũng được phát tiển hơn. Nếu như trẻ nắm được kĩ năng kể chuyện sáng tạo thì tưởng tượng của trẻ cũng sẽ sáng tạo. Vì vậy, cô giáo cần động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và hướng dẫn tưởng tượng sáng tạo của trẻ đi đúng hướng. Trong khi trẻ kể chuyện, cô phải theo dõi lô gích và giá trị của câu chuyện. Đôi khi, vì quá miên man tưởng tượng để sáng tạo ra câu chuyện của mình, trẻ đã bỏ quên những nhân vật chính, hoặc những chi tiết quan trọng làm cho câu chuyện bị lệch hướng. Tuy nhiên, cũng cần tránh tình trạng cô can thiệp nhiều quá làm cho tư duy của trẻ bị cứng nhắc, dập khuôn. Nên nhớ rằng, chỉ có phát triển tư duy linh hoạt thì mới có thể phát triển tượng sáng tạo cho trẻ. III. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH THEO TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học Đây là một kiểu học mang tính chất trò chơi mà trẻ vô cùng thích thú. Trò chơi đóng kịch hay còn gọi là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học là một hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm một trong những con đường giúp trẻ tiếp cận tác phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời giúp trẻ phát triển nhân cách về nhiều mặt, nhất là phát triển ngôn ngữ. Có thể coi đây là bước đưa trẻ vào thực hành thử nghiệm nghệ thuật, biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học, bởi trẻ sẽ được nhập thân vào các nhân vật văn học. Trò chơi đóng kịch được coi là mợt hoạt động vui chơi đặc biệt của trẻ ở trường mầm non. Nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật. Đồng thời, nó cũng không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà phải mang đầy đủ đặc điểm của hoạt động trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi. Yếu tố nghệ thuật trong trò chơi đóng kịch biểu hiện trước tiên là kịch bản. Đó là yếu tố trung tâm giũ vai trò nòng cốt của nghệ thuật kịch. Có thể nói, sự thành công của trò chơi đóng kịch bắt đầu từ kịch bản vừa là nội dung của cốt truyện vừa là kế hoạch sẽ thực hiện, vì vậy, việc chuẩn bị kịch bản là yếu tố hết sức cần thiết khi đưa trẻ vào trò chơi đóng kịch. Trong trò chơi đóng kịch, những đặc điểm của nghệ thuật kịch cần được chú ý. Trong khi chơi, trẻ cần được nhập vai theo đúng nhân vật đã được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,và phải tuân thủ theo kịch bản nhất định. Bởi vậy, để đóng được vai, hay nói cách khác, để hóa thân vào các nhân vật mà mình tham gia, đòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ các chức năng tâm lí như: ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và cả xúc cảm của chính trẻ. Chính vì vậy mà có thể nói trò chơi đóng kịch đã tác động mạnh đến sự phát triển nhiều mặt trong nhân cách của trẻ. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trở thành một trò chơi mang tính nghệ thuật. Nhưng trò chơi đóng kịch đối với trẻ mầm non dù có mang tính nghệ thuật đến đâu thì nó vẫn là trò chơi. Yếu tố chơi trong trò chơi đóng kịch phải được thể hiện rõ ràng. Trước hết là trong khi chơi, trẻ phải được vui thích, tự nguyện và được thỏa mãn với việc đóng kịch. Trẻ được thỏa thuận khi phân vai, được thể hiện vai diễn một cách tự nhiên không bị gò bó và sự thoải mái này phải được duy trì trong suốt buổi chơi. Không nên biến trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trở thành một hoạt động mang nặng tính nghệ thuật, lại càng không nên thiếu một số trẻ nào đó trở thành những diễn viên chuyên nghiệp cho dù cháu đó tỏ ra là có năng khiếu. 