Vở bài tập trắc nghiệm và từ luận Tiếng Việt 5 Tập 1

1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

a. Đó là ngày khai trường đầu tiên ỏ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

b. Đó là ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.

c.Từ ngày khai trường này, các em học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

d. Cả a, b, c đểu đúng.

2. Bác Hồ đã nêu trách nhiệm của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nưóc là phải làm gì?

a. Kiến thiết lại đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn.

b. Làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với cường quốc năm châu.

c. Siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

d. Xây dựng lại đất nước tươi đẹp hơn, to lớn hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu.

3. Trong bài tập đọc này có mấy cặp từ đồng nghĩa?

a. Một cặp từ.

b. Hai cặp từ.

c. Ba cặp từ.

d. Bốn cặp từ.

Câu 2. Dòng nào dưới đây là định nghĩa về từ đồng nghĩa?

a. Những từ có nghĩa giống nhau, hoàn toàn.

b. Những từ có nghĩa gần giống nhau.

c. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

d. Những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng giống nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa.

[•] Học sinh khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất, các để còn lại cũng làm tương tự.

Câu 3. Những từ sau đây thuộc kiểu từ đồng nghĩa nào?

1. chết, từ trần, hi sinh, ngoẻo.

a. Hoàn toàn

b. Không hoàn toàn

c. Vừa hoàn toàn vừa không hoàn toàn

d. cả a, b, c đều sai.

2. máy bay, phi cơ, tàu bay, xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa, tàu iửa.

a. Hoàn toàn

b. Không hoàn toàn

c. Cả a, b đều đúng

d. Cả a,b, đều sai.

Câu 4. Dòng nào dưói đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện Lí Tự Trọng ?

a. Ca ngợi anh Lí Tự Trọng là người sống có lí tưởng.

b. Ca ngợi anh Lí Tự Trọng là người dũng cảm.

c. Ca ngợi anh Lí Tự Trọng là người yêu nước, dũng cảm, quên mình cứu đồng đội.

d. Ca ngợi anh Lí Tự Trọng là người hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

Câu 5. Đọc kĩ bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa [SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 10] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả miêu tả bài văn theo thứ tự nào?

a. Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

b. Tả sự thay đổi của cảnh theo không gian.

c. Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian và không gian.

d. Tả từng bộ phận của cảnh.

2. Có mấy sự vật trong bài có màu vàng? Đó là các sự vật nào?

a. 8 sự vật.

b. 10 sự vật.

c. 12 sự vật.

d. 14 sự vật.

Đó là:………………………………………………………………………………………………

3. Từ nắng vàng hoe gọi cho em cảm giác gì?

a. Gợi cảm giác rất ngọt.

b. Gợi ánh nắng đẹp mùa đông, không gay gắt, nóng bức.

c. Gợi cảm giác mọng nước.

d. Gợi sự giàu có, ấm no.

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài văn?

a. Tả các màu vàng khác nhau của làng quê trong những ngày mùa.

b. Lòng tự hào của tác giả vế vẻ đẹp và trù phú của làng quê Việt Nam.

c. Ca ngợi bức tranh làng quê đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 6. Đọc kĩ bài Hoàng hôn trên sông Hương [SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 11] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả miêu tả bài văn theo thứ tự nào?

a. Tả từng bộ.phận của cảnh.

b. Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

c. Tả sự thay đổi của cảnh theo không gian.

d. Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian và không gian.

2. Tác giả quan sát sự vật bằng giác quan nào?

a. Mắt [thị giác].

b. Tai [thính giác].

c. Cảm giác của làn da [xúc giác].

d. Mắt, tai [thị giác, thính giác].

Câu 7. Đọc kĩ đoạn văn sau:

Buổi sớm trên cánh đồng

Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; nhũng sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, nhũng bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chỏi liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Theo LƯU QUANG VŨ

Dựa vào nội dung đọan văn trên trả lời các câu hỏi sau:

  1. Tác giả tả mấy sự vật trong buổi sáng mùa thu. Đó là những sự vật nào?
  2. Năm. Sáu.                                  c. Bảy.                                  d. Tám.

Đó là:………………………………………………………………………………………………

  1. Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
  2. Bằng cảm giác của làn da [xúc giác]
  3. Bằng mắt [thị giác]
  4. Bằng cảm giác của làn da và bằng mắt.
  5. Bằng cảm giác của làn da, bằng mắt và bằng tai [thính giác].
  6. Trong đoạn văn có mấy sự vật được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Đó là sự vật nào?
  7. Một. Hai.                                   c. Ba.                                     d. Bốn.

Đó là:………………………………………………………………………………………………

  1. Cho biết nghĩa của từ chấp chới?
  2. Luôn thay đổi trạng thái, lúc lên lúc xuống, khi ngả bên này, khi nghiêng bên kia.
  3. Có nhiều ánh chớp làm lóa mắt.
  4. Dáng đi hoặc bay không vững, không đểu khi chếch sang bên này, khi nghiêng sang bên kia.
  5. ở trạng thái lúc ẩn lúc hiện, khi mờ khi tỏ.

Câu 8. Đọc kĩ bài Nắng trưa [SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 12] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả miêu tả bài văn theo thứ tự nào?

a. Sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

b. Tả từng bộ phận của cảnh.

c. Sự thay đổi của cảnh theo không gian.

d. Sự thay đổi của cảnh theo thời gian và không gian.

2. Câu cuối bài “Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!” là kiểu kết bài nào?

a. Mở rộng.

b. Không mở rộng.

c. Sự kết hợp giữa mở rộng và không mở rộng.

d. Cả a, b, c đều sai.

3. Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào?

a. Bằng mắt [thị giác] và bằng tai [thính giác].

b. Bằng mắt [thị giác] và bằng cảm giác của làn da [xúc giác].

c. Bằng tai [thính giác] và bằng mũi [khứu giác]

d. Bằng mắt [thị giác] và bằng mũi [khứu giác].

Câu 9. Các từ: đỏ au, đỏ chóe, đỏ chói, đỏ chót, đỏ lừ, đỏ lòm là những từ:

a. Nhiều nghĩa.

b. Đồng nghĩa.

c. Gần nghĩa.

d. Đồng âm.

Câu 10. Lập dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng hoặc buổi trưa, chiều trong vườn cây hay trong công viên, trên cánh đồng, đường phố, nương rẫy

TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1

Trắc nghiệm tuần 1: Việt Nam tổ quốc em

Trắc nghiệm tuần 2: Việt Nam tổ quốc em

Trắc nghiệm tuần 3: Việt Nam tổ quốc em

Trắc nghiệm tuần 4: Cánh chim hòa bình

Trắc nghiệm tuần 5: Cánh chim hòa bình

Trắc nghiệm tuần 6: Cánh chim hòa bình

Trắc nghiệm tuần 7: Con người với thiên nhiên

Trắc nghiệm tuần 8: Con người với thiên nhiên

Trắc nghiệm tuần 9: Con người với thiên nhiên

Trắc nghiệm tuần 10: Ôn tập giữa kì 1

Trắc nghiệm tuần 12: Giữ lấy màu xanh

Trắc nghiệm tuần 11: Giữ lấy màu xanh

Trắc nghiệm tuần 13: Giữ lấy màu xanh

Trắc nghiệm tuần 14: Vì hạnh phúc con người

Trắc nghiệm tuần 15: Vì hạnh phúc con người

Trắc nghiệm tuần 16: Vì hạnh phúc con người

Trắc nghiệm tuần 17: Vì hạnh phúc con người

TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2

Trắc nghiệm tuần 19: Người công dân

Trắc nghiệm tuần 20: Người công dân

Trắc nghiệm tuần 21: Người công dân

Trắc nghiệm tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình

Trắc nghiệm tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình

Trắc nghiệm tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình

Trắc nghiệm tuần 25: Nhớ nguồn

Trắc nghiệm tuần 26: Nhớ nguồn

Trắc nghiệm tuần 27: Nhớ nguồn

Trắc nghiệm tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2

Trắc nghiệm tuần 29: Nam và Nữ

Trắc nghiệm tuần 30: Nam và Nữ

Trắc nghiệm tuần 31: Nam và Nữ

Trắc nghiệm tuần 32: Những chủ nhân tương lai

Trắc nghiệm tuần 33: Những chủ nhân tương lai

Trắc nghiệm tuần 34: Những chủ nhân tương lai

Trắc nghiệm tuần 35: Ôn tập cuối học kì II

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề