Giá trị tổng vốn đầu tư là gì

30/05/2018 12:00:00 SA

 Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02,  Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá [Ký hiệu: TĐGVN 03] Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC  ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn: 

"Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản đối với nhà đầu tư theo những mục tiêu đầu tư đã xác định.

Giá trị đầu tư là khái niệm có tính chủ quan liên quan đến những tài sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt với những mục tiêu và/hoặc tiêu chí đầu tư xác định. Sự khác biệt giữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường của một tài sản là động lực để nhà đầu tư tham gia vào thị trường."

Khái niệm của tiêu chuẩn cũ có khác hơn: "Giá trị đầu tư là khái niệm có tính chủ quan liên quan đến những tài sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt, một nhóm các nhà đầu tư hoặc một tổ chức với những mục tiêu và/hoặc tiêu chí đầu tư xác định. Giá trị đầu tư của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó. Tuy nhiên giá trị thị trường có thể phản ánh nhiều đánh giá cá biệt về giá trị đầu tư của một tài sản cụ thể."

* Các khái niệm để tham khảo khác:

Theo Luật Đầu tư 2005:

1. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

3. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 

Khi tiến hành đầu tư kinh doanh của một dự án thì cần nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư đó, được gọi là vốn đầu tư. Có nhiều người thắc mắc khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư kinh doanh thì nguồn vốn đầu tư có phải vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không? Vậy vốn đầu tư là gì, đặc điểm của vốn đầu tư được thể hiện như thế nào? Bài viết sau đây xin cung cấp một số vấn đề pháp lý cơ bản về vốn đầu tư:

  • Thành lập công ty 100% vốn đầu tư tại Việt Nam

1.Vốn đầu tư là gì?

– Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.

– Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

– Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.

– Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.

– Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.

– Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư tiếng anh là gì?

– Vốn đầu tư [tiếng Anh: Capital Investment] là khoản tiền mà một doanh nghiệp nhận được để tiếp tục các mục tiêu kinh doanh, hoặc là khoản tiền công ty bỏ ra để mua các tài sản dài hạn.

2. Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ thường được dùng phổ biến và bao trùm hơn là vốn đầu tư nên nhiều người mặc định khi đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư dựa vào nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên do bản chất của hai nguồn vốn này là khác nhau nên không thể đồng nhất vốn đầu tư chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Bởi vốn đầu tư bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp [có thể là một phần hoặc toàn bộ], vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.

Do đó mà vốn đầu tư bao quát hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư có thể bỏ ra toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một phần vốn điều lệ để tiến hành kinh doanh bên cạnh các nguồn vốn huy động khác.

Trong một số trường hợp khi thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào việc thực hiện dự án đó mà không có huy động từ nguồn vốn nào khác thì khi đó, nguồn vốn đầu tư bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp này cũng không được đồng nhất khái niệm nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn điều lệ.

Ưu điểm của vốn đầu tư

Vốn đầu tư có thể linh hoạt tùy từng trường hợp thực hiện dự án đầu tư cụ thể. Doanh nghiệp khi tiến hành từng dự án thì vốn đầu tư sẽ khác nhau, do đó không thể đồng nhất vốn đầu tư là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Thành lập công ty

Do đó để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện dự án thì doanh nghiệp thực hiện có thể góp vào vốn đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp mình bên cạnh các nguồn vốn huy động đầu tư khác.

Trên đây là những vấn đề pháp lý về vốn đầu tư thực hiện dự án và những đặc điểm của nó để phân biệt với vốn điều lệ của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay đến 0965999345 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Tổng mức đầu tư của dự án là gì. Tổng mức đầu tư của dự án theo những phương pháp nào? Cách tính tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

Tổng mức vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Theo tính chất của các khoản chi phí: tổng mức đầu tư có thể được chia ra như sau:

Chi phí cố định [vốn cố định] gồm:

Chi phí xây dựng bao gồm:

  • Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
  • Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ [có tính đến giá trị vật tự, vật liệu được thu hồi [nếu có] để giảm vốn đầu tư].
  • Chi phí sản lấp mặt bằng xây dựng
  • Chi phí xây dựng công trình tạ, công trình phụ trợ phục vụ thi công [đường thi công, điện, nước...] nhà tạm tại hiện trưởng để ở và điều hành thi công [nếu có]

Chi phí thiết bị bao gồm:

  • Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ [gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công], chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.
  • Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container [nếu có] tại cảng Việt Nam [đối với các thiết  bị nhập khẩu], chi phí bảo quản, bảo dưỡng kho bãi tại hiện trường.
  • Chi phí lắp đặt thiết bị và thử nghiệp, hiệu chỉnh [nếu có].
  • Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình và các khoản chi phí khác có liên quan.

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất,...; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phòng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 12, TP.HCM

Chi phí quản lý dự án  bao gồm:

Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:

Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí lập báo cáo đầu tư [nếu có], chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế xây dựng công trình, chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

Chi phí khác:

Gồm các chi phí cần thiết không thuộc các khoản chi phí trên

Các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các khoản chi gián tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Các khoản chi phí này thường được thu hồi đều trong một số năm đầu khi dự án đi và hoạt động.

Vốn lưu động ban đầu:

Gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu [cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay trong vòng 1 năm] đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính:

  • Tài sản lưu động sản xuất [vốn sản xuất] gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất [nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ... đang dự trữ trong kho] và tài sản trong sản xuất [giá trị những sản phẩm dở dang]
  • Tài sản lưu động lưu thông [vốn lưu thông] gồm: tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông [thành phẩm hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gởi bán] và tài sản trong quá trình lưu thông [vốn bằng tiền, các khoản phải thu].

Vốn dự phòng:

Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã hiểu được tổng mức vốn đầu tư rồi đúng không nào? Chúc các bạn hiểu được về khái niệm này và vận dụng tốt trong công việc của mình

Video liên quan

Chủ Đề