Vì sao học sinh phải học thêm

Xung quanh câu chuyện dạy và học thêm đang diễn ra hiện nay, độc giả Vyvyck08 chia sẻ những bất cập tồn tại: "Hồi năm cấp ba, tôi là học sinh giỏi Tiếng Anh và cô chủ nhiệm lớp tôi cũng là giáo viên dạy ngoại ngữ. Tôi cảm thấy học phụ đạo môn này là không cần thiết đối với mình, nên lúc đó tôi đã loại môn Tiếng Anh ra khỏi danh sách các môn đăng ký học phụ đạo. Sau đó, tôi được cô giáo gọi lên, yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với phụ huynh. Sau đó, tôi buộc phải tham gia lớp học thêm Tiếng Anh. Đăng ký học phụ đạo được coi là hình thức tự nguyện, nhưng bản chất vẫn là bắt buộc bằng cách này hay cách khác".

Bạn đọc NCT lại chỉ ra một khía cạnh bất hợp lý khác trong việc tổ chức các lớp học phụ đạo: "Dù mang tiếng là hình thức tự nguyện nhưng nếu học sinh không học thêm thì sẽ bị thiếu kiến thức. Nghịch lý là chỗ trên lớp học sinh không được dạy, hoặc dạy thiếu kiến thức. Bởi nếu thầy cô dạy đủ chương trình, thì đâu có lý do gì phải mở thêm lớp phụ đạo. Thầy cô sẽ biết dạy học sinh cái gì trong khi chương trình học chính khóa đã dạy đủ hết. Tôi từng đi học phụ đạo vài lần, chủ yếu giáo viên cho học Văn mẫu và Toán tủ. Đến khi kiểm tra, học sinh được học từ trước nên dễ dàng đạt điểm cao. Còn những em tự học sẽ phải giải vất vả hơn nhiều".

>> 'Khó đạt điểm Toán trên trung bình nếu không học thêm'

Cũng phải mất nhiều thời gian đi học thêm dù không hề mong muốn, độc giả Chán học chia sẻ câu chuyện bản thân: "Tôi tốn hàng nghìn giờ của tuổi thơ vào việc học thêm, để:

- Không bị cô giáo trù.

- Làm được các bài kiểm tra mà cô chỉ dạy trong lớp học thêm.

- Bạn nào cũng đăng ký học thêm, nên bố mẹ sợ tôi bị bỏ xa.

Đến năm lớp chín, tôi mất hết đam mê học hành. Hàng ngày tan học không được nán lại một chút ăn quà vặt với bạn bè mà phải đi học thêm. Cuối tuần cũng kín lịch học phụ đạo, không có thời gian đi đá bóng, đi xem phim. Thi vào lớp 10, tôi đỗ nhưng vẫn tìm đường sang châu Âu. Chọn trường THPT dễ nhất có thể, rồi cứ đến kỳ thi làm bài vừa đủ điểm là xong. Không một giờ học thêm, không đêm nào ôn bài quá 22h, thời gian rảnh học lập trình và rèn luyện phát triển bản thân. Trước khi tốt nghiệp cấp ba, tôi đã có công việc thực tập ở một công ty công nghệ. Sau năm buổi phỏng vấn, không ai hỏi tôi bằng cấp hay nhưng kiến thức học thuộc. Họ chỉ nói: "Đây là một vấn đề. Bạn hãy dùng ngôn ngữ lập trình để giải quyết nó và giải thích quá trình suy nghĩ của bạn...".

Nhấn mạnh nguyên nhân sâu xa của việc tồn tại những lớp học thêm, bạn đọc Cao trieudinh cho rằng: "Việc học phụ đạo hay việc lạm thu đầu năm học chỉ là phần ngọn của vấn đề. Có ai trả lời được câu hỏi tại sao lương giáo viên lại thấp so với các ngành nghề khác trong khi họ phải bỏ rất nhiều công sức, chất xám, thời gian để hoàn thành công việc? Theo tôi, giải quyết được vấn đề thu nhập của giáo viên là cốt lõi của ngành giáo dục. Một khi lương đủ sống sẽ không giáo viên nào muốn dạy thêm. Khi lương đủ sống, cho phép giáo viên có điều kiện học hỏi để phát triển bản thân mình hơn, yêu nghề hơn và tự trọng hơn. Khi lương giáo viên cao sẽ có nhiều sinh viên giỏi thi vào Sư phạm hơn và sẽ đào tạo được nhiều giáo viên chất lượng hơn".

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Thành Lê tổng hợp

Đời tôi lãng phí những lớp học thêm

Con tôi học thêm đạt loại giỏi, không học chỉ loại khá

Dạy thêm và học thêm một phần cũng xuất phát từ "cung và cầu" của chính xã hội và một phần không nhỏ do bệnh thành tích, xuất phát bởi tư duy trọng bằng cấp của xã hội....

  • Quan điểm nhận cơn mưa đồng tình của nữ Tiến sĩ: Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ!

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc còn có bút danh quen thuộc là Penci Black, được độc giả biết tới với những tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống đời thường như: "Miếu thành hoàng" [năm 2003], "Những hẻm phố Sài Gòn" [năm 2015], "Hồn quê trong phố" [năm 2019],...

Ngoài mảng truyện ngắn, anh Bùi Ngọc Phúc còn là tác giả của nhiều bài viết rất hay và tâm huyết về lĩnh vực giáo dục. Cuốn sách "Cùng con bước qua các kỳ thi" [xuất bản năm 2019] của anh và đồng tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải từng được phụ huynh đón nhận nồng nhiệt.

Mới đây, anh Bùi Ngọc Phúc đã chia sẻ quan điểm về việc nhiều phụ huynh cho con đi học thêm khi mới ở bậc tiểu học. Quan điểm của anh nhận về không ít sự đồng tình vì phản ánh đúng thực trạng học tập ngày nay. Chúng tôi xin được chia sẻ lại bài viết của anh:

Thưa các phụ huynh, ngay ở bậc tiểu học nhiều học sinh ngoài giờ học trên lớp đã quá quen với việc học thêm. Điều này khá phố biến ở các thành phố lớn trong cả nước. Cả một xã hội lao vào học thêm hàng chục năm qua, dù Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như các địa phương từng ra nhiều văn bản hướng dẫn về dạy thêm, học thêm. Các Sở ban ngành đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, nhưng thực trạng dạy thêm và học thêm vẫn diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Khi thì bùng phát mạnh mẽ, lúc lại giống như làn sóng ngầm nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.

Theo tôi cái gì tồn tại đều có lý do của nó. Dạy thêm và học thêm một phần cũng xuất phát từ "cung và cầu" của chính xã hội và một phần không nhỏ do bệnh thành tích, xuất phát bởi tư duy trọng bằng cấp của xã hội. Thực trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, các lớp học thêm mở công khai hay lén lút, núp bóng các trung tâm gia sư, trung tâm bồi dưỡng giáo dục chủ yếu vì mục đích kinh doanh là điều đáng bàn.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ bàn đến một thực tế, tại sao phụ huynh tự nguyện cho con đi học thêm từ bậc tiểu học với hai nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

  • Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học

Nguyên nhân chủ quan: Sợ con không hiểu bài

Ở bậc Tiểu học, điều thấy rõ nhất ở đa số học sinh, đặc biệt các bạn trai đều có sự mất tập trung khi nghe giảng. Bố mẹ nào có con mới vào lớp 1, lớp 2 chắc thường xuyên gặp phải tình huống con mất đồ dùng học tập, quên không làm bài tập về nhà hoặc mải nói chuyện riêng nên chép bài không kịp.

Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến lực học của các con không đạt kết quả như mong muốn. Vậy nên việc nhiều gia đình lựa chọn gia sư hoặc đưa con mình đến nhà các cô học thêm là điều tất yếu. Một nguyên nhân dẫn đến việc phụ huynh chủ động xin cho con học thêm xuất phát từ việc sợ con học đuối so với các bạn trong lớp. Nhiều phụ huynh luôn có tâm lý so sánh kết quả học tập của con với các bạn khác trong lớp, trong trường. Thậm chí so sánh con với các bạn cùng lứa tuổi ở các trường khác dẫn đến bệnh thành tích và tự tạo sức ép cho con phải học thêm nhiều để thành tích thật cao.

Thực tế có phụ huynh buộc phải cho con đi học thêm, dù không muốn vì chính cô giáo gợi ý, o ép. Họ sợ con bị cô giáo "trù" hoặc con sẽ bị điểm kém hơn so với các bạn học thêm ở nhà cô. Bên cạnh đó cũng có nhiều học sinh đi học thêm nhằm bù đắp lỗ hổng kiến thức hoặc học nâng cao kiến thức để phát huy khả năng của bản thân.

