Yêu cầu khi xây dựng trắc nghiệm ghép đôi

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.


2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

a] Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan

- TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.

- Phân loại các câu hỏi





Các loại câu hỏi TNKQ

  • Trắc nghiệm nhiều lựa chọn [Multiple choice questions]

  • Trắc nghiệm Đúng, Sai [Yes/No Questions]

  • Trắc nghiệm điền khuyết [Supply items] hoặc trả lời ngắn [Short Answer].

  • Trắc nghiệm ghép đôi [Matching items]

So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan


Nội dung so sánh

Tự luận

Trắc nghiệm khách quan

1- Độ tin cậy

Thấp hơn

Cao hơn

2- Độ giá trị

Thấp hơn

Cao hơn

3- Đo năng lực nhận thức

Như nhau

4- Đo năng lực tư duy

Như nhau

5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo

Như nhau

6- Đo phẩm chất

Tốt hơn

Yếu hơn

7- Đo năng lực sáng tạo

Tốt hơn

Yếu hơn

8- Ra đề

Dễ hơn

Khó hơn

9- Chấm điểm

Thiếu chính xác và

thiếu khách quan hơn



Chính xác

và khách quan hơn



10- Thích hợp

Qui mô nhỏ

Qui mô lớn


b] Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan


Quy trình viết câu hỏi thô


Ví dụ 1: [Lớp 8]

Để thoát kỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. Duy trì chế độ phong kiến.

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Phân tích: Các phương án và phương án đúng:
Phương án A. Nhật Bản đang trong khủng hoảng của chế độ phong kiến Mạc phủ vì vậy việc: Duy trì chế độ phong kiến là không phù.

Phương án đúng là B. Đúng: Tiến hành những cải cách tiến bộ. Do chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng do vậy việc tiến hành cải cách là cần thiết trong bối cảnh lúc bấy giờ.



Phương án C: Trong bối cảnh Nhật Bản khủng hoảng và các nước phương Tây lại muốn dùng vũ lực đòi mở cửa thì không thể: Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

Phương án D. Trong bối cảnh Nhật Bản khủng hoảng thì việc thiết lập lại chế độ Mạc Phù mới là không phù hợp.



c] Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn [MCQ]

Câu MCQ gồm 2 phần:



  • Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi [STEM]

  • Phần 2: các phương án [OPTIONS] để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu [DISTACTERS].

Câu dẫn

Chức năng chính của câu dẫn:



  • Đặt câu hỏi;

  • Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện;

  • Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết.

Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu:

  • Câu hỏi cần phải trả lời

  • Yêu cầu cần thực hiện

  • Vấn đề cần giải quyết

Có hai loại phương án lựa chọn:

Phương án nhiễu - Chức năng chính:



    • Là câu trả lời hợp lý [nhưng không chính xác] đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn.

    • Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ.

    • Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài

Phương án đúng, Phương án tốt nhất - Chức năng chính:

Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu.






Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT - Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng

2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất

3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng

4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu

5. Câu theo cấu trúc phủ định

6. Câu kết hợp các phương án

d] Đặc tính của câu hỏi MCQ

[Theo GS. BoleslawNiemierko]


Cấp độ

Mô tả

Nhận biết

Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

Thông hiểu

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

Vận dụng

[ở cấp độ thấp]



Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.

Vận dụng

[ở cấp độ cao]



Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.



e] Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi MCQ

- Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi;

- Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn;

- Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trong bất cứ trường hợp nào trước đó;

- Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức;

- Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống;

- Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ;

- Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất

g] Kĩ thuật viết câu hỏi MCQ

1. YÊU CẦU CHUNG

1. Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng [mục tiêu xây dựng]

Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp.



Ví dụ: bài kiểm tra bằng lái xe chỉ với mục đích đánh giá “trượt” hay “đỗ”. Trong khi bài kiểm tra trên lớp học nhằm giúp giáo viên đánh giá việc học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh và điều chỉnh việc tổ chức dạy học của GV và hoạt động học tập của HS.

2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất:

1 câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn [hoặc là duy nhất].



Ví dụ:

- Với câu tự luận “Nêu tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật? [Lớp 8]

-Với câu MCQ: Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng là

A. phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân

B. nông dân với quý tộc phong kiến.

C. đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.

D. công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Với câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về một vấn đề nhỏ của “Một trong những điểm gì nổi bật về tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 về việc các nước tư bản phương Tây và Mĩ dùng áp lực quân sự để đòi Nhật Bản phải mở cửa”. Hay nói cách khác : “Việc các nước tư bản phương Tây và Mĩ dùng áp lực quân sự để đòi Nhật Bản phải mở cửa” là một trong nhiều điểm nổi bật về tình hình của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.



3. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra:

Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp.



4. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ các câu độc lập với nhau

Các học sinh giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng thực hiện để tránh việc gợi ý này.

Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh.

5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân:

Ví dụ:Lớp 8

Phong trào đấu tranh nào là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc?

A. Nghĩa Hòa Đoàn

B.Thái Bình Thiên Quốc

C.Cuộc vận động Duy Tân

D. Đại Cách mạng văn hóa vô sản.

Ngoài việc câu trả lời còn nhiều điều phải tranh cãi thì các tiêu chí để đánh giá "lớn nhất", “mốcthời gian” cũng không rõ ràng.



Nên sửa thành:

Phong trào đấu tranh nào là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20?

A. Nghĩa Hòa Đoàn

B.Thái Bình Thiên Quốc

C.Cuộc vận động Duy Tân

D. Ngũ Tứ.

6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa

Việc sử dụng các tài liệu trong sách giáo khoa quen thuộc cho ra các câu hỏi trắc nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại [có nghĩa là, học thuộc lòng các tài liệu của sách giáo khoa].



7. Tránh việc sử dụng sự khôi hài:

- Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có sức thuyết phục làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo.

- Sự khôi hài cũng có thể làm cho HS xem bài trắc nghiệm kém nghiêm túc hơn.

Ví dụ: Pháp chú trọng xây dựng các công trình giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam nhằm

A. thực hiện khai hóa văn minh, phục vụ ăn chơi vui vẻ cho nhân dân Việt Nam.

B. phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.

C. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

D. phát triển kinh tế, văn hóa ở vùng sâu vùng xa.



8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế:

Ví dụ:

Tại sao Pham Châu Trinh lại là đề ra xu hướng cải cách?

A. Phan Châu Trinh sớn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới.

B. Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại.

C. Do thất bại của phong trào Đông du của Phan Châu Trinh.

D.Do xu thế “cải tổ” “cải cách, mở cửa” của thế giới lúc bấy giờ tác tác động đến.

2. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN

1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép học sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì
Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.

Ví dụ:[Lớp 8]: Đông Kinh nghĩa thục còn có hoạt động gì?

A. Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, hồ hào mở kinh doanh công thương, lên án bọn quan lại hủ bại…

B. Tổ chức biểu tình chống chính quyền thực dân Pháp và tay sai.

C. Tổ chức phong trào chống thuế.

D. Tổ chức đưa yêu sách cho chính quyền thực dân Pháp đòi cải cách dân chủ.

* Sửa lại là:

Đông Kinh nghĩa thục ngoài giảng dạy chính thức còn có hoạt động gì?

A. Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, hô hào mở kinh doanh công thương, lên án bọn quan lại hủ bại…

B. Tổ chức biểu tình chống chính quyền thực dân Pháp và tay sai.

C. Tổ chức phong trào chống thuế.

D. Tổ chức đưa yêu sách cho chính quyền thực dân Pháp đòi cải cách dân chủ.



2. Tránh sự dài dòng trong phầndẫn:

Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên quan với trọng tâm của tiểu mục.Một lý do cho việc này là để làm cho các tiểu mục nhìn thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường hợp người làm bài trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thông tin nhằm giải quyết vấn đề.



Ví dụ:

Câu 10. Nội dung chủ yếu của những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì?

A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức.

B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.

C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản.

D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình.

* Nên sửa thành:

Câu 10. Những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì?

A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức.

B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.

C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản.

D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình.

3. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định

Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân, hoặc tất cả các.


Ví dụ: Chính sách nào KHÔNG nằm trong cải cách của vua RamaV?

A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị.

B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính.

C. Ngoại giao mềm dẻo.

D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập.

III. KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất

Ví dụ:

Đâu là nguyên nhân xâm lược Đông Nam Á của thực dân Âu - Mĩ ?

A. Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, có nguồn tài nguyên phong phú.

B. Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á khủng hoảng, có vị trí chiến lược quan trọng.

C. Đông Nam Á chậm cải cách, duy tân đất nước đưa đất nước phát triển.

D. Vì Đông Nam Á có nền kinh tế chậm phát triển, lạc hậu.


Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng đúng.

2. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức [độ dài, từ ngữ,…]

Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác.

Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, độ dài, loại từ.

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc có những chuyển biến quan trọng nào ?

A. Kinh tế phát triển mạnh.

B. Sự thành lập các đảng phái chính trị.

C. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

D. Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Phương án C quá dài, cần phải sửa lại độ dài của phương án.



3. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi


Câu gốc:

Câu sửa:

Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là kẻ hung hăng nhất?

  1. Vì Đức là kẻ đứng đầu trong phe liên minh.

  2. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ.

  3. Vì Giới cầm quyền Đức đã vạch sẳn kế hoạch chiến tranh.

  4. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa.

Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là kẻ hung hăng nhất?

A. Là kẻ đứng đầu trong phe liên minh phát xít.

B. Có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ.

C. Giới cầm quyền đã vạch sẵn kế hoạch chiến tranh.

D. Tiềm lực về kinh tế và quân sự lớn mạnh nhưng ít thuộc địa.



4. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”

Nếu như thí sinh có thông tin một phần [biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là đúng/sai], thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những phương án trên hoặc Không có phương án nào



5. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, chủ yếu... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối”…

Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm nên câu trả lời đúng



Ví dụ:
Nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

  2. tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ 1912-1913.

  3. thái tử Áo-Hung bị người Séc-bi ám sát.

  4. Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

Sửa thành:
Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

  2. tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ 1912-1913.

  3. thái tử Áo-Hung bị người Séc-bi ám sát.

  4. Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

4. LƯU Ý ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN NHIỄU

1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;

Ví dụ:


Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga quân chủ chuyên chế theo thế chiến chính trị nào ?

A. Xã hội chủ nghĩa

B. Dân chủ đại nghị

C. Quân chủ chuyên chế

D. Quân chủ lập hiến

Thí sinh sẽ dễ dàng biết được là nước Nga theo chể chế chính trị quân chủ chuyên chế.



2. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời

Đảng Công nhân quốc gia xã hội Đức còn có tên gọi khác là gì?

A. Đảng Quốc xã.

B. Đảng Cộng sản.

C. Đảng Liên minh xã hội.

D. Đảng Liên mình dân chủ.

Phương án "B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp.


PHẦN 3

VẬN DỤNG QUI TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN LỊCH SỬ
1.Qui trình xây dựng đề kiểm tra môn Lịch sử

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:



Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới ; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh đạt được :



Về kiến thức

Nắm vững sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thuỷ đến nay. Chú trọng đến những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử loài người, những nền văn minh, những mô hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu vực và các sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử nước ta.

Hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay, trên cơ sở nắm vững những sự kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến lịch sử và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của thế giới.

Hiểu biết về một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như : kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, vai trò to lớn của sản xuất [vật chất, tinh thần] trong tiến trình lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử...


Về kĩ năng

Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như :

+ Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian [đồng đại, lịch đại].

+ Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu.

+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử [điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và để tiếp nhận kiến thức mới...].

Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho học sinh thông qua các nguồn sử liệu khác nhau [đã có và phát hiện mới].


Каталог: upload -> 51749 -> fck -> files
files -> Kế hoạch hướng dẫn thực hiện nội dung Sổ tay Giáo dục trong trường học
files -> Vụ giáo dục trung học chƣƠng trình phát triểN giáo dục trung họC
files -> Ví dụ minh họa: Biên soạn đề kiểm tra 1 tiết, chương 4, đại số, lớp 9
files -> Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ SỞ KĨ thuật xây dựng ma trậN ĐỀ kiểm tra và biên soạN, chuẩn hóa câu hỏI
files -> Ma trận kiến thứC, KỸ NĂng đỀ ĐÁnh giá kqht hs
files -> Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ SỞ KĨ thuật xây dựng ma trậN ĐỀ kiểm tra và biên soạN, chuẩn hóa câu hỏI
files -> Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ SỞ


tải về 4.64 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề