Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Vitamin A gây dị tật thai nhi chỉ khi mẹ bầu dùng quá liều. Nếu mẹ bổ sung vitamin A đúng cách, vitamin A vừa giúp thai nhi phát triển tốt hơn, vừa ngăn ngừa được các bệnh về thị giác và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con. Để hiểu hơn về vitamin A tác động thế nào đến thai nhi và cách sử dụng, mẹ theo dõi bài viết sau nhé!

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Vitamin A gây dị tật thai nhi khi mẹ lạm dụng quá liều

1. Hiểu đúng về mối quan hệ giữa vitamin A và dị tật thai nhi

Vitamin A là chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe cho cả thai nhi và mẹ bầu:

  • Với mẹ bầu: Vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giúp sáng mắt
  • Với thai nhi: Vitamin A có tác dụng tăng cường phát triển của bào thai như hệ xương, thị giác

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pubmed, mẹ bầu sử dụng vitamin A với hàm lượng lớn trên 10.000 mcg/ ngày có nguy cơ gây dị tật sọ não, mào tinh,...

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Vitamin chỉ gây dị tật khi mẹ bầu sử dụng với liều lượng vượt ngưỡng cho phép

2. Các dị tật thai nhi có thể gặp nếu mẹ thừa vitamin A

Dựa theo dữ liệu nghiên cứu trên động vật và khảo sát trên phụ nữ mang thai cho thấy các loại dị tật do thừa vitamin A như:

  • Hở hàm ếch, hở vòm miệng: Các dị tật xung quanh miệng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng nói của trẻ
  • Não úng thủy: Mất cân bằng sự hình thành và hấp thu dịch não tủy.
  • Những dị tật về tim: Trẻ dễ bị hở van tim, thiếu vách ngăn,...
  • Khả năng sinh sản: Trẻ giảm hoặc mất khả năng sinh sản khi chào đời như dị tật tinh trùng, không có tử cung,...
  • Rối loạn thị giác: Trẻ bị quáng gà, mắt kém, mù mắt bẩm sinh.

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Thừa vitamin A gây hở hàm ếch

3. Phát hiện và điều trị thừa vitamin A

Vậy làm thế nào để mẹ bầu biết mình thừa vitamin? Cách xử lý ra sao cho khoa học? Mẹ kéo xuống để tham khảo tư vấn của chuyên gia dưới đây!

3.1. Dấu hiệu

Thừa vitamin A thường có triệu chứng rụng tóc, nứt môi, khô da, yếu xương, đau đầu dữ dội, giảm thị lực. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể gặp biến chứng tăng áp lực trong hộp sọ.

Khi bị ngộ độc Vitamin A, mẹ dễ bị đau đầu, hôn mê, gãy xương, nôn mửa dữ dội.

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Mẹ bầu đau đầu, rụng tóc, giảm thị lực,... là các dấu hiệu cảnh báo thừa vitamin A

3.2. Điều trị

Hầu hết mẹ bầu sẽ khỏi các triệu chứng khi được áp dụng các cách chăm sóc sau:

  • Ngừng sử dụng vitamin A: Mẹ dừng sử dụng các loại viên uống bổ sung vitamin A.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu vitamin A: Mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm như gan động vật, dầu cá, cà rốt, khoai,...
  • Thăm khám tại bệnh viện: Nếu mẹ có dấu hiệu ngộ độc vitamin A hoặc sau 1 - 2 tuần nhưng không hết các triệu chứng thừa vitamin A, mẹ cần đi tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, chính xác nhất.

4. Hướng dẫn cách bổ sung vitamin A đúng cách cho mẹ bầu

Bổ sung vitamin A cho mẹ bầu là cần thiết để ngăn ngừa bệnh liên quan đến thị giác, giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây dị tật thai nhi. Vậy bổ sung thế nào an toàn cho mẹ, tốt cho thai nhi. Mẹ tham khảo thêm tư vấn của chuyên gia bên dưới đây!

4.1. Liều lượng

Phụ nữ có thai chỉ nên dùng 800 mcg vitamin A/ngày (1 IU = 0.3 mcg). Nếu mẹ sử dụng với hàm lượng cao hơn dẫn đến dư thừa dễ gây dị tật thai nhi.

4.2. Cách bổ sung

Có 2 cách để bổ sung vitamin A:

  • Từ viên tổng hợp: Mẹ chỉ nên bổ sung tối đa 800 mcg vitamin A/ ngày và lựa chọn sản phẩm uy tín, được các cơ quan y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Từ thực phẩm: Trong thực phẩm vitamin A thường tồn tại dưới dạng tiền chất caroten. Các thực phẩm giàu vitamin A như: Gan bò, khoai lang, cải xoăn, cà rốt,... Mẹ tham khảo thêm bảng sau!

Tên thực phẩm

Hàm lượng vitamin A

Gan bò

Khoảng 7000 cmg trong 100g gan bò

Khoai lang

Khoảng 1403 mcg vitamin A trong 1 củ khoai lang nướng 300 gam.

Cà rốt

Khoảng 6000 mcg vitamin A trong nửa củ cà rốt

Với mẹ bầu thiếu vitamin A, cách an toàn nhất vẫn là bổ sung vitamin A bằng thực phẩm tự nhiên giàu beta-carotene như cam vàng sẫm, cà rốt, khoai lang, cải bó xôi, dưa đỏ và cải xoăn.

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ, vàng sẫm như cà rốt, lòng đỏ trứng, gan bò,...

4.3. Thời gian mẹ bầu nên bổ sung vitamin A

Mẹ bầu chỉ bổ sung vitamin A khi được chẩn đoán thiếu vitamin này. Mẹ nên uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tốt nhất là uống sau ăn vì Vitamin A tan nhiều trong chất béo.

Mẹ không tự ý bổ sung tùy ý vì vitamin A có nhiều trong một số thực phẩm ăn hàng ngày như khoai lang, cà rốt, các loại thịt,...

4.4. Lưu ý khi bổ sung vitamin A

Vitamin A có thể gây tương tác với các loại thuốc làm giảm hấp thu hoặc tăng tác dụng của các loại thuốc như:

  • Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng
  • Isotretinoin

Lúc này, mẹ bầu có thể bị mất tác dụng điều trị bệnh của các loại thuốc trên hoặc bị ngộ độc thuốc dẫn tới hôn mê, nôn mửa, tiêu chảy hoặc chết thai.

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Mẹ tránh sử dụng đồng thời vitamin A và các loại thuốc isotretinoin

Vì vậy, mẹ cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng, tránh dùng cùng lúc các loại thuốc trên cùng với vitamin A.

5. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu mang thai uống vitamin A

Phần dưới đây, chuyên gia sẽ giải đáp một số thắc mắc mẹ bầu thường hay gặp phải trong thai kỳ khi sử dụng vitamin A. Mẹ theo dõi để có thêm kiến thức bổ ích.

5.1. Lỡ uống vitamin A liều cao trước khi mang thai có sao không?

Mẹ lỡ uống vitamin A liều cao trước khi mang thai có nguy cơ gây dị tật vì loại vitamin này được dự trữ rất lâu trong cơ thể. Do đó kể khi mẹ bổ sung vitamin A vượt ngưỡng khuyến cáo trước khi mang thai, chúng tồn dư lại trong cơ thể và vẫn có khả năng ảnh hưởng khi thai nhi hình thành.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì nguy cơ gây dị tật trong trường hợp này là rất nhỏ. Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ cần hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A, đồng thời mẹ nên đi khám sàng lọc định kỳ để kịp thời phát hiện dị tật thai nhi.

Bà bầu uống bao nhiêu vitamin a là đủ năm 2024

Mẹ bầu nên đi khám sàng lọc định kỳ để kịp thời phát hiện dị tật thai nhi

5.2. Mẹ bầu nên sàng lọc trước sinh theo phương pháp nào?

Có nhiều phương pháp sàng lọc hoặc chẩn đoán dị tật trước sinh như: Siêu âm, sinh thiết gai rau, chọc hút nước ối, chọc hút cuống rốn, phương pháp NIPT (xét nghiệm DNA tự do trong máu mẹ).

Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng phương pháp NIPT vì độ chính xác >99%, không xâm lấn, an toàn cho cả thai nhi và mẹ bầu. Đặc biệt, phương pháp sàng lọc có thể phát hiện nhiều loại dị tật bẩm sinh như: Hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Turner,...

Ngoài ra, mẹ cần tìm địa chỉ khám sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh ở địa chỉ uy tín như GENTIS với các ưu điểm như:

  1. Công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế: Công nghệ của NIPT Illumina GenEva thực hiện trên công nghệ Illumina - Mỹ, tại phòng xét nghiệm quốc tế phù hợp với tiêu chuẩn ISO 15189:2012, cho kết quả xét nghiệm chính xác >99%.
  2. An toàn, không tác động tới bào thai: Phương pháp NIPT Illumina chỉ lấy 1 ít máu của mẹ, không tác động đến bào thai như các phương pháp chọc ối khác, đặc biệt an toàn cho cả mẹ và bé.
  3. Đội ngũ chuyên gia lâu năm giàu kinh nghiệm: Tất cả kết quả xét nghiệm tại GENTIS có sự tham vấn về mặt chuyên môn của Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Trưởng khoa di truyền học bệnh viện Huyết học truyền máu trung ương và nhiều đơn vị lớn trong nước, không chỉ đảm bảo kết quả chính xác, thao tác an toàn mà còn đưa lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu.

5.3. Không bổ sung vitamin A có sao không?

Không bổ sung vitamin A có sao hay không phụ thuộc vào tình trạng của từng mẹ bầu. Mẹ nên bổ sung khi có các dấu hiệu thiếu vitamin A như mắt mờ, da khô, mắt khô, xuất hiện mụn trứng cá. Mẹ bầu thiếu vitamin A có thể gây bệnh liên quan tới mắt, thiếu máu, chậm phát triển thai nhi. Vì vậy lúc này, mẹ cần đi thăm khám bác sĩ để được đo nồng độ vitamin A trong máu và chẩn đoán chính xác nhất.

Với mẹ không thiếu vitamin A, mẹ không cần bổ sung vì hàng ngày mẹ vẫn hấp thu loại vitamin này qua thức ăn hàng ngày.

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là khả năng thị lực. Tuy nhiên, khi mẹ sử dụng với hàm lượng cao vượt ngưỡng cho phép vitamin A sẽ gây dị tật thai nhi. Vì vậy, mẹ cần chú ý cẩn thận khi bổ sung loại vitamin này cả trước và trong thai kỳ nhé!

Bầu cần bổ sung bao nhiêu vitamin A?

Nhu cầu khuyến nghị Vitamin A ở phụ nữ có thai là 650mcg/ngày, bà mẹ cho con bú cần 650 - 1100 mcg/ngày. Phụ nữ đang có thai không nên dùng quá liều Vitamin A 3000 mcg (10000 IU)/1 ngày hoặc 7500 μg (25000 IU)/ 1 tuần.

Tại sao vitamin A không tốt cho bà bầu?

Nếu dùng quá liều vitamin A cho bà bầu, vi chất dinh dưỡng này có thể gây ra dị tật thai nhi, nhất là trong 60 ngày đầu sau khi thụ thai. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bổ sung vitamin A trước khi sinh cũng không được khuyến cáo.

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin gì?

Acid folic, canxi, sắt, DHA, vitamin A, D, C, B1, B2.. và các khoáng chất như Magie, kẽm.. cũng góp phần quan trọng giúp thai nhi hình thành và khỏe mạnh khi chào đời. Vì vậy, việc kết hợp bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu là rất cần thiết.

Mang thai tuần thứ 11 nên ăn gì?

7 món ăn vặt bổ dưỡng cho mẹ bầu mang thai tuần 11.

Trái cây tươi. Hoa quả tươi rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. ... .

Khoai lang luộc, hấp, nướng, sấy. Lượng tinh bột và protein có rất nhiều trong khoai lang. ... .

Các loại hạt. ... .

Trứng luộc. ... .

Chocolate đen. ... .

Cà rốt. ... .

Sữa chua và ngũ cốc..