Vì sao có bậc thợ 3 5 7

Ngày 26 tháng 12 năm 2019 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 15/2019/TT-BXD; hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng. Thông tư này có vai trò rất quan trọng trong công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng.

Để thực hiện việc tính chi tiêt giá nhân công theo Thông tư số 15/2019/TT-BXD; Sở xây dựng các tỉnh thành phố đã đều đã ban hành các Văn bản về công bố đơn giá nhân công trên địa bàn. Tuy nhiên khi áp dụng, người dùng gặp 1 số vướng mắc đó là hầu hết trên các Công bố đều ban hành các mức lương bậc thợ trung bình; vậy các bậc nhân công khác được tính toán thế nào. Ở bài viết này dự toán Eta sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Hệ số giữa các bậc nhân công trong cùng 1 nhóm 

Như các bạn đã biết, thông tư 15/2019/TT-BXD quy định nhân công xây dựng được chia làm 11 nhóm cơ bản; người ra có thêm các nhóm nhân công đặc thù khác như kỹ sư, thuyền trưởng, thợ lắn .v.v. Thông tư cũng hướng dẫn việc tính giá nhân công các bậc thợ dựa trên mức lương nhân công bậc thợ trung bình dựa trên các hệ số. Bảng hệ số được quy định tại phụ lục số 6 của Thông tư

Về cách tính toán ta sẽ áp dụng các tính theo công thức đường chèo trong toán học.

Cụ thể như sau

Lncx= [Lnctb*hsX]/hstb

Trong đó

  1. Lncx là lương nhân công cần tính.
  2. Lnctb là mức lương nhân công bậc trung bình được ban hành.
  3. hsX là hệ số của bậc nhân công cần tính.
  4. hstb là hệ số của nhân công bậc trung bình.

Để cụ thể hơn ta sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể

Ngày 19 tháng 3 năm 2021 Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 63/QĐ-SXD; về việc công bố đơn giá nhân công tỉnh Bình Thuận năm 2021.

Ta sẽ tính mức lương bậc 3,0/7 nhóm 1 tại Vùng II [ Thành phố Phan Thiết  theo Quyết định số 63/QĐ-SXD với mức lương trung bình bậc 3,5/7 là 207.903 đồng/ ngày công.

Ta sẽ dùng lương nhân công bậc thợ 3,5/7 nhân với hệ số của nhân công bậc 3,0/7 rồi chia cho hệ số của nhân công bậc 3,5/7.

Cụ thể ở đây ta có Hệ số lương của Thợ 3,0/7 là 1,39.

                              Hệ số lượng của Thợ 3,5/7 là 1,52.

Tính toán

   

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn tính chi tiết các bậc nhân công theo hướng dẫn tại thông tư số 15/2019/TT-BXD về hướng dẫn tính giá nhân công. Hy vọng bài viết dễ hiểu và giúp ích cho các bạn.

Trong quá trình áp dụng nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ với

Mobile – Zalo : 0916946336 [ Trịnh Đỗ ]

Có liên quan

Ðề: Giải đáp về xếp bậc thợ đối với công nhân!

Em thì em nghĩ thế này: các bác cho ý kiến nhé

Bậc 7 là bậc cao nhất của người công nhân [gồm nhiều ngành nghề, trừ công nghiệp nhẹ là 6 bậc ex : may...].

bậc 1/7 và 2/7 chưa được gọi là thợ ,chỉ là thợ phụ thôi.

Từ bậc 3/7 trở đi mới được gọi là thợ [công nhân].

Các trường TH nghề đào tạo ra CN bậc 3/7, và Cao đẳng nghề thì đào tạo ra CN bậc 4/7; Đại học thì bậc 5/7 . Tuy nhiên có những người CN không hề qua trường lớp chuyên nghiệp nhưng củng có thể đạt trình độ tương đương 7/7 , vì họ được đào tạo bằng thực hành nhiều , và những người thầy của họ không ai khác hơn , là bạn bè và đồng nghiệp .

Nhưng họ có thể có một tấm bằng hẳn hoi nếu họ đi thi lấy bằng nghề , tại những Trung tâm dạy nghề , tương ứng với ngành nghề của họ , và đương nhiên họ phải đăng ký và sẻ được trang bị thêm một số kiến thức về lý thuyết cơ bản .

Và cuối cùng e muốn nói rằng : muốn đánh giá tay nghề bậc mấy , thì tùy thuộc vào từng ngành nghề , sẻ có mổi tiêu chí chuyên ngành khác nhau , nhưng quan trọng là khi đánh giá thì phải thật trung thực thì mới có kết quả chính xác

Video liên quan

Chủ Đề