5 tác động tiêu cực hàng đầu của bắt nạt năm 2022

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ. Thế nhưng, không ít các trường hợp trẻ bị bạo hành gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Sự việc bé gái 8 tuổi qua đời do bị “mẹ ghẻ” bạo hành đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày gần đây. Tình trạng trẻ bị bạo hành diễn ra thường xuyên một phần do sự thờ ơ của người lớn. Vậy các bậc cha mẹ và người lớn xung quanh cần làm gì để bảo vệ sức khỏe và tính mạng – một trong những quyền lợi quan trọng của trẻ em?

1. Dấu hiệu trẻ bị bạo hành

Trẻ em nên được cảm thấy an toàn ở nhà, ở trường và trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo UNICEF Việt Nam, tình trạng kỷ luật bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam, 68,4% trẻ em từ 1-14 tuổi cho biết đã bị cha mẹ hoặc người chăm sóc áp dụng bạo lực trong gia đình.

Con có thể sợ hãi khi nói với bất kỳ ai về hành vi bạo hành, đặc biệt nếu kẻ bạo hành là cha mẹ, người thân khác hoặc bạn bè trong gia đình. Vì vậy, điều quan trọng cha mẹ và người lớn cần phải làm là theo dõi các dấu hiệu của con để sớm phát hiện tình trạng, chẳng hạn như:

  • Trẻ đột nhiên trở nên rụt rè, xa lánh bạn bè hoặc các hoạt động thông thường
  • Trẻ có những thay đổi về hành vi – chẳng hạn như hung hăng, tức giận, thù địch hoặc hiếu động thái quá – hoặc những thay đổi trong kết quả học tập ở trường
  • Trầm cảm, lo lắng hoặc sợ hãi bất thường hoặc đột ngột mất tự tin
  • Thiếu tập trung
  • Nghỉ học thường xuyên
  • Cố gắng bỏ chạy
  • Hành vi nổi loạn hoặc thách thức
  • Tự làm hại bản thân hoặc cố gắng tự tử
  • Thương tích trên cơ thể, chẳng hạn như vết bầm tím, vết cào, vết sẹo,gãy xương hoặc bỏng

2. Vì sao trẻ bị bạo hành?

5 tác động tiêu cực hàng đầu của bắt nạt năm 2022

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình bao gồm:

  • Nhận thức của các gia đình, cộng đồng

Nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ. Văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” ″ bấy lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” và là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người.

Ngoài ra, trẻ bị bạo hành trong gia đình không được cộng đồng phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời cũng vô tình “đẩy” sự việc trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Vấn đề của gia đình:

Mâu thuẫn trong gia đình cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị bạo hành. Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…có thể khiến con cái trở thành nạn nhân của bạo hành.

Trong giai đoạn COVID-19, giãn cách xã hội và việc trẻ không thể đến trường đã góp phần gia tăng tỷ lệ bạo lực trong gia đình từ 30% lên 300%. Việc có đến 21 triệu trẻ em hiện phải học tại nhà trong hơn 1 năm qua cũng ảnh hưởng đến sự an toàn, chăm sóc và sức khỏe trẻ em.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

  • Bất bình đẳng giới:

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đâu có vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình, dẫn đến sự phân biệt đối xử và bạo hành các bé gái.

3. Những ảnh hưởng tiêu cực của bạo hành trẻ em

5 tác động tiêu cực hàng đầu của bắt nạt năm 2022

Bất kỳ hình phạt thể xác nào cũng có thể để lại những vết sẹo về mặt thể xác và tinh thần. Một số trẻ có thể vượt qua được những tác động của việc này, đặc biệt là những trẻ có thể thích nghi và đối phó sau những lần bị bạo hành. Tuy nhiên, phần lớn các trẻ bị bạo hành có các vấn đề về sức khỏe thể chất, hành vi, tình cảm hoặc tâm thần – thậm chí nhiều năm sau đó.