Có trường hợp dù cô giáo nói con học trên lớp ổn rồi, nhưng bố mẹ vẫn ép con mình đi học thêm khắp nơi, bởi gia đình nghĩ học như vậy là chưa đủ. Nhiều phụ huynh ngay khi bước vào kì nghỉ hè đã xin cho con học thêm "học kì 3" vì sợ con thua kém các bạn.

Việc học thêm ở bậc Tiểu học cần được phụ huynh cân nhắc kỹ để phân bổ thời gian học và nghỉ ngơi của con, tránh tình trạng con bị mệt mỏi dẫn đến chán học.

Nguyên nhân khách quan: Tình trạng quá tải học sinh

Nguyên nhân khách quan dẫn đến lỗ hổng kiến thức của học sinh Tiểu học khiến bố mẹ muốn con đi học thêm, đó là tình trạng quá tải sĩ số học sinh ở các lớp học. Theo quy định, sĩ số không quá 35 học sinh một lớp học ở bâc Tiểu học dường như không bao giờ thực hiện được. Điều này thấy rõ ở hầu hết các trường Tiểu học khu vực thành thị. Đặc biệt, tình trạng quá tải học sinh xảy ra ở các thành phố lớn có tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa cao như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Do sĩ số trên lớp quá đông nên việc tiếp thu bài của nhiều con bị hạn chế, thời gian trên lý thuyết để các con hoàn thành môn Toán, Tiếng Việt và thời gian thực sự các con tiếp thu kiến thức có sự chênh nhau không hề nhỏ. Như vậy, với thời lượng trên lớp học không được nhiều, cộng với nguyên nhân sĩ số lớp đông, giáo viên không thể dành 100% thời gian dạy học để truyền đạt kiến thức các môn theo chương trình, dẫn đến thực trạng nhiều học sinh hổng kiến thức khá phổ biến.

Đó là nguyên nhân nhiều con luôn viết chậm, sai lỗi chính tả, kém môn Tiếng Việt, kém môn Toán dẫn đến chán học. Hệ lụy của việc hổng kiến thức từ trên lớp khiến con ngày càng sợ học, nhất là khi nội dung kiến thức nhiều hơn. Nhiều con đi học nhưng không hiểu bài trên lớp sẽ chán học, thậm chí có con bị trầm cảm học đường ngay từ lớp 1.

Phụ huynh thấy con mình học kém, ngay lập tức giúp con làm bài tập ở nhà, để bù đắp lỗ hổng kiến thức trên lớp. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng có thời gian, sự kiên nhẫn và khả năng dạy học cho con và việc chọn nơi học thêm cho con là điều tất yếu.

Việc dạy thêm cần được nhìn nhận đúng thực tế, tránh trình trạng "vơ đũa cả nắm", đổ lỗi cho việc dạy thêm chỉ để các thầy cô kiếm thêm thu nhập, dẫn đến việc cấm dạy thêm học thêm một cách máy móc gây ra nhiều làn sóng học thêm "ngầm" trong thời gian qua.

Thiết nghĩ nếu ngành giáo dục giải quyết được bài toán quá tải học sinh trong một lớp học bậc Tiểu học, một lớp học không quá 35 học sinh, chắc chắn chất lượng giảng dạy trên lớp sẽ tăng lên, học sinh và phụ huynh không phải lo tìm lớp học thêm. Phụ huynh cần cân đối thời gian học của con mình, giảm sự kỳ vọng một cách thái quá, có như vậy tình trạng học thêm mới giảm. Tuy nhiên những điều đó không thể giải quyết một sớm một chiều.

Mỗi năm dân số ở các đô thị vẫn không ngừng tăng, tình trạng quá tải sẽ lặp lại, điều này khiến học sinh bước vào năm học mới vẫn phải đối mặt với áp lực học hành. Tình trạng học thêm vì thế cũng không ngừng tăng theo năm tháng.

Anh Tây tưởng Tiếng Việt dễ nên nhào vào học thử: Mới được vài ngày đã mếu máo nói 1 câu đầy bất lực, “tấm chiếu chưa trải” là đây!

Video liên quan

Chủ Đề