Buồng khử khuẩn tiếng anh là gì

Buồng khử khuẩn đã được Trung tâm Khoa công nghệ Dược Sài Gòn thuộc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận chất lượng, buồng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, mốc gây bệnh, hơn 97% các loại vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo đã bị loại bỏ, dung dịch sử dụng trong buồng khử khuẩn có dạng phun sương mịn là dung dịch muối ion và nước ozone được dùng ứng dụng khử khuẩn phổ biến như anolyte, trong đó muối ion là dung dịch đã qua kiểm định nên người dùng có thể tránh được các nguy cơ gây kích ứng dụng học bệnh viện.

Theo ông Lưu Nguyên Quảng, Chủ nhiệm đề tài buồng kháng khuẩn tự động thì hiện nay, công nghệ ozone đang được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn, các loại máy ozone với những công suất khác nhau có mặt trong nhiều lĩnh vực, từ đời sống hằng ngày cho tới lĩnh vực công nghiệp. Ozone ứng dụng trong làm sạch, khử độc thực phẩm, khử trùng nguồn nước tinh khiết, nước sinh hoạt, nước chăn nuôi, nước thải, xử lý mùi khí thải,… được sử dụng rất nhiều, song phần lớn chúng ta lại chưa thực sự nắm rõ được nồng độ ozone bao nhiêu là đủ. Riêng đối với vấn đề xử lý khử khuẩn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cơ chế lây nhiễm của virus rất đa dạng, phức tạp, dù người bệnh có đeo khẩu trang, rửa tay thì những thứ khác cũng có thể là nguồn cơn lây lan virus. Chính vì vậy Cơ sở sản xuất thiết bị Cơ Y Hóa đã huy động toàn bộ cán bộ, nhân viên cơ sở tập trung nghiên cứu, sáng chế trong vòng gần 1 tháng sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các thông số kỹ thuật, nhất là tiêu chuẩn của ozone liên quan đến sức khỏe con người. Trong ngưỡng nồng độ giới hạn của FDA (Food and Drug Administration) và OSHA (Occupational Health & Safety Standards) là 0.05ppm và thời gian tiếp xúc trong 8 giờ liên tục là <0,1ppm, thì ozone hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của con người. Theo đó, khi sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng, buồng khử khuẩn sử dụng công nghệ phun sương khí Ozone + dung dịch NaCl 0,9%. Trong đó, nồng độ Ozone trong buồng khử khuẩn đo được trong quá trình thử nghiệm luôn <0.075ppm. Do vậy, việc sử dụng dung dịch muối sinh lý (Nacl 0,9%) và Ozone trong ngưỡng an toàn nên không gây kích ứng, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp...

Ông Đỗ Kiên Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dược Kiên Giang, đơn vị tài trợ kinh phí nghiên cứu đề tài phấn khởi cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, công ty chúng tôi đã quyết định tài trợ kinh phí để thực hiện đề tài và đề tài được chứng nhận chất lượng, có những thành công ngoài sự mong đợi. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, việc nghiên cứu thành công buồng kháng khuẩn tự động này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng, chống lây nhiễm, nhất là đối với những cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, công sở có tính chất đông người.

Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Khoa công nghệ Dược Sài Gòn thuộc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, buồng khử khuẩn có những tính ưu việt vượt trội như: Sử dụng công nghệ tự động, có thể làm sạch toàn thân chỉ trong vòng 30 giây; khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, mốc gây bệnh lên tới 97% các loại vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo; máy làm theo module nên có thể dễ dàng tháo lắp và vận chuyển, tích hợp bộ cảm biến tự kích hoạt. Việc xử lý vi khuẩn trên bề mặt quần áo, điện thoại, phụ kiện cầm tay… sẽ giải quyết phần nào nhu cầu sàng lọc lây nhiễm tại một số khu vực tiếp xúc đông người như trường học, bệnh viện… Đặc biệt, Buồng khử khuẩn khung Inox (110cm x 150cm x 200cm), có kiểu dáng và mẫu mã đẹp, thiết kế trang nhã…

Theo ông Lưu Nguyên Quảng, Chủ nhiệm đề tài, buồng kháng khuẩn tự động được nghiên cứu và sản xuất với mục đích nhằm giải quyết nhanh nhất những bức thiết của việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Cơ sở sản xuất thiết bị Cơ Y Hóa chuyên sâu về nghiên cứu các vấn đề sinh hóa, kháng khuẩn, tiêu tẩy độc ở các dạng môi trường, nghiên cứu thành công được buồng kháng khuẩn này là sự tự hào, vinh dự lớn nhất đối với cán bộ, nhân viên cơ sở. "Chúng tôi phấn đấu mỗi tháng cơ sở có thể cho ra đời trên dưới 30 buồng khử khuẩn. Điều quan trọng nhất đó là công dụng và tính năng của buồng khử khuẩn tự động rất thích hợp cho các khu công nghiệp, văn phòng, công ty, các tòa nhà chung cư, siêu thị, sân bay, các nơi công cộng… đông người, trong tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch Covid-19 hiện nay", ông Quảng nói.

Bài và ảnh: HOÀNG KHÁNH TRÌNH

Một sáng chế mới để chống dịch COVID-19

Buồng khử khuẩn toàn thân di động được giới thiệu như là một giải pháp để hạn chế lây lan, phòng chống dịch COVID-19.

Truyền thông trong nước, vào chiều tối ngày 18/3, dẫn nguồn từ Thành đoàn TP.HCM cho biết sản phẩm mới này được sáng chế bởi sự hợp tác giữa Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, thuộc Thành đoàn TP.HCM, cùng các chuyên gia và nhà khoa học của Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Quá trình thực hiện chỉ mất 3 ngày kể từ khi lên ý tưởng, thiết kế mẫu và ra mắt thành phẩm đầu tiên trong chiều tối cùng ngày.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Tấn Tiến-Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tại Trường đại học Bách khoa TP.HCM được báo giới dẫn lời cho biết buồng khử khuẩn sử dụng công nghệ phun sương với hệ thống phun siêu âm 360 và mất thời gian 30 giây cho một lần phun. Dung dịch được dùng để phun là dung dịch sát khuẩn Anolyte, do các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ nghiên cứu chế tạo và sản xuất.

Thứ nhất, theo tôi hiểu là sản phẩm mới. Và, chính trên tivi đã chiếu ông Thủ tướng cùng các vị đại biểu Quốc hội, các vị thành viên Chính phủ đã dùng cái này trước khi vào họp. Tôi nhìn thấy rõ ông Nguyễn Xuân Phúc đeo khẩu trang đi qua buồng diệt khuẩn, rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân nữa. Thành ra, chính các vị đó đã dùng rồi. Thế thì bây giờ Sở Y tế thành phố nói như vậy thì tôi nghĩ tiền hậu bất nhất từ xưa nay là chuyện bình thường ở Việt Nam…Nhưng ông Thủ tướng và bà Chủ tịch Quốc hội đi qua và an toàn thì họ mới sử dụng. Tại sạo dùng cho các ông, bà ấy được mà dùng cho người khác không được? Câu hỏi này thì chính quyền phải có trách nhiệm trả lời
-Tiến sĩ-Bác sĩ Đinh Đức Long

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Tiến cho biết thêm buồng khử khuẩn di động, dễ dàng di chuyển và lắp ráp, thuận tiện đặt ở các nơi công cộng như bệnh viện, sân bay, trường học, siêu thị…

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM được ghi nhận là cơ sở y tế đầu tiên đưa vào sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân di động vừa được sáng chế này từ ngày 22/3.

Các phiên bản khác tiếp tục ra đời

Hai ngày sau đó, vào ngày 24/3, cảng hàng không quốc tế Nội Bài thông báo chính thức sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân, do nhóm kỹ sư trẻ thuộc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật hàng không Nội Bài chế tạo.

