Nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở học sinh

Vì thế, hễ cứ căng thẳng và stress, họ lại tìm đến thuốc lá như một vị cứu tinh. Lâu ngày, hút thuốc lá trở thành thói quen không thể bỏ được.

4. Bạn bè lôi kéo

Bạn bè lôi kéo là cách nhanh chóng dẫn bạn lao vào con đường hút thuốc lá. Chỉ cần vì cái “tình anh em, sống chết có nhau” mà các nam thanh niên ngày nay hút thuốc lá ngay, bất chấp tác hại. Anh hút, tôi hút.

Bạn bè hút, mình hút, chẳng sao cả. Hơn nữa, để chứng tỏ bản lĩnh thì con trai phải biết hút thuốc lá. Vậy nên, chính sự lôi kéo của bạn bè cũng là một trong những nguyên nhân của việc hút thuốc lá.

Nếu khách hàng ngỏ ý mời bạn hút thuốc lá, bạn nên từ chối hay đồng ý?

5. Thói quen giao tiếp

Thói quen giao tiếp là nguyên nhân nghiện thuốc lá của người trưởng thành, nhất là trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Trong khi tiếp khách, nếu khách hàng ngỏ ý mời bạn hút thuốc, lẽ nào bạn từ chối, như vậy là không nể mặt họ.

Hoặc bạn không muốn gián đoạn cuộc trò chuyện và muốn đi đến một kết thúc tốt đẹp giữa đôi bên. Tuy đó là lý do có thể chấp nhận được nhưng lại khiến bạn nghiện thuốc lá lúc nào không hay.

6. Hiệu ứng xã hội

Một nguyên nhân của việc hút thuốc lá khác là hiệu ứng xã hội. Bạn có thể bắt gặp người hút thuốc lá ở bất kỳ đâu, có thể là quán nhậu, quán cà phê, nơi công cộng hoặc nhà ở riêng tư.

Những hình ảnh này vô tình gieo vào đầu bạn suy nghĩ xã hội này ai cũng hút thuốc thì việc thêm một cá nhân hút thuốc nữa cũng chẳng sao. Cho nên, hiệu ứng xã hội là nguyên nhân dẫn đến việc hút thuốc lá tràn lan.

Hiệu ứng đám đông giúp người hút thuốc lá ngày một nhiều hơn

7. Duy trì cân nặng

Nhiều người lầm tưởng hút thuốc lá là một trong những giải pháp duy trì cân nặng hiệu quả. Khi bỏ thuốc, thông thường một người sẽ tăng thêm 2 đến 4kg.

Sai rồi, thực ra việc bỏ hút thuốc chỉ giúp bạn quay về cân nặng bình thường. Muốn duy trì cân nặng, bạn hãy điều chỉnh chế độ ngủ nghỉ, ăn uống và tập luyện phù hợp chứ không nên phụ thuộc vào việc hút hoặc bỏ thuốc lá.

10:25 08/09/2020     7446

Nhịp sống trẻ   Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến con người bị nghiện thuốc lá.

Thói quen

Hút thuốc có khi đơn giản đã trở thành một thói quen khó bỏ của bạn. Tuy nhiên, do không muốn mọi người xung quanh biết mình đã nghiện thuốc nên bạn thường hút thuốc khi không có ai.

Muốn chứng tỏ mình

Không phải là thói quen, có khi bạn hút thuốc chỉ vì muốn thể hiện cá tính của mình. Hành động này đôi khi đã xuất hiện từ tuổi dậy thì, khi bạn muốn chứng tỏ mình với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, muốn tạo dáng như một người sành điệu… Nếu thế, hãy nhanh chóng từ giã cách thể hiện này vì thực tế, nó không chỉ làm xấu đi hình ảnh của bạn mà còn gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

Do thói quen giao tiếp

Bạn chỉ hút thuốc khi ở vào những hoàn cảnh nhất định như trong những bữa tiệc, tại quán bar, trong những buổi gặp gỡ khách hàng… Việc mời nhau một điếu thuốc trước khi bắt đầu câu chuyện rất thường thấy ở nhiều người. Thói quen xấu này đôi khi đẩy bạn đi quá đà, có thể hút cả một gói thuốc chỉ trong một ngày nhưng vẫn không nghĩ mình bị nghiện thuốc. Lúc này, có thể bạn không nghiện nicotine trong thuốc lá nhưng lại nghiện hành động hút thuốc. Việc nghiện trong vô thức này có thể dẫn đến nghiện nicotine thật sự. Các nghiên cứu về chứng nghiện thuốc lá cho thấy, khoảng 1/5 sinh viên có thói quen hút thuốc sẽ trở thành người nghiện thuốc lá thật sự sau này.

Hút để giảm stress

Bạn hút thuốc để tìm cảm giác thoải mái? Nếu như thế, việc bỏ thuốc sẽ khiến gia tăng cảm giác stress mỗi khi bạn gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống. Tập yoga, hay những bài tập hít thở là cách giảm stress lành mạnh và hiệu quả hơn mà bạn nên thử. Việc này cũng sẽ giúp bạn từ bỏ được thuốc lá.

Do thất bại lặp lại

Mỗi lần hút thuốc, bạn luôn tự nhủ đây sẽ là lần cuối cùng? Thất bại trong việc từ bỏ thuốc lá cũng có thể tạo thành một thói quen xấu. Bạn đã từng thử qua nhiều cách như dùng kẹo cao su hoặc các loại thuốc điều trị khác và cuối cùng chán nản chào thua thói quen, nhận mình là người thất bại? Hãy nhắc mình phải luôn cố gắng nhiều hơn vì không có trận chiến nào là cuối cùng và mọi nỗ lực luôn được đền bù xứng đáng.

Do yêu thích

Bạn là một trong 16% số người từng khẳng định họ chưa bao giờ thử từ bỏ thuốc lá. Bạn cũng không quan tâm mình có gây hại cho sức khỏe của mình không, không quan tâm mọi người nghĩ sao về mình. Bạn thích hút thuốc và không bao giờ nghĩ đến một tương lai không có thuốc lá. Hãy thử lo lắng vì sự yêu thích đó sẽ không chỉ làm bạn tốn kém tiền bạc mà mỗi điếu thuốc còn lấy đi 11 phút trong cuộc đời của bạn. Đó là chưa kể những hậu quả khác khi phát sinh các vấn đề sức khỏe do sự độc hại của khói thuốc. Nếu bạn đã có tiền sử ung thư phổi, bạn càng khó có thể sống lâu nếu không chia tay với khói thuốc.

Tweet

Bất kỳ ai hút thuốc lá cũng dễ dàng gặp phải những căn bệnh nguy hiểm, tác hại của thuốc lá đối với học sinh cũng không phải ngoại lệ. Độ tuổi mới lớn thích những điều mới lạ, thích bản lĩnh và nghĩ rằng mình đã đủ chín chắn để làm một người trưởng thành nên các em dễ bị sa đà vào những thứ nguy hiểm như thuốc lá. Tình trạng hút thuốc lá ở học sinh hiện nay đang ở mức đáng báo động.

Tác hại của thuốc lá đối với học sinh

Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay

“Tình cờ một hôm đi đón con, vì đến hơi sớm nên tôi ghé một quán cafe gần trường học. Vừa bước vào quán, một mùi khói thuốc nồng nặc bay ra kèm theo đó là rộn ràng những âm thanh “chưa dậy thì” của một đám học sinh. Tôi tôi băn khoăn sao quán phục vụ cafe mà lại có học sinh, nhưng trong đầu tôi lại chợt nghĩ có thể ở đây có nước giải khát nữa chắc chúng nó vào uống tụ tập cũng là điều bình thường. Vậy thì tệ quá, quán có học sinh mà lại để người ta hút thuốc nồng nặc thế này, có biết tác hại của thuốc lá đối với học sinh ra sao không?

Như thường lệ, tôi chọn một góc khá được trong quán rồi gọi một ly cafe đen cho tỉnh táo trong thời gian chờ tan trường. Quán cũng khá vắng, chỉ có đám trẻ con còn đeo khăn quàng kia là rộn ràng thôi. Ngồi được một lúc, cảm thấy khó chịu với mùi thuốc lá, toan hỏi cô chủ quán sao mùi khói thuốc nhiều thế thì tôi thật bất ngờ, khói thuốc lá bay ra từ đám học sinh kia.  Để ý kĩ hơn thì mỗi đứa có một bao “ngựa” và hộp quẹt đặt ngay ngắn trên bao. Trong góc quán khá kín, đám trẻ con kia đang phì phèo những điếu thuốc lá.

Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm thấy khó chịu định bước tới chỗ chủ quán và gạn hỏi về vấn đề này thì đáng tiếc là phía cổng trường học sinh cũng nhốn nháo đi ra. Sợ con mình đợi không thấy bố nên tôi bỏ dở ly cafe và đi ra. Trên đường về, tôi mới nhớ ra và hỏi con mình chuyện vừa chứng kiến. Con tôi chẳng ngạc nhiên chút nào, thậm chí nó còn thản nhiên đáp “Chuyện thường ngày bố ơi, mấy đứa đó thường trốn học ra đó hút thuốc đấy, trong trường cấm nhưng quán họ có cấm đâu. Đó là bố chưa vào các quán net nữa đấy, lúc đó bố càng ngạc nhiên hơn ấy chứ!”

Chỉ là một câu chuyện, nhưng đó là thực trạng đáng báo động về tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay. Không quá khó khăn để chúng ta có thể bắt gặp những bạn trẻ phì phèo điếu thuốc lá ở vỉa hè, các quán game hay thậm chí là những góc khuất của các trường học.

Những đối tượng này chỉ là học sinh cấp 2, cấp 3, thậm chí còn có những học sinh nữ. Điều đáng nói, khi khoác trên mình bộ đồng phục, các em còn lén lút nhưng một khi đã ra khỏi trường thì việc hút thuốc lá xem như là một điều bình thường, các em chưa nghĩ đến tác hại của thuốc lá đối với học sinh sao? Thậm chí nhiều em học sinh cấp 3 tỏ ra rất chuyên nghiệp và cũng đã trở thành con nghiện thuốc lá, đi đâu cũng có sẵn bao thuốc ở trong túi.

Dừng xe trước cồng trường cấp 3, ta cũng nghe được bao nhiêu câu chuyện về thuốc lá mà có khi nó còn khiến ta không thể tưởng tượng nổi. Khi được hỏi về việc “Tại sao con lại hút thuốc?” thì đa số đều nhận được câu trả lời “Con thấy các bạn con hút nhiều lắm, con cũng phải thử xem sao chứ”. Như vậy có thể nói các em học sinh thường tụ tập thành đám để hút thuốc với nhau.

Các em không ngần ngại khi có người lớn hỏi thăm về vấn đề nghiêm trọng này, thậm chí các em còn đùa cợt hỏi ngược rằng: “Thế chú có hút thuốc không?” hay “Nhà nước không cấm việc sản xuất thuốc lá thì sao lại cấm bọn cháu hút thuốc chứ?”… Vô vàn những câu nói khó nghe nhưng cũng đủ hiểu rằng việc hút thuốc lá trong học sinh giờ rất phổ biến.

Đó chỉ là những câu chuyện tình cờ, có thể hôm nay bạn gặp và thấy khó chịu nhưng mai bạn lại quên. Thế nhưng khi con số được đưa ra thì chúng ta mới ngả ngửa. Thông tin tìm hiểu từ số liệu thống kê cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Đặc biệt xu hướng hút thuốc lá ở thanh niên ngày càng trẻ hóa với 21,6% thanh niên từ 16 – 24 tuổi hút thuốc.

Nghiên cứu tình trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh ở độ tuổi 13 – 15 cũng cho thấy, tỷ lệ học sinh nam hút thuốc trước 10 tuổi là 17%; có 10,3% học sinh nam và 4% học sinh nữ độ tuổi 13 – 15 tuổi trả lời có ý định sẽ hút thuốc trong tương lai.

Như vậy, tình trạng hút thuốc lá ở học sinh là một vấn đề cấp bách hiện nay. Và đối tượng này nếu không có biện pháp ngăn chặn thì tỉ lệ hút thuốc lá ở nước ta ngày càng nhiều, càng nguy hiểm, nâng tỉ lệ tử vong do khói thuốc lá lên rất cao.

Nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở học sinh

Trong các nhà trường THCS và THPT chắc chắn đều có những phương pháp giáo dục và nội quy cấm hút thuốc đối với học sinh. Và chắc hẳn các em đều được giảng dạy rất nhiều bài học về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với học sinh. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở học sinh là gì? Tại sao hiện nay tình trạng học sinh hút thuốc lá lại đáng báo động như vậy?

Người thân trong gia đình hút

Tâm sự về câu chuyện “bén duyên” với thuốc lá, một em học sinh chia sẻ: “Trước đây em có biết hút thuốc lá đâu. Nhưng thấy bố với mấy chú hút nhìn họ phê phê sao ấy, em cũng muốn thử một lần cho biết. Rồi bọn bạn em tụi nó cũng hút thuốc nữa, em là con trai mà không hút thuốc tụi nó bảo “ba đê” à! Rồi em cũng tập tành hút, ban đầu em ho sặc sụa, nhưng sau đó thì quen dần và đâm ra nghiện. Cảm giác tê tê thích lắm!”

Thích thể hiện bản thân

Lứa tuổi mới lớn đa số đều thích thể hiện bản thân nên rất dề bị lôi kéo, rủ rê hút thuốc lá và đặc biệt là rất tò mò muốn thử. Có những cậu học trò mới lớn cũng khá tò mò về thứ gọi là “thuốc lá”, xem thử cảm giác khi hút thuốc như thế nào. Cũng có khi các bạn bị những bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập hút thuốc cho đúng là “đàn anh, đàn chị”. Hay ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm cho các bạn trẻ học theo những tấm gương đó. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự thiếu quan tâm, sự giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.

Các bạn vẫn còn non nớt trong tư duy và nhận thức, chưa hiểu hết được tác hại của thuốc lá đối với học sinh như thế nào. Hơn nữa, các bạn đang ở giai đoạn ngộ nhận, tự cho rằng mình đã trưởng thành, chín chắn. Hay nói đúng hơn, các bạn đang có tâm lý muốn học làm người lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình cho mọi người thấy. Họ muốn thể hiện “bản lĩnh người lớn”, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa bằng cách hút thuốc lá…

Giá thuốc lá rất rẻ

Và chúng ta cũng biết đấy, thuốc lá được tung ra thị trường với những sản phẩm có giá rất rẻ, lại là cơ hội cho những thanh thiếu niên dễ dàng mua và nhanh chóng trở thành con nghiện. Thuốc lá lại là một sản phẩm phổ biến, bất kì nơi đâu từ nhà hàng đến quán cóc ven đường đều được bán. Thậm chí thuốc lá bán lẻ lại rất nhiều, 1000-2000 đồng đã có thuốc hút thì bảo sao học sinh không tìm đến và sử dụng một các thoải mái?

Quản lý lỏng lẻo của gia đình, xã hội

Hơn thế, nguyên nhân mà chúng ta cần lưu ý nữa là sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, xã hội. Những đứa trẻ hút thuốc lá, liệu bố mẹ chúng có biết đến không? Hay thậm chí bố mẹ còn dễ dãi trong việc trước mặt con trẻ mà bố vẫn phì phèo điếu thuốc, rồi bạ đâu để đó thì sao các em không tò mò mà đến thử được?

Mặc dù, theo điều 32 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi, tuy nhiên việc phát hiện, xử phạt những trường hợp vi phạm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi đang gặp nhiều khó khăn đối với các cơ quan chức năng. Cho đến nay cuộc chiến chống thuốc lá vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi lợi nhuận từ sản xuất và buôn bán thuốc lá rất cao, trong khi thanh niên, thiếu niên lại chưa nhận thức đúng và đầy đủ những nguy cơ tiềm ẩn do thuốc lá mang lại.

Tác hại của thuốc lá đối với học sinh

Thuốc lá như con dao hai lưỡi gây nên bao nhiêu căn bệnh nguy hiểm và lấy đi sinh mạng của người hút bất cứ lúc nào. Đặc biệt đối với học sinh mức độ nguy hiểm của thuốc lá còn nghiêm trọng hơn. Hơn thế, thuốc lá cũng hình thành những thói quen xấu ở các em.

Xem thêm: Tác hại của thuốc lá đối với đời sống của con người

Tại sao tác hại của thuốc lá đối với học sinh lại nguy hiểm đến vậy? Trong thuốc lá có đến 7000 chất hóa học độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư như: Nicotin, hắc ín, Cacbonmonoxit, Hay chất phụ gia [Amoniac]… Khi hút thuốc, khói thuốc hít vào sẽ tạo điều kiện đưa các chất độc hại này theo đường miệng vào bên trong cơ thể con người.

Các chất độc hại tích tụ dần, phá hủy dần dần các tế bào cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm. Điển hình nhất là các bệnh về phổi như: lao phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản phổi… Độ tuổi học sinh khi cơ thể đang phát triển, các bộ phận cơ thể dễ bị các chất độc tàn phá nhanh chóng. Khi thể trạng của các em chưa phát triển toàn diện, cơ thể không đủ kháng thể để chống lại những tác nhân độc hại từ khói thuốc lá. Tỷ lệ các em mắc các bệnh trên sẽ cao hơn rất nhiều so với những người trưởng thành hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến người hút mắc các bệnh về tim mạch, các bệnh ung thư , ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, và gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Không chỉ học sinh thôi đâu mà bất kì ai hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc cũng đều dễ dàng gặp phải những căn bệnh như trên.

Thuốc lá không chỉ tác động đến cơ thể, sức khỏe các em mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và trí lực của các học sinh.

Độ tuổi mới lớn là độ tuổi dễ bị cám dỗ và sa đà, nếu dấn thân vào thuốc lá các em sẽ dễ bị hủy hoại cả tương lai. Trong khói thuốc lá có chất nicotin gây nghiện, nó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh còn non nớt của các em. Thử để ý mà xem, đa số những em học sinh hút thuốc lá thường bị thay đổi tâm tính, từ hiền lành mà trở nên cộc cằn, thô lỗ, dễ dàng nổi cáu, bẳn tính và có những hành động tỏ ra mình “nguy hiểm”.

Không chỉ thế, để hút thuốc lá các em phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong khi đang tuổi ăn, tuổi mặc, mọi thứ đều phải ngửa tay xin bố mẹ thì lấy đâu tiền để hút thuốc? Tiết kiệm, nói dối và thậm chí là ăn cắp để có tiền mua thuốc hút. Những thói quen xấu bắt đầu hình thành từ đó. Trong nhà trường, những đối tượng này sẽ thường xuyên trốn học để tụ tập, ban đầu thì hút thuốc lá, nhưng có ai nghĩ đến sau này các em sẽ không dính đến những chất kích thích khác không?

Xem thêm: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp

Tác hại của thuốc lá đối với học sinh trong trường hợp này là việc hình thành nên các tính cách xấu cho các em – một điều rất nghiêm trọng trong tương lai.Thuốc lá không chỉ gây nên những căn bệnh nguy hiểm mà còn hủy hoại nhân cách học đường.

Làm gì để học sinh nói không với thuốc lá?

Bảo vệ tương lai của đất nước bằng cách tuyên truyền, khuyên bảo những tác hại của thuốc lá đối với học sinh để các em có nhận thức rõ ràng hơn, đó là mục đích để học sinh không còn hút thuốc lá.

Từ gia đình, nhà trường đến xã hội cần phối hợp tốt, quán triệt và xử lí kịp thời những đối tượng học sinh hút thuốc lá, kể cả những cơ sở bán thuốc lá cho học sinh.

Gia đình thì thường xuyên quan tâm, quản lý sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. Cha mẹ cần trang bị cho con các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc lá từ bạn bè hoặc mọi người, tạo thói quen nói không với thuốc lá cho con em mình. Nhà trường tăng cường đưa các nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá để giúp các em có cái nhìn đúng đắn trước những nguy hiểm của thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với học sinh.

Cần trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Vận động các em nói không với thuốc lá.  Các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần đều có nội dung tuyên truyền về tác hại thuốc lá và học sinh đã làm cam kết không tàng trữ, không sử dụng các chất gây nghiện, trong đó có thuốc lá. Thậm chí, một số trường còn thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thuốc lá trong các tiết học về kỹ năng sống. Nếu học sinh bị phát hiện hút thuốc lá trong trường học sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Nhằm hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá cần có nhiều buổi sinh hoạt hướng đến những hình ảnh về lối sống khỏe mạnh và tích cực thu hút các em tham gia. Không ai có thể lường hết tác hại của thuốc lá gây ra, đặc biệt đối với học sinh. Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở học sinh là việc làm cấp bách của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội

Ngoài sự phối hợp tích cực giữa nhà trường và gia đình, cần hơn nữa sự vào cuộc của các sở, ban ngành và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý cửa hàng buôn, bán thuốc lá tại các địa điểm quanh trường học. Xử lý nghiêm các hành vi bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng.

Dù quản lí chặt thế nào thì cũng cần ở các em nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với học sinh, các em cần có ý thức tránh xa thuốc lá, tránh xa những lời rủ rê lôi kéo.

Video liên quan

Chủ Đề