Tại sao bị đái buốt

Ở cả nam và nữ giới, hiện tượng tiểu buốt gây nhiều phiền hà, khó chịu trong sinh hoạt đời sống hằng ngày. Vậy nguyên nhân tiểu buốt là do đâu. Mời bạn đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm nhé.

Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới

Các bệnh lý phụ khoa, nam khoa nguyên nhân bị tiểu buốt

Các bệnh lý phụ khoa rât thường gặp ở nam và nữ giới đang ở độ tuổi sinh hoạt tình dục đây là nguyên nhân gây tiểu buốt hay gặp nhất

Các bệnh phụ khoa

Viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm phần phụ là những bệnh phụ khoa thường gặp, do nhiều nhóm nguyên nhân dẫn tới như môi trường ô nhiễm, vệ sinh không sạch sẽ hoặc nguồn nước tắm rửa bị bẩn, vệ sinh kém trong chu kỳ kinh nguyệt, quan hệ tình dục quá sức, không lành mạnh... tạo những yếu tố thuận lợi cho vi trùng, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập gây viêm nhiễm.

Đây là nguyên nhân tiểu buốt chiếm tỷ lệ cao ở phái nữ.

Các bệnh lý này thường có biểu hiện triệu chứng như:

  • Ra nhiều khí hư, khí hư có màu sắc bất thường và mùi hôi khó chịu
  • Ngứa rát ở bộ phận sinh dục
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiểu rát buốt, tiểu gắt, tiểu khó có thể lẫn máu

Các bệnh nam khoa

Các bệnh nam khoa phổ biến như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, các bệnh lý ở tinh hoàn, mào tinh hoàn [viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh..] đều là một trong những nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới. Ngoài ra, tùy từng bệnh lý mà có những triệu chứng biểu hiện khác nhau.

Nguyên nhân bị tiểu buốt

Những dấu hiệu chung khác dễ thấy như:

  • Tinh hoàn, mào tinh hoàn bị sưng đỏ, bìu sưng đỏ, đau
  • Có dịch chảy ra từ dương vật
  • Đi tiểu thường xuyên, đau ở bụng dưới hoặc lưng

Nếu chủ quan xem nhẹ nguyên nhân gây tiểu buốt này, biến chứng của các bệnh phụ khoa, nam khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ như vô sinh, hiếm muộn, sinh lý yếu…

Bệnh tiền liệt tuyến nam giới là nguyên nhân đái buốt

Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt [phì đại tuyến tiền liệt]…là những bệnh thường xảy ra với nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh có thể do vi khuẩn, nấm candida xâm nhập gây viêm nhiễm, rối loạn hệ miễn dịch hoặc bị các tác nhân khác ngoài vi khuẩn gây nên như sỏi tiết niệu, xung huyết tuyến tiền liệt...

Các bệnh về tuyến tiền liệt thường có các triệu chứng:

  • Tiểu gắt, đái buốt ra máu đau bụng dưới, đau lưng, tiểu lắt nhắt nhiều lần không thành dòng mà nhỏ xuống dưới chân
  • Giảm ham muốn nhu cầu tình dục
  • Mệt mỏi, sốt, hay ớn lạnh
  • Đau ở dương vật, tinh hoạt, đai ở giữa dương vật và trực tràng

Các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới cần được phát hiện chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng như vô sinh, chức năng thận suy giảm…Nếu được điều trị đúng phương pháp, có thể tiến triển tốt và kết thúc điều trị trong vòng 2 tháng.

Nguyên nhân tiểu buốt do bệnh nữ giới

U xơ tử cung, u nang buổng trứng, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng…là những bệnh có thể gặp ở phụ nữ. Đây cũng là những nguyên nhân tiểu buốt ở nữ giới, triệu chứng tiểu buốt thường xuất hiện sớm, do vậy, cần phải thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh lý có thể mắc phải.

Những triệu chứng tiểu buốt thường gặp:

  • Bị tiểu buốt, nóng rát, ngứa ngáy khó chịu
  • Tiểu nhiều, tiểu rắt
  • Nước tiểu đục, mùi khai nồng, có thể lẫn máu

Ảnh hưởng lớn nhất mà bệnh nữ giới đó chính là khả năng sinh con của người bệnh. Các bệnh lý ung thư nếu phát hiện muộn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây tiểu buốt do các bệnh nữ giới

Cơ thể bị nhiệt

Đối với những người hợp không do viêm nhiễm, cơ thể nóng trong tại sao đi tiểu xong lại bị buốt kèm tiểu rắt, nước tiểu vàng, nặng mùi. Các triệu chứng thì ít tăng nặng theo thời gian nhưng hay bị tái phát vì thế các mẹo chữa tiểu buốt cũng khá hiệu quả ở trường hợp này.

Ngoài ra, những người có cơ địa nhiệt sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Cảm giác háo khát, hay nhiệt miệng
  • Dễ nổi mụn nhọt, mẩn ngữa
  • Hay bị táo bón

Trong những trường hợp này, nếu không điều trị sẽ có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm nặng hơn triệu chứng đái buốt, đái rắt và điều trị phức tạp, lâu ngày hơn.

Trên đây là 4 nguyên nhân tiểu buốt chính mà bạn nên chú ý, khi gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, bạn nên chủ động hẹn khám bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất và có các liệu trình điều trị kịp thời.

Dược sĩ Thu Hoài

Cảm giác đau, rát, buốt khi đi tiểu không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn là cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng đi tiểu bị đau là gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, tránh nguy hại cho sức khỏe? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân khiến đi tiểu bị đau

Đi tiểu bị đau là cảm giác đau buốt và nóng rát trong khi quá trình tiểu [từ lúc bắt đầu đến lúc tiểu xong]. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là do viêm nhiễm hoặc một số vấn đề sức khỏe.