2. Một số tiêu chí để lựa chọn tác phẩm văn học chuyển sang trò chơi đóng kịch cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Không phải tác phẩm văn học nào viết cho trẻ lứa tuổi mầm non cũng dễ dàng chuyển thể thành kịch bản để cho các cháu tham gia trò chơi đóng kịch. Các câu chuyện được lựa chọn không chỉ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tiếp nhận văn học của trẻ. Chúng tôi xin đề xuất một số tiêu chí cho việc lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể sang trò chơi đóng kịch cho trẻ như sau: a) Tiêu chí 1 Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có một cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn mang kịch tính, thu hút được sự chú ý của trẻ thơ. Trong tác phẩm văn học, cốt truyện là nòng cốt cho sự phát triển các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật. trong thực tế văn học, cốt truyện của tác phẩm hết sức đa dạng. Đối với trẻ mầm non, do khả năng nhận thức còn hạn chế, ta chỉ nên lựa chọn những tác phẩm có cốt truyện đơn tuyến, gọn, có nội dung nhỏ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Tránh chọn những tác phẩm có cốt truyện đa tuyến đa tuyến, trình bày một hệ thống biến cố phức tạp. b) Tiêu chí 2 Những tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn. Những mâu thuẫn, những xung đột của truyện phải được tập trung giải quyết. Không nên chọn những tác phẩm ít kịch tính, những mâu thuẫn xung đột rời rạc, không tập trung. c) Tiêu chí 3 Các tác phẩm được lựa chọn phải có các tuyến nhân vật rõ ràng. Trong truyện đồng thoại, nhân vật là những con vật hoặc những vật vô tri nhưng đã được nhân cách hóa để biết nói, biết cười, mang những đặc tính rất con người cũng có thể chuyển thành kịch bản. Cần lưu ý yếu tố này, không nên chọn những câu chuyện có những nhân vật là nhân vật là những con vật hoang tưởng (ví dụ con rồng hoặc yêu quái, ma quỷ,) mà nên chọn những truyện có nhân vật là các con vật gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ thơ. Nhân vật phải có hành động và gây ấn tượng với trẻ về mặt ngoại hình, bởi sự hấp dẫn trẻ thơ trước hết là sự hấp dẫn trực giác, từ những đặc điểm bề ngoài, những hành động cụ thể nhằm khắc họa tính cách nhân vật một cách sâu sắc. Nên chọn những tác phẩm mà tính cách nhân vật không quá phức tạp; mỗi nhân vật cụ thể gắn với mỗi đức tính cụ thể của con người như: tốt xấu, dũng cảm hèn nhát, chăm chỉ - lười biếng,phù hợp với nhận thức của trẻ. d) Tiêu chí 4 Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thống ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với trẻ thơ. Trước hết, ngôn ngữ trong tác phẩm phải chính xác, trong sáng và mang nghĩa thực. Các lời nói hay đối thoại phải phù hợp với hành động và tính cách của nhân vật. Sự trong sáng chính xác của ngôn ngữ không những giúp trẻ có thể hiểu đúng, hiểu sâu sắc tác phẩm mà còn giúp các em phát triển và hoàn thiện tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ cũng phải mang tính hàm súc, nghĩa là lời nói phải ngắn gọn, cô đọng, ý tứ rõ ràng. Cuối cùng, cần chú ý tính tạo hình và tính biểu cảm của ngôn ngữ. Đó là hai phẩm chất luôn kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ đắc lực trong quá trình tiếp nhận văn học cũng như khi chơi đóng kịch của trẻ. Hệ thống ngôn ngữ mang tính tạo hình và tính biểu cảm không chỉ gây hấp dẫn khi trẻ chơi mà còn giúp các em tư duy hình tượng, vốn là một thế mạnh của tuổi thơ. Đặc biệt, ngôn ngữ biểu cảm còn có khả năng nuôi dưỡng, khơi dậy những rung động thẩm mĩ, góp phần giúp trẻ định hình được thái độ và tình cảm của mình trong cuộc sống. 3. Kĩ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản Kịch là thể loại hướng tới phản ánh những mâu thuẫn đã phát triển, trở thành những xung đột gay gắt trong cuộc sống. Những xung đột ấy được thể hiện, triển khai bằng những nhân vật trực tiếp bộc lộ những phẩm chất của mình thông qua những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, bằng một cốt truyện không quá phức tạp, nhưng dồn nén, tập trung, được xây dựng bằng những chi tiết thật sự tiêu biểu, có ý nghĩa khái quát cao và gắn bó với nhau trong một quan hệ nhân quả chặt chẽ. Trong kịch, vai trò của nhân vật vô cùng quan trọng. Nhân vật vừa là người tham gia vào câu chuyện, vừa là người kể lại truyện nên thường có tính cách nổi bật, rõ ràng và hết sức phong phú, sinh động. Vì thế, khi chuyển thể phải chú ý tới ngôn ngữ nhân vật sao cho thật chọn lọc và cô đọng. Ngôn ngữ trong kịch bản là ngôn ngữ nhân vật, được tổ chức dưới ba hình thức: - Độc thoại: Là lời nhân vật tự nói với mình, chủ yếu dùng để bộc lộ tâm trạng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Bao nhiêu ngày kể từ ngày 25/9/2007