Đại diện của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật hàng không Nội Bài, Kỹ sư Nguyễn Trường Giang cho biết công năng hoạt động của buồng khử khuẩn cũng phun sương toàn thân 30 giây/lần và sử dụng dung dịch muối ion để phun diệt khuẩn là loại đã được kiểm định, được Bộ Y tế khuyên dùng.

Tiếp tục vào ngày 25/3, báo giới loan tin Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo-Medic Cần Thơ bắt đầu thử nghiệm buồng khử khuẩn do chính bệnh viện này làm ra. Giám đốc Bệnh viện Hòa Hảo-Medic Cần Thơ, bà Phan Thị Thu Lan cho biết công năng buồng khử khuẩn của bệnh viện chủ yếu tạo được hệ thống phun tự động, và hóa chất khử khuẩn là loại chuyên dùng trong phun xịt sát khuẩn do Bộ Y tế cấp phép.

Việt Nam tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tụ tập trên 20 người trong thời gian 2 tuần tới. Courtesy of zing.vn Bộ Y tế khuyến cáo

Tuy nhiên, vào chiều ngày 26/3, Bô Y tế ra khuyến cáo buồng khử khuẩn toàn thân mà một số tổ chức, viện nghiên cứu của ngành y đã giới thiệu cũng như đưa vào sử dụng với các hóa chất dạng phun sương dung dịch Clo hoạt tính có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là người giả, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp.

Đài RFA ghi nhận không ít người dân tại Việt Nam bày tỏ rất hoang mang trước những thông tin liên tục, liên quan buồng khử khuẩn trong mấy ngày vừa qua. Một nhân viên làm việc trong tổ bay của Vietnam Airlines chia sẻ với RFA:

“Tôi thấy ở sân bay Nội Bài có đặt một cái máy khử khuẩn cho hành khách đi vào hãng hàng không. Khách hàng đứng xếp hàng (chờ qua máy) gần nhau, chứ không có xa nhau. Theo thông tin cho biết là cái máy này có tác dụng khử khuẩn. Nhưng mà mới đây, Bộ Y tế thông báo là cái buồng khử khuẩn này có tác hại cho hành khách nếu sử dụng lâu dài. Là một nhân viên làm việc trong hàng không thì tôi đang hoang mang không biết thông tin nào là chính xác, thông tin nào là có ích cho những người thường xuyên sử dụng dịch vụ đi lại bằng đường hàng không?”

Chúng tôi nêu vấn đề với Tiến sĩ-Bác sĩ Đinh Đức Long và được ông cho biết ghi nhận của mình:

“Thứ nhất, theo tôi hiểu là sản phẩm mới. Và, chính trên tivi đã chiếu ông Thủ tướng cùng các vị đại biểu Quốc hội, các vị thành viên Chính phủ đã dùng cái này trước khi vào họp. Tôi nhìn thấy rõ ông Nguyễn Xuân Phúc đeo khẩu trang đi qua buồng diệt khuẩn, rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân nữa. Thành ra, chính các vị đó đã dùng rồi. Thế thì bây giờ Sở Y tế thành phố nói như vậy thì tôi nghĩ tiền hậu bất nhất từ xưa nay là chuyện bình thường ở Việt Nam. Nhưng muốn đánh giá, về mặt nhà nước thì cơ quan nào sản xuất ra hay cơ quan nào nhập khẩu bao giờ cũng có hồ sơ và có biên bản giám định hoặc cấp phép sản phẩm đó. Đấy là thủ tục hành chính. Dù những thủ tục đó là hình thức, nhưng bản chất là chính mắt tôi nhìn thấy ông Thủ tướng và bà Chủ tịch Quốc hội đi qua và an toàn thì họ mới sử dụng. tài sạo dùng cho các ông, bà ấy được mà dùng cho người khác không được? Câu hỏi này thì chính quyền phải có trách nhiệm trả lời.”

Vấn đề bây giờ là Bộ Y tế mở một cuộc thi thiết kế các buồng khử khuẩn. Ví dụ như buồn khử khuẩn từ máy bay xuống, buồng khử khuẩn vào phòng cách ly ở bệnh viện, phòng khử khuẩn vào các hội trường, phòng khử khuẩn vào các khu cách ly ở các doanh trại quân đội dành cho người cách ly. Tại sao không mở cuộc thi như thế? Và hãy nhớ rằng, những người làm ra các buồng khử khuẩn đó là các nhà vật lý, không phải bác sĩ
-Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải

Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải, vào ngày 27/3 lên tiếng với RFA rằng những thông tin trên báo chí mấy ngày qua liên quan buồng khử khuẩn càng gây nhiễu loạn hơn tâm lý của những ai là người bị buộc phải sử dụng sảm phẩm đó. Ông nhấn mạnh:

“Cái dùng ở sân bay thì người ta dùng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có diệt được khuẩn đâu? Thứ hai là cái ở Sài Gòn trong quán ăn thì tôi thấy cái thanh sắt chữ V đục lỗ bám bẩn nhiều hơn. Thế còn cái ở sân bay, một người mặc cái áo dài và trùm kín trong chiếc áo len hay một hành khách mặc áo sơ mi và bên trong mặc áo lót và đi qua mấy mươi giây thì làm sao diệt được khuẩn? Thêm nữa, cái buồng ngắn và theo hướng gió thổi, những người chưa xử lý qua buồng mà mở mồm ra thì gió thổi làm cho những người đã qua buồng xử lý rồi bị lây à? Tóm lại, tất cả các buồng diệt khuẩn đã được báo đưa tin đều sai bởi vì họ không biết ứng dụng kiến thức của Vật lý và Hóa học Lớp 10.”

Cơ quan y tế giải thích: càng thêm lo lắng

Trong cùng ngày 27/3, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Tiến sĩ-Bác sĩ Tăng Chí Thượng, trong một cuộc trao đổi với Báo Người Lao Động, khẳng định rằng Sở Y tế TP.HCM chưa từng có văn bảo nào khuyến cáo dùng buồng khử khuẩn. Bác sĩ Tăng Chí Thượng nói “Bộ Y tế đã lên tiếng khuyến cáo không sử dụng vì có thể gây một số tác hại cho sức khỏe, thì chắc chắn không nên dùng nữa”. Đồng thời ông khuyên rằng cần ngưng ngay việc sử dụng. Trong trường hợp những ai đã lỡ tiếp xúc quá nhiều với buồng khử khuẩn, hoặc thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đặc biệt là ở đường hô hấp, nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Qua trang fanpage Báo Người Lao Động, một số độc giả nêu câu hỏi tại sao một thiết bị y tế đưa vào sử dụng tràn lan như vậy mà không được sự phê duyệt của nhà chức trách y tế, hay những người đã qua buồng khử khuẩn bị nhiễm bệnh COVID-19 thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trong khi thắc mắc mắc của những người quan tâm chưa được cơ quan y tế các cấp phản hồi thì Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng Bộ Y tế cần tổ chức một cuộc thi thiết kế các buồng khử khuẩn:

“Vấn đề bây giờ là Bộ Y tế mở một cuộc thi thiết kế các buồng khử khuẩn. Ví dụ như buồn khử khuẩn từ máy bay xuống, buồng khử khuẩn vào phòng cách ly ở bệnh viện, phòng khử khuẩn vào các hội trường, phòng khử khuẩn vào các khu cách ly ở các doanh trại quân đội dành cho người cách ly. Tại sao không mở cuộc thi như thế? Và hãy nhớ rằng, những người làm ra các buồng khử khuẩn đó là các nhà vật lý, không phải bác sĩ.”

Việt Nam, tính đến ngày 27/3 đã có tổng số 163 ca nhiễm COVID-19. Chính phủ Hà Nội đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong vòng 14 ngày tới nhằm kiểm soát không để ca nhiễm bệnh vượt con số 1000, vì lo ngại có thể dịch bệnh bị nghiêm trọng như ở Ý hay Tây Ban Nha.