  • Các vấn đề về thể chất

    • Khuyết tật thể chất
    • Học tập sa sút
    • Các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim, rối loạn miễn dịch, bệnh phổi mãn tính và ung thư
  • Vấn đề hành vi

    • Hành vi côn đồ hoặc bạo lực
    • Lạm dụng người khác
    • Rụt rè
    • Có ý muốn tự tử hoặc tự gây thương tích
    • Kỹ năng xã hội và quan hệ hạn chế
  • Vấn đề cảm xúc

    • Khó thiết lập hoặc duy trì các mối quan hệ
    • Một quan điểm không lành mạnh về việc làm cha mẹ
    • Không có khả năng đối phó với căng thẳng
    • Chấp nhận rằng bạo lực là một phần bình thường của các mối quan hệ

Bên cạnh đó, trẻ bị bạo hành có thể bị rối loạn hành vi, nhân cách và căng thẳng sau chấn thương.

>>> Bạn có thể quan tâm: Có nên ly hôn khi con còn nhỏ? Những hệ quả tâm lý trẻ phải đối mặt

4. Cha mẹ cần làm gì khi thấy trẻ bị bạo hành?

  • Nhận biết các dấu hiệu

Cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu về hành vi và thể chất để biết rằng con có đang bị bạo hành hay không. Đây là bước quan trọng để giúp bé thoát khỏi hành vi bạo hành trẻ em.

  • Nói chuyện với con

Cha mẹ cần tạo ra một môi trường mà con có cảm giác an toàn và có thể dễ dàng chia sẻ. Nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe và theo dõi. Điều quan trọng là cha mẹ không được đổ lỗi hoặc trách móc con. Thay vào đó, cha mẹ nên trấn an và kiên nhẫn để tránh trường hợp con bị ảnh hưởng tâm lý.

  • Báo cáo với cơ quan chức năng

Việc báo cáo hành vi trẻ bị bạo hành là cách để giúp bảo vệ sự an toàn cho con. Điều này đôi khi gây khó khăn cho các bậc làm cha mẹ, nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho trẻ.

5. Cách phòng ngừa trẻ bị bạo hành

5 tác động tiêu cực hàng đầu của bắt nạt năm 2022

Cha mẹ có thể thực hiện các bước quan trọng để bảo vệ con mình khỏi bị bạo hành, cũng như ngăn chặn tình trạng này trong cộng đồng bằng cách:

  • Chăm sóc và quan tâm con

Cha mẹ cần lắng nghe và tham gia vào cuộc sống của con để phát triển lòng tin và giao tiếp tốt. Khuyến khích con nói ra nếu có vấn đề. Môi trường gia đình hỗ trợ và mạng xã hội có thể thúc đẩy ý thức về giá trị bản thân của con.

  • Hạn chế trút sự tức giận

Nếu cha mẹ cảm thấy quá tải hoặc mất kiểm soát, hãy nghỉ ngơi. Các bậc phụ huynh nên tìm cách đối phó với căng thẳng và tương tác tốt hơn với con.

  • Biết người chăm sóc con.

Có thể trẻ bị bạo hành bởi chính những người ở bên cạnh con khi cha mẹ vắng như người giúp việc, bảo mẫu,… Cha mẹ nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con yêu được an toàn.

  • Hướng dẫn con cách tự bảo vệ mình

Dạy cho con cách rời khỏi tình huống đe dọa hoặc đáng sợ ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn đáng tin cậy. Nếu có điều gì đó xảy ra, ba mẹ hãy khuyến khích con nói chuyện. Đảm bảo với trẻ rằng con sẽ không gặp rắc rối khi tố giác hành vi bạo hành.

Luật Trẻ em sửa đổi, bổ sung năm 2017 nghiêm cấm các hành vi bạo hành đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các tổ chức, ban ngành đều thể hiện một thái độ cứng rắn với các trường hợp người lớn bạo hành trẻ em. Hy vọng bài viết trên phần nào giúp các bậc cha mẹ trong việc phát hiện và ngăn chặn các trường hợp trẻ bị bạo hành. Từ đó, con yêu có một môi trường an toàn và lành mạnh để phát triển.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.