1 mcp bằng bao nhiêu ml

1 ml bằng bao nhiêu cc, bằng bao nhiêu cm3, bao nhiêu lít hay bao nhiêu gam, mg là thắc mắc của nhiều người khi chuyển đổi các đơn vị ml,  thể tích với nhau. Cùng Wikiaz.net tìm hiểu về các đơn vị trên và cách quy đổi giữa chúng nhé!

1 mcp bằng bao nhiêu ml
Quy đổi từ đơn vị ml ra cc, cm3, lít, gam và mg

Tìm hiểu về đơn vị mililit (ml)

Mililit (tiếng anh millilitre) ký hiệu ml là đơn vị thể tích xuất phát từ đơn vị đo thể tích chuẩn Lít. 1 ml được định nghĩa là thể tích 01 khối lập phương có kích thước cạnh bằng 1 cm.

Cc (tiếng Anh cubic centimeter) cùng với centimet khối và mililit (milliliter mặc tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ cùng một thể tích như nhau. Nói cách khác 1 ml = 1 cc = 1 cm3. (Nhiều người lầm tưởng ml là đơn vị thể tích của mm nhưng thực tế không phải vậy).

Lít (tiếng Anh là Litre) ký hiệu là l, đôi khi là ltr là đơn vị đo thể tích thuộc Hệ đo lường Quốc tế SI. 1 lít được định nghĩa là thể tích của 01 khối lập phương có kích thước cạnh 1 dm.

1 lít = 1 dm3 = 1000 cm3 = 1/1000 m3.

Đừng bỏ lỡ>>

0.01 USD, 0.05 USD, 0.1 USD, 0.2 USD = VND?

1 cm3 bằng bao nhiêu m3, l, ml, cc? Chuyển đổi đơn vị cm3

1 ml bằng bao nhiêu cc, cm3, lít, m3 ?

Như đã chia sẻ ở trên:

1 ml = 1 cc = 1 cm3

1 ml = 1/1000 dm3 = 0.001l

1 ml = 1/1000000 m3

Vậy:

1 ml = 1 cc = 1 cm3 = 0.001l = 1/1000000 m3

100 ml = 100 cc = 100 cm3 = 0.1l

500 ml = 500 cc = 500 cm3 = 0.5l

1000 ml = 1000 cc = 1000 cm3 = 1l

Bảng tra cứu chuyển đổi từ Ml sang Lít và Gam (nước tinh khiết)

Ml/Cm3/CcLítGam (nước)1 cm3= 0.001= 15 cm3= 0.005= 510 cm3= 0.01= 1050 cm3= 0.05= 50100 cm3= 0.1= 100500 cm3= 0.5= 5001000 cm3= 1= 10005000 cm3= 5= 500010000 cm3= 10= 10000

 

1 ml bằng bao nhiêu gam, bao nhiêu miligrams (mg)

Ml là đơn vị đo thể tích trong khi đó gam và miligram là đơn vị đo khối lượng vì vậy không đễ để quy đổi. Tùy vào đặc tính của từng chất mà ta có cách quy đổi khác nhau.

1 ml nước bằng bao nhiêu gam?

Nước là chất lỏng thường và hữu dụng, ở nhiệt độ 3.98oC 1 ml nước cũng tương đương 1 gam nước. 1 mll nước = 1 gam = 1000 mg

1 ml sữa bằng bao nhiêu gam?

Với sữa hoàn nguyên: 1 ml sữa = 1.03 gam = 1030 mg

Với sữa tách béo: 1 ml sữa = 1.035 gam = 1035 mg

1 ml bơ bằng bao nhiêu gam?

Trong trường hợp với bơ, hệ số ở đây là 0.911. Khi đó 1 ml bơ = 0.911 gam = 911 mg

Với bột mỳ hệ số là 0.57

1 ml bột mỳ = 0.57 g = 570 mg

Hy vọng Wikiaz.net vừa giúp các bạn nắm rũ về các đơn vị đo thể tích thông dụng ml, cc, cm3, l, m3 và cách quy đổi 1 ml ra đơn vị thể tích khác, quy đổi một cách tương đối 1 ml ra đơn vị khối lượng gam và miligrams.