Viêm đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Theo đó, các loài vi khuẩn như E.coli, Proteus hay vi khuẩn lậu xâm nhập vào ống niệu đạo và gây viêm đường tiết niệu, không chỉ gây nóng rát khi đi tiểu mà đôi khi còn xuất hiện mủ trong nước tiểu.

Viêm bàng quang

Vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu và lan đến bàng quang. Lúc này, ngoài cảm giác đau buốt và nóng rát, bạn có thể cảm nhận được sự đau tức ở vùng bụng dưới trong mỗi lần đi tiểu, thậm chí có thể gây đi tiểu ra máu.

Đi tiểu bị đau do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến người bệnh cảm thấy đau buốt và khó chịu

Viêm thận, sỏi thận

Đi tiểu bị đau cũng là dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề [bị viêm thận, sỏi thận]. Cụ thể, sỏi thận gây cảm giác đau đớn khi đi tiểu là do những viên sỏi trong thận cản trở “đường đi” của dòng nước tiểu, khiến nước tiểu khó hay thậm chí là không chảy xuống được niệu quản bàng quang để ra ngoài.

Tương tự, khi thận bị viêm, quá trình bài tiết nước tiểu sẽ gặp khó khăn, khiến bạn bị đau khi đi tiểu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng của thận bị thuyên giảm [suy thận], đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Tình trạng đi tiểu bị đau ở nam giới có thể là do viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Bởi nước tiểu muốn thoát ra ngoài phải đi qua tuyến tiền liệt, nếu tuyến bị viêm hay phì đại thì sẽ cản trở quá trình này. Lúc này, không chỉ đau và khó chịu, người bệnh còn gặp tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu không chảy thành dòng mà nhỏ từng giọt,…

Khi tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại, cần được thăm khám và điều trị tích cực. Bởi không chỉ gây bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại còn ảnh hưởng đến chức năng tình dục và khả năng sinh sản của nam giới.

Nam giới bị đau khi đi tiểu có thể do bị viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Bí tiểu

Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi. Bí tiểu là cảm giác đau buốt, kèm theo đó là không thể tiểu được, hoặc nếu tiểu được thì chỉ cho ra vài giọt nước tiểu. Nguyên nhân gây bí tiểu có thể là do bàng quang bị căng tức, sỏi niệu đạo, u tuyến tiền liệt,…

Các nguyên nhân khác

  • Ảnh hưởng tâm lý: Gặp căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập,…

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê,…

  • Chấn thương vùng kín: Gặp tai nạn dẫn đến chấn thương vùng bìu, dương vật, âm đạo,…

  • Dị ứng với thuốc: Thuốc hóa trị ung thư, thuốc tránh thai, các dung dịch vệ sinh,… có thể chứa một số thành phần gây dị ứng, khiến người dùng bị đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.

  • Sinh hoạt tình dục quá độ và không vệ sinh vùng kín sau mỗi lần quan hệ.

  • Bị nhiễm các bệnh lây truyền qua tình dục như bệnh lậu, bệnh Chlamydia,…

2. Đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh gì?

Như đã nói, đi tiểu bị đau không chỉ gây khó chịu mà còn là cảnh báo một số vấn đề sức khỏe không được chủ quan.

Đi tiểu bị đau cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, tuyệt đối không được bỏ qua

Bệnh đường niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt

Nếu xuất hiện cảm giác đau buốt từ lúc bắt đầu đi tiểu đến lúc gần tiểu xong hoặc đã tiểu xong thì đây là những cảnh báo liên quan đến các bệnh về đường niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt.

Viêm nhiễm thận

Song song với cảm giác đau buốt, nếu người bệnh bị sốt [38 - 40 độ C] thì rất có thể đường tiểu và thận đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

Sỏi thận

Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tắt tia nước tiểu khi đang đi tiểu, kèm theo đó là đau tức vùng bụng dưới là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận.

3. Cách điều trị tình trạng đi tiểu bị đau

Tình trạng này có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm nên cần có giải pháp điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp gây ra biến chứng nặng nề lên các cơ quan như bàng quang, thận hoặc làm thuyên giảm khả năng tình dục ở nam giới [xuất tinh sớm, hiếm muộn, vô sinh,…]. Tùy nguyên nhân mà có cách điều trị tình trạng đau buốt khi đi tiểu cho phù hợp.

Tùy nguyên nhân mà có cách điều trị tình trạng đau buốt khi đi tiểu để bảo đảm an toàn cho sức khỏe

Nếu do viêm nhiễm

Nếu bác sĩ xác định tình trạng đi tiểu bị đau do viêm nhiễm thì sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị nội khoa để chống viêm, kháng khuẩn và làm thuyên giảm cảm giác đau buốt, giúp người bệnh dễ chịu hơn trong mỗi lần đi tiểu.

Nếu do sỏi

Nếu cảm giác đau buốt khi đi tiểu xuất phát từ nguyên nhân sỏi trong thận, trong niệu đạo, trong bàng quang,… thì bác sĩ có thể cho dùng thuốc đặc trị hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.

Nếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Người bệnh có thể thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình hình. Theo đó, những việc cần làm bao gồm:

  • Uống đủ nước [2 lít/ngày], hạn chế uống nước trước khi đi ngủ vào ban đêm để tránh bị thức giấc vì buồn tiểu.

  • Ăn đủ chất, tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, thức ăn cay nóng,…

  • Không nhịn tiểu, đi tiểu bất cứ lúc nào có cảm giác muốn tiểu. Tốt nhất nên tạo thói quen đi tiểu vào những giờ cố định trong ngày.

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau mỗi lần quan hệ.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đi tiểu bị đau và làm sao để khắc phục. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm, tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề