Vì sao trời nắng

 Những ngày đầu xuân 2019, nhiều người dân tưởng chừng như đang sống giữa mùa hè nắng gay gắt. Mùa xuân ở nước ta đang ngày càng ấm hơn?

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thống kê nhiệt độ trung bình cả năm từ năm 1976 đến nay tại trạm khí tượng Láng [Hà Nội] cho thấy, liên tiếp những năm gần đây nhiệt độ trung bình năm đều có xu hướng cao hơn. 

Ông Nguyễn Văn Hưởng

Nhiệt độ trung bình 10 ngày đầu tháng 2/2019 là 23,7 độ, đứng thứ hai trong chuỗi số liệu thống kê, xếp sau năm 2010 là 24,5 độ, tiếp theo là năm 2013: 21,1 độ. 

Lý giải về hiện tượng này, ông Hưởng cho biết, những năm gần đây, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời tiết các khu vực, trong đó có Việt Nam.

Quay trở lại những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nền nhiệt độ trung bình tháng cao hơn rõ rệt so với trung bình nhiều năm [TBNN] cùng thời kỳ.

Cụ thể tháng 11/2018 cao hơn TBNN là 2,3 độ, tháng 12/2018 cao hơn 1,7 độ và tháng 1/2019 cao hơn TBNN cùng thời kỳ là 1,3 độ. 

Những ngày đầu xuân Hà Nội nắng tưng bừng

Nguyên nhân do không khí lạnh năm nay hoạt động yếu hơn so với TBNN và tác động đến nước ta tần suất khá thấp, cụ thể như những ngày cuối tháng 1 và 10 ngày đầu tháng 2/2019 hầu như không có tác động đáng kể của không khí lạnh.

Một nguyên nhân khác nữa là do từ cuối năm 2018 bắt đầu tác động của hiện tượng El Nino. Thống kê những năm El Nino thường có nền nhiệt độ cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Trưởng phòng Dự báo khí hậu khuyến cáo, nhiệt độ tăng cao và sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động rất lớn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bà con nông dân cần phải thích ứng với bối cảnh này.

Cần theo dõi các thông tin dự báo thời tiết thường xuyên để có những biện pháp hạn chế tác động của thời tiết đến sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị khuyến nông, bảo vệ thực vật tại địa phương để có thể thay đổi cơ cấu mùa vụ, chăn nuôi...

Ông Hưởng nhấn mạnh, hiện tượng nóng lên toàn cầu có xu hướng gia tăng. Tác động của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết sẽ có những diễn biến ngày càng phức tạp, như nắng nóng sẽ gay gắt hơn hoặc mùa đông sẽ có những đợt rét có cường độ mạnh hay đợt ấm bất thường như vừa qua. 

 Ít nhất trong vòng 4-5 ngày tới, khu vực Hà Nội trưa chiều tiếp tục nắng tưng bừng, nhiệt độ cao nhất trong ngày duy trì ở mức 28-29 độ.

Thái An

khi trời nắng , ra ngoài đường tại sao thấy có bóng mình cũng đi theo . tại sao ?

Mùa hè, ban đêm trời nhiều sao thì thời tiết ngày hôm sau càng nóng hơn, vì sao?Về ban đêm, sao trên trời nhiều hay ít, có liên quan rất chặt chẽ với tình hình bầu trời lúc đó. Khi trời có mây, do sao thờng bị mây che khuất một phần, mặt khác ánh sao chiếu qua giọt nớc cũng bị phản xạ và bị hấp thu mất một phần độ sáng, vì thế từ dới đất nhìn lên ta thấy bầu trời rất ít các vì sao, ánh sáng các ngôi sao cũng yếu hơn. Nếu bầu trời quang mây, hơi nớc trên trời tơng đối ít, khiến từ mặt đất trông lên bầu trời ta sẽ thấy có rất nhiều ngôi sao. Về mùa hè, tại những khu vực chịu ảnh hởng của hệ thống khí áp cao nhiệt đới khống chế, không khí thờng vận động theo hớng đi xuống dới. Trong quá trình đI xuống, do khí áp dần dần tăng cao lên, thể tích không khí bị nén chặt lại, nhiệt độ sẽ cao dần lên, độ ẩm tơng đối trong không khí cũng nhỏ giảm dần đi, không khí trở nên tơng đối khô, do đó xuất hiện bầu trời trong xanh ngắt không có mây. Về ban đêm, nguồn bức xạ nhiệt từ Mặt trời không có, nhiệt độ Mặt đất nhanh chóng hạ xuống, tác dụng bốc hơi của nớc cũng giảm đi, nhiệt độ không khí tầng bên dới giảm thấp, tầng không khí càng trở nên khô và ổn định hơn, ngời ta sẽ nhìn thấy đợc nhiều vì sao trên bầu trời hơn. Vì lẽ đó, qua hiện tợng sao đêm mùa hè nhiều có thể phán đoán đợc rằng khu vực địa phơng mình đang chịu ảnh hởng của áp cao phó nhiệt đới. Do loại áp cao này khống chế, thời tiết phần nhiều là tạnh ráo, nắng, ít mây, ban ngày Mặt trời có thể chiếu rọi xuống mặt đất mạnh hơn, làm cho mặt đất nóng hơn. Hơn nữa khi loại áp cao này khống chế, thời tiết lại thờng ổn định, ít thay đổi. Trên cơ sở đó có thể phán đoán thêm là thời tiết ngày hôm sau sẽ nóng hơn. Đó là cơ sở để nói rằng "trời nhiều sao thì nắng...".

Vào những ngày nắng ráo, bầu trời không gợn chút mây, cả một khoảng không càng trở nên vô tận với một màu trong xanh. Vậy những đám mây đã đi đâu hết?

Trước những ngày nắng ráo, có thể là những ngày âm u hay nhiều mây. Những đám mây này hoặc biến thành những hạt mưa rơi xuống đất, hoặc bị gió to thổi bay đi. Một nguyên nhân khác, vào những ngày nắng ráo, thời tiết luôn khô hanh, lượng hơi nước trong không khí rất ít. Hơi nước chính là nguyên liệu chủ yếu để tạo mây, nên ngày nắng ráo sẽ không có hoặc có rất ít mây.

Hơn nữa, lượng hơi nước ấy còn phải nhờ đến luồng không khí hướng lên đưa lên cao, khi gặp lạnh mới ngưng tụ thành mây. Thế nhưng, áp suất không khí trong những ngày này tương đối ổn định, không có những luồng không khí hướng lên ấy, góp phần tạo nên hiện tượng bầu trời trong xanh.


Bầu trời xanh tại trang trại Estacado - Nam Mỹ [Ảnh: cielowind]

H.T [Theo Hiện tượng khí tượng]

Câu trả lời chính là độ ẩm cao trong không khí có thể khiến con người cảm thấy nóng bức hơn những ngày khô ráo. Điều này do độ ẩm [tức hàm lượng hơi nước có trong không khí] có thể gây khó khăn cho cơ thể khi muốn tản nhiệt thông qua quá trình đổ mồ hôi, theo website weather.gov của Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia của Mỹ [NWS].

Thông thường, cơ chế đổ mồ hôi cho phép cơ thể thải sức nóng ra môi trường bên ngoài, từ đó làm dịu bề mặt da và giúp chúng ta cảm thấy mát mẻ hơn. Tuy nhiên, độ ẩm lại ngăn cản những giọt mồ hôi bốc hơi, vì không khí xung quanh đã “ngậm” quá nhiều hơi nước và không thể tiếp nhận thêm.

Khi cơ thể không thể tỏa nhiệt theo cách tự nhiên, con người sẽ cảm thấy càng nóng và vô cùng khó chịu vì mồ hôi cứ đọng bên trên bề mặt da.

Nhiệt độ cao làm tăng khả năng điều tiết nhiệt độ liên quan đến độ ẩm, vì không khí nóng có thể giữ nhiều hơi nước hơn không khí lạnh. Theo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia của Mỹ, nhiệt độ tăng 0,55 độ C thì hơi nước trong không khí tăng thêm 4%. Điều này giải thích tại sao độ ẩm vào mùa hè gây khó chịu hơn mùa đông, dù số liệu như nhau.

Còn cảm giác ngạt thở là do phân tử hơi nước thay thế một số lượng nhỏ khí nitơ và ô xy trong không khí, khiến không khí thiếu ô xy hơn so với điều kiện bình thường. Bên cạnh đó, cơ thể đang chống chọi trước cái nóng, khiến chúng ta cảm thấy chật vật hơn khi hít thở, theo báo The Washington Post.

Xứng danh 'Thung lũng Chết': nhiệt độ lên đến 54 độ C

Trong khi giới khoa học chưa đặt ra ngưỡng độ ẩm an toàn, Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ [NOAA] xem độ ẩm tương đối từ 50% trở lên và nhiệt độ điểm sương trên 18 độ C là mức cao.

Tin tốt lành là cơ thể con người vẫn có thể thích ứng với mức nhiệt độ lẫn độ ẩm cao. “Cần trung bình từ 9 đến 14 ngày để cơ thể hoàn toàn thích nghi khi chuyển từ môi trường nhiệt độ thấp sang nhiệt độ cao, theo giáo sư Larry Kenney của Đại học bang Pennsylvania [Mỹ].

Tin liên quan

Hay nhất

Vì mặt trời rấtnóng => Mặt trời sáng => Mặt trời chiếutrái đất vào trái đất=> Đề bài

Video liên quan

Chủ Đề