ThS. Nguyễn Thị Thoa

Bộ môn Công nghệ Sinh học, Sinh lý Sinh hóa và Công nghệ Sau thu hoạch 

     1. Đặt vấn đề

     Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, tiêu, tôm, cá, rau, trái cây… Tuy nhiên, giá trị kim ngạch mang lại còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt là đối với mặt hàng rau quả, trái cây. Cụ thể, các mặt hàng rau quả, trái cây tươi có giá trị cao như bơ, chuối, thanh long, sầu riêng, … vẫn chưa tiếp cận được các thị trường nhập khẩu khó tính do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu; đặc biệt là khâu duy trì và đảm bảo chất lượng sau thu hoạch. Do đó, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản và sơ chế nông sản nhằm duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản đang nhận được nhiều sự quan tâm.

     Ethylene, một trong những chất điều hòa sinh trưởng thực vật, được sinh ra một cách tự nhiên và có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm cả quá trình chín và già hóa (Davies, 1993). Ethylene cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng nông sản, thực phẩm sau thu hoạch. Những tác dụng này có thể có lợi hoặc có hại tùy thuộc vào loại sản phẩm, giai đoạn chín và tác dụng mong muốn của nó (Saltveit, 1999). Riêng đối với lĩnh vực phân phối và kinh doanh các mặt hàng nông sản thì ethylene là hợp chất cần được hạn chế và kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng nó để duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản nông sản. Bên cạnh phương pháp kiểm soát nhiệt độ và sử dụng khí quyển điều chỉnh (MA), phương pháp mới “kiểm soát quá trình sản sinh ethylene” đã được sử dụng phổ biến trong bảo quản nhằm làm chậm quá trình chín của trái cây, cũng như sự già hóa của các mô thực bằng cách sử dung chất ức chế ethylene, 1-methylcyclo-propene (1-MCP) (Watkins, 2006).

     2. Hoạt chất 1-MCP (1-methylcyclopropene) là gì?

     1-Methylcyclopropene (1-MCP) được coi là chất điều hòa sinh trưởng có vai trò ức chế quá trình sinh tổng hợp của ethylene. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, 1-MCP là chất khí có khối lượng lượng phân tử là 54 g/mol, nhiệt độ sôi tại 12oC và có công thức phân tử C4H6 (Blankenship & Dole, 2003). Việc sử dụng cyclopropenes để ức chế hoạt động ethylene được cấp bằng sáng chế cho Sisler và Blankenship vào năm 1996. 1-MCP đã được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi cho các cây trồng, rau, hoa quả ở nhiều nước trên thế giới. Đây là hướng nghiên cứu tiên tiến và được ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng sau thu hoạch cho các loại trái cây tươi nhằm nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Một đột phá thương mại trong công nghệ ứng dụng 1- MCP là việc đã tạo ra chế phẩm 1-MCP dưới dạng bột ổn định, trong đó nó được tạo phức với -cyclodextrin, do đó 1-MCP dễ dàng được giải phóng dưới dạng khí khi bột được hòa tan trong nước (Watkins, 2006). 1-MCP đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phê duyệt vào năm 1999 để sử dụng cho các vật trang trí và được đưa ra thị trường với tên thương mại EthylBloc® bởi Công ty Floralife, Inc. (Walterboro, SC). Sau đó, AgroFresh, Inc., một công ty con của Rohm và Haas (Springhouse, PA), đã phát triển 1-MCP dưới tên thương mại SmartFresh™ và được phép sử dụng trên toàn thế giới cho các sản phẩm nông nghiệp ăn được. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1-MCP không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, có dư lượng không đáng kể và có tác dụng ngay cả khi sử dụng ở nồng độ rất thấp (EPA, 2002). Sau đó, 1-MCP đã được sử dụng thương mại ở nhiều nơi trên thế giới là một công cụ hữu hiệu để duy trì chất lượng của nhiều mặt hàng nông sản sau thu hoạch (Blankenship & Dole, 2003). Đến năm 2005, việc đăng ký sử dụng 1-MCP cho thực phẩm đã được cấp phép ở các quốc gia như Argentina, Úc, Áo, Brazil, Canada, Chile, Costa Rica, Pháp, Guatemala và Honduras, Israel, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Nam Phi, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ (Watkins, 2006).

     3. Cơ chế tác dụng của 1-MCP

     Cơ chế hoạt động của 1-MCP chủ yếu là ức chế, cạnh tranh sự hoạt động với ethylene. Thông thường trên tế bào thực vật có các cơ quan thụ cảm với ethylene, vì vậy khi có mặt của ethylene thì sẽ xảy ra sự kết hợp giữa ethylene với một phân tử cơ quan thụ cảm trên tế bào thực vật. Từ đó tế bào thực vật sẽ có tín hiệu trả lời bằng một loạt các phản ứng hóa sinh dẫn đến sự thay đổi sinh lý, sinh hóa ở thực vật, rau củ quả như: lá trở nên vàng, quả bắt đầu mềm, đổi màu, hoa bắt đầu rụng…. So với ethylene 1-MCP có ái lực với cơ quan thụ cảm ethylene trên tế bào thực vật lớn hơn khoảng 10 lần. Vì vậy, khi có mặt của 1-MCP trong tế bào chúng sẽ cạnh tranh và chiếm vị trí của ethylene để kết hợp với cơ quan thụ cảm. Sự kết hợp của 1-MCP với cơ quan thụ cảm tên tế bào không thể truyền tín hiệu để xảy ra các phản ứng sinh hóa như với ethylene. Vì vậy 1-MCP có khả năng kìm hãm quá trình chín, làm mềm, thay đổi màu sắc của rau củ quả. Mặc dù 1-MCP có khả năng gắn kết chặt chẽ với cơ quan thụ cảm ethylene trên tế bào, tuy nhiên cơ quan thụ cảm ethylene khác có khả năng được hình thành mới, vì vậy 1-MCP chỉ có tác dụng làm chậm chứ không có khả năng ngăn chặn hoàn toàn các phản ứng sinh lý, sinh hóa của thực vật và rau củ quả. Bên cạnh đó 1-MCP còn làm giảm quá trình oxy hóa chất béo và protein trong rau quả, ức chế hoạt động của các enzyme làm mềm quả (polygalacturonase, pectinmethylesterase, α-,β-galactosidase, cellulase, …), ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại trên trái cây, nông sản, … từ đó giúp ngăn ngừa sự hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản.

     4. Ứng dụng 1-MCP trên thế giới và tại Việt Nam

     Việc xông hơi để xử lý 1-MCP đã được nghiên cứu áp dụng trên nhiều loại trái cây, nông sản trong giai đoạn sau thu hoạch để duy trì đặc tính chất lượng và làm hạn chế các hư hỏng trong quá trình bảo quản và phân phối. Theo đó 1-MCP được báo cáo là có hiệu quả có thể áp dụng trên cả trái cây, các loại rau, nấm ăn, và các loại hoa khác nhau.

     Tại bài viết này chúng tôi chỉ tổng hợp một số kết quả ứng dụng xử lý 1-MCP trên một số loại trái cây tiêu biểu, có khả năng ứng dụng thành công tại Việt Nam.

     Đối với trái chuối, theo kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ đã cho thấy hiệu quả ức chế quá trình chín khi được xử lý với 1-MCP. So với nhóm đối chứng, chuối được xử lý với 1-MCP đã làm giảm đáng kể cường độ hô hấp, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TSS) và làm chậm độ mềm của thịt quả. Bên cạnh đó, sự thay đổi màu vỏ cũng bị chậm lại so với trái cây chưa được xử lý. Với nghiệm thức chuối được xử lý 1-MCP với nồng độ 1000 ppb trong thời gian 24 giờ có thời hạn sử dụng là 9 ngày, trong khi đó nhóm trái cây đối chứng (không được xử lý) chỉ có thời hạn sử dụng 4 ngày (Krishnakumar & Thirupathi, 2014). Do đó, có thể thấy rằng việc áp dụng 1-MCP là một công nghệ hiệu quả để ức chế quá trình chín và duy trì chất lượng của chuối.

     Việc xử lý 1-MCP còn cho thấy hiệu quả tích cực trong việc làm chậm quá trình chín và giúp kéo dài thời hạn sử dụng cho quả lê sau thu hoạch. Kết quả cũng cho thấy quả lê được xử lý với 1-MCP khi chín hoàn toàn có những đặc điểm về chất lượng cảm quan tốt hơn nhiều so với đối chứng dương xử lý ethylene hay đối chứng âm không xử lý 1-MCP (Escribano và cộng sự, 2016), (Mahajan, Singh, & Dhillon, 2010).

     Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida (Mỹ) đã báo cáo rằng việc xử lý 1-MCP với nồng độ 0,45 mL/L trong 24 giờ ở 20°C làm chậm quá trình chín của quả bơ (Persea americana) trong 4 ngày bảo quản ở nhiệt độ 20°C so với nghiệm thức không được xử lý với 1-MCP bảo quản ở cùng điều kiện nhiệt độ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng 1-MCP hạn chế đáng kể tổn thất về khối lượng và giữ được màu xanh nhiều hơn so với nhóm trái cây đối chứng (không xử lý 1-MCP) ở giai đoạn chín hoàn toàn (Jeong, Huber, & Sargent, 2002).

     Bên cạnh khả năng duy trì và kéo dài thời gian bảo quản, việc xử lý với 1-MCP còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nấm mốc Penicillium expansum phát triển trên quả táo. Ở nghiên cứu này nhóm tác giả đã cho thấy rằng việc xử lý 1-MCP với liều lượng 5 mL/L làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng bệnh trên quả táo do nấm mốc P. expansum gây ra và ngăn chặn sự phát triển của sợi nấm và sự nảy mầm của bào tử P. Expansum (Li và cộng sự, 2017).

     Nghiên cứu mới đây cho thấy việc xử lý 1-MCP còn có tác dụng đáng kể trong việc làm chậm quá trình mềm của trái kiwi Hayward trong quá trình bảo quản. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 1-MCP (SmartFresh™, AgroFresh Inc.) với nồng độ 650 nL/L (ppb) để xử lý kiwi trong 24 giờ và đã giúp làm giảm quá trình mềm của lớp màng ngoài quả, màng trong và mô lõi quả ở mức độ tương tự (Gong, Fullerton, Billing, & Burdon, 2020). Hiệu quả của việc xử lý 1-MCP được cho là đã ngăn ngừa ethylene hình thành trong suốt quá trình lưu trữ. Một nhóm nghiên cứu khác đến từ Trung Quốc cũng đã nghiên cứu sử dụng 1-MCP trên đối tượng quả Kiwi. Theo đó, việc xử lý 1-MCP ở nồng độ 1 μL/L trong 24 giờ và sau đó giữ ở 22 ± 2 °C trong 16 ngày đã cho thấy hiệu quả ức chế sự tăng tính thấm của màng vỏ, giảm sự peroxid hóa chất béo, axit palmitic và các axit béo bão hòa chính; và làm chậm sự giảm độ cứng của phần thịt quả, … quan trọng hơn cả, sự oxy hóa các axit béo không bão hòa đã bị làm chậm bằng cách xử lý 1-MCP (Huang và cộng sự, 2019).

     Bên cạnh việc chỉ xử lý 1-MCP một mình, thì việc kết hợp với các yếu tố công nghệ khác để tăng hiệu quả cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Năm 2019 Ma và cộng sự đã áp dụng việc kết hợp xử lý 1-MCP và các nhiệt độ bảo quản khác nhau (5, 10, 15 và 20 oC) trên trái táo. Trong khi, nhóm nghiên cứu của Feng, Cheng, He, Li, & Guan, (2018), đã nghiên cứu kết hợp 1-MCP và phương pháp sử dụng bao gói thành phần khí thay đổi MAP (modified atmosphere packaging) áp dụng trên trái lê Yali (Pyrus bretschneideri Rehd.). Tương tự, nhóm nghiên cứu của Wang và cộng sự, (2019) cũng đã nghiên cứu kết hợp việc xông xử lý 1-MCP và phương pháp thành phần không khí thay đổi MA (modified atmosphere) có hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa sự oxy hóa, đặc điểm hình thái chất lượng của trái nho trong quá trình bảo quản. Trong một nghiên cứu khác, việc kết hợp xử lý bằng 1-MCP và NO (nitric oxit) đã được tiến hành trên trái việt quất (blueberry) để đánh giá hiệu quả trong việc xử lý để kéo dài thời gian và duy trì chất lượng sau thu hoạch (Gergoff Grozeff, 2017).

     Tại Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về ứng dụng 1-MCP trong bảo quản các loại nông sản khác nhau đã được tiến hành. Năm 2010 nhóm tác giả Chu Doãn Thành đã báo cáo kết quả nghiên cứu xử lý 1-MCP đến quá trình chín của quả chuối. Theo đó, việc xử lý 1-MCP đã có hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế nâu hóa vỏ quả (kéo dài thêm 6 ngày so với công thức đối chứng). Ngoài ra, việc xử lý 1-MCP cũng cho thấy có khả năng duy trì màu sắc và độ chắc của thịt quả (Chu Doãn Thành và cộng sự, 2010).

     Năm 2011, TS. Nguyễn Minh Nam thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm 1-MCP trong bảo quản rau, hoa và quả tươi”. Theo đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã tạo ra chế phẩm 1-MCP ở quy mô phòng thí nghiệm, được tổng hợp từ 3-chloro-2-methyl-propen (với hiệu suất thu hồi 85% so với chất đầu); và chế phẩm 1-MCP có độ tinh khiết đạt ≥97%. Thêm vào đó, đề tài cũng đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản một số loại trái cây, rau và hoa như: bơ, dưa hấu, hoa địa lan, hoa cúc, rau súp lơ, rau cải chip, rau xà lách bằng phương pháp xông xử lý 1-MCP (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20133794).

     Nguyễn Huy Khoa (2015) đã nghiên cứu ứng dụng 1–methylcyclopropene trong bảo quản rau mùi ở điều kiện thường. Đề tài đã làm rõ chế độ xử lý 1-MCP thích hợp nhất cho rau mùi bảo quản ở nhiệt độ thường.

     Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Đại học Nông Lâm Huế đã công bố báo cáo “nghiên cứu ảnh hưởng của 1-methylcyclopropene đến quá trình sinh tổng hợp ethylene của quả bơ”. Tại nghiên cứu này, kết quả cho thấy, với nồng độ 1-MCP sử dụng 500 ppb là thích hợp nhất để ức chế quá trình sinh tổng hợp ethylene, làm giảm cường độ hô hấp, kìm hãm hoạt lực của enzyme nội bào Aminocyclopropane carboxylate oxydase (ACC oxydase) của quả bơ sau thu hoạch. Đồng thời, việc sử dụng 1-MCP ở nồng độ 500 ppb kết hợp với điều kiện bảo quản lạnh tại nhiệt độ 8oC; độ ẩm không khí dao động 80 – 85% đã kéo dài thời gian bảo quản quả bơ sau thu hoạch lên đến 27 ngày so với bảo quản truyền thống chỉ được 5 – 7 ngày, với một số chỉ tiêu chất lượng đã xác định: hàm lượng lipid tổng số là 15,23% và tỷ lệ hư hỏng là 6,67%. Trong một nghiên cứu khác của Vũ Thị Kim Oanh và Vũ Thị Hằng (2016), về việc xác định nồng độ và thời gian xử lý 1-MCP trên hành hoa (Allium fistulosum) sau 4 ngày bảo quản đã cho thấy rằng: Hành hoa có chất lượng tốt nhất khi được xử lý 1-MCP ở nồng độ 208,9 ppm trong thời gian 7 giờ 44 phút.

     5. Kết luận

     Việc xử lý 1-MCP là một trong biện pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả và kinh tế để làm chậm quá trình chín, hạn chế sự hư hỏng và tăng thời gian bảo quản của nông sản, thực phẩm sau thu hoạch. Do đó, đây hứa hẹn là một trong những giải pháp công nghệ tiềm năng cần được nghiên cứu hoàn thiện để có thể chuyển giao và ứng dụng rộng rãi nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm của sản xuất nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kết hợp xử lý 1-MCP với các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại khác đã được nghiên cứu, chấp nhận và áp dụng trên thế giới cần được quan tâm, ưu tiên nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Cụ thể, các hướng nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến như: kỹ thuật chiếu xạ, kỹ thuật xử lý bằng hơi nước nóng, công nghệ bảo quản lạnh + khô, công nghệ sử dụng màng bao sinh học, chế phẩm sinh học (chiết xuất từ vật liệu tự nhiên, phế phụ phẩm: tinh dầu, các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, …) và vật liệu thông minh (tự phân hủy, thân thiện với môi trường, …), công nghệ điều biến không khí (CA, MA, MAP, …) trong bao gói nông sản thực phẩm (rau củ, trái cây, …) đặc biệt là các loại nông sản chủ lực, có giá trị cao tại các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm kéo dài thời gian lưu trữ/phân phối hướng tới xuất khẩu là việc làm hết sức cấp thiết./.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huy Khoa (2015). Luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu ứng dụng 1-methylcyclopropene trong bảo quản rau mùi ở điều kiện thường. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Khoa Cơ khí – Công nghệ, ĐH Nông Lâm – Đại học Huế (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của 1-methylcyclopropene đến quá trình sinh tổng hợp ethylene của quả bơ. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Vol. 121, No. 7.

3. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Thị Hằng (2016). Ảnh hưởng của xử lý 1-methylcyclopropene sau thu hoạch đến chất lượng và tuổi thọ hành hoa tươi bảo quản trong điều kiện thường. Tạp Chí KH Nông Nghiệp Việt Nam, 14(5), 806 – 815.

4. Chu Doãn Thành, Ingolf Gruen, L. F. (2010). Ảnh hưởng của 1-methylcyclopropene (1-MCP) đến quá trình chín của quả chuối. Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 194 -199.

5. Blankenship, S. M., & Dole, J. M. (2003). 1-Methylcyclopropene: A review. Postharvest Biology and Technology, 28(1), 1–25. https://doi.org/10.1016/S0925-5214(02)00246-6

6. Davies, P. J. (1993). Ethylene in plant biology. Cell. https://doi.org/10.1016/0092-8674(93)90043-p

7. Escribano, S., Lopez, A., Sivertsen, H., Biasi, W. V., Macnish, A. J., & Mitcham, E. J. (2016). Impact of 1-methylcyclopropene treatment on the sensory quality of “Bartlett” pear fruit. Postharvest Biology and Technology, 111, 305–313. https://doi.org/10.1016/j.postharvbio.2015.09.015

8. FENG, Y. xiao, CHENG, Y. dou, HE, J. gang, LI, L. mei, & GUAN, J. feng. (2018). Effects of 1-methylcyclopropene and modified atmosphere packaging on fruit quality and superficial scald in Yali pears during storage. Journal of Integrative Agriculture, 17(7), 1667-1675. https://doi.org/10.1016/S2095-3119(18)61940-9

9. Gergoff Grozeff, G. E., Alegre, M. L., Senn, M. E., Chaves, A. R., Simontacchi, M., & Bartoli, C. G. (2017). Combination of nitric oxide and 1-MCP on postharvest life of the blueberry (Vaccinium spp.) fruit. Postharvest Biology and Technology, 133 (June), 72–80. https://doi.org/10.1016/j.postharvbio.2017.06.012

10. Gong, H. J., Fullerton, C., Billing, D., & Burdon, J. (2020). Retardation of ‘Hayward’ kiwifruit tissue zone softening during storage by 1-methylcyclopropene. Scientia Horticulturae, 259 (September 2019), 108791. https://doi.org/10.1016/j.scienta.2019.108791

11. Huang, H., Guo, L., Wang, L., Wang, H., Ma, S., Jiang, Y., & Qu, H. (2019). 1-Methylcyclopropene (1-MCP) slows ripening of kiwifruit and affects energy status, membrane fatty acid contents and cell membrane integrity. Postharvest Biology and Technology, 156 (June), 110941. https://doi.org/10.1016/j.postharvbio.2019.110941

12. Jeong, J., Huber, D. J., & Sargent, S. A. (2002). Influence of 1-methylcyclopropene (1-MCP) on ripening and cell-wall matrix polysaccharides of avocado (Persea americana) fruit. Postharvest Biology and Technology, 25(3), 241–256. https://doi.org/10.1016/S0925-5214(01)00184-3

13. Krishnakumar, T., & Thirupathi, V. (2014). Effect of 1-Methylcyclopropene (1-MCP) on Postharvest Quality and Shelf Life of Partially Ripened Bananas. Trends in Biosciences, 7(April 2016), 3680–3686.

14. Li, J., Lei, H., Song, H., Lai, T., Xu, X., & Shi, X. (2017). 1-methylcyclopropene (1-MCP) suppressed postharvest blue mold of apple fruit by inhibiting the growth of Penicillium expansum. Postharvest Biology and Technology, 125, 59–64. https://doi.org/10.1016/j.postharvbio.2016.11.005

15. Ma, Y., Ban, Q., Shi, J., Dong, T., Jiang, C. Z., & Wang, Q. (2019). 1-Methylcyclopropene (1-MCP), storage time, and shelf life and temperature affect phenolic compounds and antioxidant activity of ‘Jonagold’ apple. Postharvest Biology and Technology, 150(December 2018), 71–79. https://doi.org/10.1016/j.postharvbio.2018.12.015

16. Mahajan, B. V. C., Singh, K., & Dhillon, W. S. (2010). Effect of 1-methylcyclopropene (1-MCP) on storage life and quality of pear fruits. Journal of Food Science and Technology, 47(3), 351–354. https://doi.org/10.1007/s13197-010-0058-5

17. Saltveit, M. E. (1999). Effect of ethylene on quality of fresh fruits and vegetables. Postharvest Biology and Technology. https://doi.org/10.1016/S0925-5214(98)00091-X

18. Wang, L., Luo, Z., Li, J., Yang, M., Yan, J., Lu, H., … Li, L. (2019). Morphological and quality characterization of grape berry and rachis in response to postharvest 1-methylcyclopropene and elevated oxygen and carbon dioxide atmospheres. Postharvest Biology and Technology, 153(November 2018), 107 – 117. https://doi.org/10.1016/j.postharvbio.2019.04.001

19. Watkins, C. B. (2006). The use of 1-methylcyclopropene (1-MCP) on fruits and vegetables. Biotechnology Advances, 24(4), 389–409. https://doi.org/10.1016/j.biotechadv.2006.01.005