Để mọi việc diễn ra suôn sẻ, thành công thì việc xem âm lịch ngày 25 tháng 12 năm 2021 tốt hay xấu rất quan trọng. Nó sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ...

Tuổi 16 là tuổi như thế nào

YênBái - Tôi bước vào tuổi 16 bất chợt và nhẹ nhàng như một cơn mưa đầu mùa mát lạnh, mang bao nhiêu cảm xúc hỗn độn hòa trong một góc trái tim. Nhưng ...

Có nên đắp mặt nạ cà chua không

Bật mí cách làm đẹp của huyền thoại Sophia Loren với mặt nạ cà chuaKhi nhắc đến huyền thoạiSophia Loren, người ta thường nhắc đến mặt nạ cà chua vì đó ...

Vì sao phong hoá lí học lại xảy ra mạnh ở miền khí hậu nóng ẩm

Answers ( )Huy Voỳn=> Vì nước có tác động hoà tan nhiều loại đávàkhoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càngmạnh nênphong ...

Xu Clan Liên Quân là gì

Liên QuânKhông gian tênNội dungThảo luậnTác vụ trangXemLịch sửThêm nữaTemplate:Infobox VGGarena Liên Quân Mobile (Tiếng Trung Phồn thể: 傳說對決; tiếng Anh: Arena of ...

Da dầu mụn có nên uống vitamin E

Trang chủ / Mẹo sống khỏe / Vitamin E có thật sự giúp trị mụn trứng cá?Vitamin E có thật sự giúp trị mụn trứng cá?Mẹo sống khỏe17/11/2020 Tham Vấn Y Khoa:BS ...

Có bao nhiêu cách chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch ...

Nhập/xuất danh bạ là gì

Bài viết Hướng dẫn nhập xuất danh bạ trên điện thoại Samsung Galaxy J5, J7 thuộc chủ đề về giải đáp đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào ...

Thy tên tiếng Anh là gì

Tổng hợp tên tiếng Anh hay và ý nghĩa Có phải bạn đang băn khoăn để chọn một tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bản thân? Nếu vậy thì cùng lựa cho mình ...

An lựu có nên ăn hạt không

Lựu được xem là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe. Trong quả lựu chứa một loạt các hợp chất từ thực vật có lợi mà nhiều loại ...

Trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, yếu tố nào quan trọng nhất vì sao

Answers ( )Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất thì sức lao động là quan trọng nhất. Vì nếu không có sức lao động thì đối tượng lao động và tự ...

Ặc ghẻ là gì trong Kpop

Làn sóng Hàn Quốc, con gọi là Hàn lưu hay Hallyu (tiếng Triều Tiên:한류; Hanja:韓流; Romaja:Hallyu; McCuneReischauer:Hallyu; Hán-Việt:Hàn lưu, listen, có nghĩa là "làn ...

Thế nào là đất ở đô thị

Đất ở đô thị là gì? Việc sử dụng loại đất ở này dựa trên những quy định nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại hình đất ở này trong bài viết ...

Ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách nào

Trên thực tế thường gặp các hỗn hợp, chất tinh khiết hoàn toàn là cực hiếm. Do đócần phải tách chất để sử dụng chất tinh khiết (chất nguyên chất). ...

Viễn vông Tiếng Anh là gì

Nghĩa của từ viển vông trong Từ điển Việt - Anh @viển vông [viển vông]- impractical; quixotic; unrealizable; utopia Những mẫu câu có liên quan đến "viển ...

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm chiếu cao su

(lamchame.vn) - Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm cộng thêm hệ miễn dịch còn yếu, chăm sóc sai cách có thể khiến bé bị bệnh ngay tức khắc. Nhiều mẹ ...

Ngũ cốc giảm cân mua ở đâu

Giá bán: 115.000 VNĐTrọng Lượng: 500 grThành Phần: Bột đậu nguyên chấtTác Dụng: Bổ sung chất dinh dưỡngĐặt mua nhanh: 0903.168.845ĐẶT MUA NGAYĐIỀN THÔNG TIN ...

Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì

Thực Chất Quá Trình Tạo Thành Nước Tiểu Là Gì, Bài 2 Trang 127 Sgk Sinh Học 8Bạn đang xem: Thực Chất Quá Trình Tạo Thành Nước Tiểu Là Gì, Bài 2 Trang 127 Sgk ...

Gensen Choshu Hyo là gì

Tiếp theo phầnhướng dẫn lấy nenkin lần 1,nenkin lần 2, bài viết này sẽ giới thiệucách lấy nenkin lần 3.>Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục lấy ...

Studio Tiếng Việt là gì

Vậy ý nghĩa thực sự của từ studio là gì?Về mặt thuật ngữ, nếu được dịch chính xác từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì studio có nghĩa là phòng làm việc ...

Chủ Đề

Mẹo Hay Cách Hỏi Đáp Là gì Top List Công Nghệ Nghĩa của từ Học Tốt Top Bao nhiêu List Học Laptop Khỏe Đẹp Cryto Tiếng anh Review Máy Giá Món Ngon So Sánh Xây Đựng So sánh Thế nào Ngôn ngữ Tại sao Nhà Hướng dẫn Bài Tập Đại học Sách Nấu Máy tính Vì sao Facebook Đánh giá Bài tập Nghĩa là gì Iphone Ở đâu Son Bánh Khoa Học Có nên Kinh nghiệm Bao lâu Dịch Tốt nhất Game Màn hình